Site icon Hỗ Trợ Vay

Brexit là gì? Tại sao Anh lại rời khối liên minh Châu Âu EU?

Sự kiện Brexit mặc dù đã len lỏi từ rất lâu trong lòng nước Anh vào năm 2012, nhưng mãi đến thời gian gần đây từ khoá Brexit là gì mới thật sự được quan tâm trên toàn thế giới. Bởi Brexit không chỉ đơn thuần là một sự kiện chính trị nội bộ của Anh, của khối liên minh Châu Âu (EU) mà còn ảnh hướng đến tình hình kinh tế của cả thế giới. Trong đó, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Brexit. Vậy Brexit là gì?

1. Brexit là gì?

Brexit là từ viết ghép của “Britian” – Vương quốc Anh và “Exit” – Sự ra đi. Brexit là từ ám chỉ cho việc Vương quốc Anh rời khỏi khối Liên hiệp Châu Âu (EU).

Việc dùng từ ghép không phải được sử dụng lần đầu tiên mà trước đó. Vào năm 2012, khi mà Greece (Hy Lạp) rơi vào cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng. Khi đó, người ta đã dùng từ ghép “Grexit” để ám chỉ việc Hy Lạp có thể phải đối mặt với việc bị rời ra khỏi EU.

2. Tại sao Anh lại rời bỏ liên minh EU?

Có nhiều lý do để Anh quyết định rời khỏi EU nhưng nhìn chung vẫn nằm trong phạm vi những lý dưới đây là quan trọng nhất trong việc ra quyết định Brexit:

2.1. Sự khủng hoảng dân nhập cư

Việc Anh tham gia vào Cộng đồng kinh tế Châu Âu – EEC (tiền thân của EU) năm 1973 đã khiến cho cuộc nhập cư vào Anh diễn ra một cách mạnh mẽ. Chính điều đó đã làm mất đi những bản sắc văn hoá của Anh Quốc, đồng thời kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.

Trong đó, nổi bật nhất vẫn là sự trỗi dậy của các phần tử cực đoan Hồi giáo, làm cho tình hình chính trị tại Xứ sở sương mù dần dần bị mất kiểm soát.

2.2. Tình hình chính trị nội bộ bất ổn

Anh cũng giống như những quốc gia khác ở Lục địa già có nhiều Đảng phái. Tại chính trường Anh, có 2 đảng chiếm phần lớn là Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động. Ngay cả các chính trị gia cũng thể hiện những quan điểm khác nhau về việc nước Anh có nên rời khỏi Liên Minh Châu Âu hay không?

2.3. EU đã lấy của Anh nhiều tỷ bảng mỗi năm

Theo số liệu thống kê vào năm 2015, Anh đã đóng góp 8,5 tỷ bảng Anh vào Ngân sách của EU. Khoảng đóng góp này tương đương 12,57% ngân sách của tổ chức này, đứng sau Pháp và Đức.

Người dân Anh tin rằng việc Anh là thành viên của EU là một gánh nặng của quốc gia này khi mà EU đưa ra quá nhiều điều luật hà khắc áp đặt lên Vương quốc Anh. Số liệu từ Open Europe đã chỉ ra 10 điều luật mà EU đưa ra đã làm cho Anh tốn 33,3 tỷ bảng.

2.4. Những nguyên nhân khách quan khác dẫn đến Brexit

Sự thật là EU cũng đã mang lại cho Anh rất nhiều lợi ích như việc làm, vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần lớn người ta chỉ nhắc đến những thiệt thòi hơn là những cái có được. Những thiệt thòi mà họ liệt kê ra gồm có những vấn đề liên quan đến gánh nặng môi trường, luật pháp, giao thương và quan trọng nhất là vấn đề vị thế, tự chủ của nước Anh trên trường quốc tế.

3. Toàn cảnh quá trình nước Anh thực hiện Brexit

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nền kinh tế của các quốc gia Châu Âu bị kiệt quệ và một ý tưởng thành lập nên một liên minh ở Châu Âu ra đời vào năm 1945.

Năm 1951, Cộng Đồng Gang Thép Châu Âu (ECSC) được thành lập, Anh từ chối tham gia liên minh này.

Năm 1957, Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (ECC) được thành lập bởi 6 quốc gia: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức. Nước Anh lại tiếp tục từ chối lời mời là thành viên của ECC.

Chứng kiến Pháp, Đức hồi phục kinh tế một cách mạnh mẽ, Anh quyết định nộp đơn xin gia nhập ECC vào năm 1961 nhưng bị từ chối bởi Tổng thống Pháp vào năm 1963, 1967. Tuy nhiên, đến năm 1973 thì Anh mới được chính thức được phép trở thành viên của ECC.

Năm 1975, người dân Anh đòi rời khỏi ECC do những nguyên nhân bên trên. Lúc này thì một cuộc trưng cầu ý dân diễn ra và tỷ lệ chọn ở lại ECC là 67%.

Năm 1992, chứng kiến đồng bảng Anh liên tục bị tấn công đầu cơ. Lúc này, Bộ trưởng bộ Tài chính Anh Norman Lamont quyết định rút nước Anh khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái (Exchange Rate Mechanism) của châu Âu. Sau đó, họ vẫn dùng đồng tiền bảng Anh và từ chối sử dụng Euro làm đồng tiền chung.

Sau đó, mặc dù những vấn đề khác giữa EU và Anh vẫn tốt đẹp những vẫn còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn ngầm bên trong. 

Kể từ năm 2010 trở đi, chứng kiến Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ và tình trạng nhập cư một cách mất kiểm soát, người dân Anh lại tiếp tục phong trào đòi rời khỏi EU. Một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2016.

KẾT QUẢ: Ra đi là 52% và Ở lại là 48%. Anh chính thức tuyên bố chuẩn bị thoả thuận Brexit để rời khỏi EU.

4. Sự kiện Brexit tác động đến thế giới như thế nào?

4.1. Brexit tác động đến nước Anh

Bước đầu, khi Brexit xảy ra thì nước Anh chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, chính trị, quân sự và đối ngoại. Mặc dù được tự chủ trong quá trình đám phán nhưng các đối tác lớn vẫn thích EU hơn là một quốc gia riêng lẻ Anh.

Sau cuộc bầu cử trưng cầu ý dân, tỷ lệ 52% – 48% đã cho thấy tình hình phân hoá chính trị một cách rõ ràng trong nội bộ quốc gia này và nó cũng là vấn đề lớn cần phải giải quyết hậu Brexit.

4.2. Brexit tác động đến EU

Thời kỳ “mặn nồng” giữa Anh và EU, nền kinh tế của quốc gia này đã chiếm 1/6 GDP của EU, 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn EU. Chưa hết, các đối tác thương mại trước đó cũng giảm hẳn rõ rệt.

Sự kiện Brexit được coi là một đòn mực mạnh vào một Khối liên minh chung EU, nhằm phục vụ lợi ích của các quốc gia thành viên.

4.3. Brexit tác động đến thế giới

Các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề Brexit là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc nữa. Cụ thể:

Hoa Kỳ từ lâu có giao thương thương mại rất chặt chẽ với EU, việc Anh rời EU sẽ khiến cho thị trường của EU giảm rõ rệt. Điều này làm cho Hoa Kỳ phải quay sang đàm phán với các quốc gia khác bên trong khối EU.

Với Nhật Bản thì Brexit sẽ mang lại kết quả xấu cho các khoản đầu tư của Nhật Bản tại Anh. Brexit làm cho đồng yên tăng giá chóng mặt, điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến các chính sách kinh tế – đối ngoại của lãnh đạo của đất nước mặt trời mọc.

Cũng giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng có mối liên hệ làm ăn với EU, việc Anh không còn là thành viên của tổ chức này cũng làm cho Trung Quốc phải thay đổi chính sách để thích nghi trong thời gian ngắn.

4.4. Brexit tác động đến Việt Nam

5. Thoả thuận Brexit bao gồm những điều khoản nào?

Để Brexit diễn ra thuận lợi thì cả Anh và EU phải thống nhất được các điều khoản thoả thuận Brexit được kích hoạt. Thoả thuận Brexit sẽ tập trung vào các vấn đề như:

6. Gần 1 năm sau Brexit, nước Anh thay đổi ra sao?

Đại dịch Covid19 quét qua Châu Âu đã làm lu mờ đi những khác biệt thời kỳ hậu Brexit. Bởi các quốc gia Châu Âu, quốc gia nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid19, trong đó có Anh, Pháp, Ý.

Việc hợp tác lại giữa Anh và EU diễn ra rất căng thẳng bởi EU luôn đưa ra cảnh báo cho Anh nên tôn trọng vấn đề thuế quan làm ảnh hưởng đến các nước thành viên.

Hơn một năm qua, Anh đã ký kết 29 thỏa thuận thương mại với 58 quốc gia nhằm mục đích khôi phục mối giao thương với tư cách là một quốc gia độc lập, không năm trong khối liên minh EU nữa.

7. Câu hỏi liên quan

1. Brexit là gì?

Brexit là từ viết ghép của “Britian” – Vương quốc Anh và “Exit” – Sự ra đi. Brexit là từ ám chỉ cho việc Vương quốc Anh rời khỏi khối Liên hiệp Châu Âu (EU).

2. Thoả thuận Brexit là gì?

Thoả thận Brexit là một thoả thuận được ký kết giữa Anh và EU nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn động để chuẩn bị cho sự kiện Brexit.

3. Anh rời khối liên minh Châu Âu EU năm nào?

Sau cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2016, Anh kích hoạt điều khoản rời EU vào Quý I, 2017. Tuy nhiên, mãi đến 31/01/2021 thì Anh mới chính thức rời khỏi EU.

4. EU còn lại bao nhiêu quốc gia sau khi Anh rời khối liên minh?

Sau khi Anh thực hiện Brexit, EU còn lại 27 quốc gia thành viên bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Manta, Síp, Bungari và Rumani.

Mong là sau bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Brexit là gì và những tác động của Brexit.

Exit mobile version