Site icon Hỗ Trợ Vay

Cách Bán Lại Xe Ô Tô Cũ Đang Trả Góp Ngân Hàng? Thủ Tục Giấy Tờ NTN?

Công việc làm ăn hiện tại không được thuận lợi nên bạn muốn nhượng lại tài sản để thu hồi vốn? Bạn cảm thấy chiếc ô tô không quá cần thiết khi bạn đang rơi vào thế khó khăn? Bạn muốn bán lại nó nhưng còn đang trong giai đoạn trả góp cho ngân hàng? Vậy làm sao để bán được chiếc ô tô đó? Hôm nay nganhang24.vn sẽ hướng dẫn bạn cách bán lại xe ô tô cũ đang trả góp ngân hàng? Thủ tục và giấy tờ như thế nào? Để giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé.

Trước khi tìm hiểu về cách thức để có thể bán được một chiếc ô tô đang trả góp ngân hàng, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu sơ qua một chút về luật quy định của việc mua hàng trả góp, trả chậm nhé.

1. Quy định của pháp luật về mua trả chậm, trả dần

Mọi việc làm của tổ chức/ cá nhân đều chịu sự quản lý của pháp luật. Vì vậy, tất cả những vấn đề xảy ra trong đời sống hằng ngày đều được áp dụng luật để giải quyết. Ngay cả việc bạn mua xe ô tô trả gióp cũng được quy định ở Khoảng 1, Điều 461 quy định về mua trả chậm, trả dần (Bộ luật hình sự năm 2015) như sau:

“Các bên có thể thỏa thuận về việc mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sỡ hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

“Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

2. Làm sao để bán xe ô tô cũ đang trả góp ngân hàng?

Theo quy định ở Điều 461 đã nêu ra ở trên thì có thể thấy là khi chưa trả nợ ngân hàng xong và cũng không có thêm bất kì một thõa thuận nào khác với ngân hàng thì bạn chỉ có quyền sử dụng xe ô tô chứ hoàn toàn chưa có quyền sỡ hữu và định đoạt đối với chiếc ô tô đó. Chính vì vậy mà trong trường hợp bạn muốn bán lại chiếc xe này bạn phải giải quyết được số nợ còn lại với ngân hàng. Bạn có 2 lựa chọn như sau:

–  Bạn phải thanh toán hết toàn bộ tiền gốc và tiền lãi còn lại cho ngân hàng bạn đang vay để trả góp, rồi sau đó bán xe và làm thủ tục sang tên.

–  Nếu bản thân không đủ điều kiện và nguồn vốn để hoàn thành số tiền nợ ngân hàng thì bạn phải thương lượng với người mua xe bằng 2 phương án sau:

Điều này cần phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán xe có công chứng. Nếu người mua xe đồng ý có thể trả tiếp khoản vay đó cho ngân hàng thì bạn tiến hàng làm giấy ủy quyền để họ tiếp tục trả nợ và sau khi trả hết nợ thì làm lại giấy mua bán xe theo quy định của pháp luật (phương án này tốn khá nhiều thời gian).

Thông thường khi bạn đã trả góp được khoảng 1⁄2 thời gian quy định trong hợp đồng thì ngân hàng có thể cho bạn thanh toán hoàn tất số tiền nợ còn lại. Và có một điều hiển nhiên bạn cần phải biết là khi bạn thanh toán hoàn tất số tiền trả góp bạn phải chịu thêm một khoảng tiền phạt trả trước. Mức phạt là bao nhiêu thì sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng và được quy định rõ trong hợp đồng vay mua xe trả góp mà bạn đã ký trước đó với ngân hàng. Nếu người mua đồng ý hoàn tất số nợ thì bạn có thể rút giấy tờ và sang tên cho người mua nhanh chóng.

3. Cần chuẩn bị thủ tục, giấy tờ như thế nào để bán xe ô tô cũ đang trả góp ngân hàng?

Thủ tục và giấy tờ bán ô tô cũ đang còn trả góp ngân hàng phụ thuộc vào hình thức bạn lựa chọn và 2 hình thức mà bạn thương lượng được với người mua. Đối với mỗi hình thức sẽ có những thủ tục và giấy tờ khác nhau:

3.1. Bạn có thể tự hoàn tất số nợ đang vay ngân hàng tại thời điểm bán

Nếu bạn có thể hoàn tất số nợ còn lại với ngân hàng thì thủ tục giấy tờ khá đơn giản. Vì bạn chỉ việc ra ngân hàng làm thủ tục thanh toán hoàn tất số tiền vay còn lại, đóng thêm mức tiền phạt trả trước theo quy định. Sau đó thì bạn hoàn tất tất cả các hợp đồng (thanh lý nợ ngân hàng và hợp đồng thuế chấp xe) và rút toàn bộ giấy tờ thuế chấp của chiếc ô tô rồi tiến hành bán lại.

Bán xe còn đang trả góp ngân hàng theo hình thức này cũng giống như bạn đang bán một chiếc xe với quyền sỡ hữu của chính bạn. Sau khi bán bạn chỉ cần làm thủ tục sang tên cho chủ xe mới với công an là có thể giải quyết ổn thõa được vấn đề.

Còn nếu bạn không thể hoàn tất số nợ ngân hàng mà chuyển qua thương lượng tài sản với người mua theo 2 phương thức như đã nói ở trên thì thủ tục, giấy tờ sẽ có phần phức tạp hơn.

3.2. Người mua đồng ý hoàn tất số nợ còn lại với ngân hàng

Nếu có thể thương lượng để người mua hoàn tất số nợ ngay tại thời điểm bán thì thủ tục cũng sẽ nhanh gọn hơn. Thay vì bạn là người trả nốt số tiền nợ thì người chủ xe mới sẽ là người trả và phải có giấy ủy quyền, hợp đồng rõ ràng. Sau khi trả hết số nợ thì bạn có thể rút toàn bộ giấy tờ xe ô tô và quay lại làm thủ tục giống như hướng dẫn ở trên. Quy trình thực hiện phương án này sẽ gồm những bước như sau:

3.3. Người mua tiếp tục trả góp khoảng nợ cho ngân hàng

Nếu người chủ mới muốn mua lại chiếc ô tô nhưng vẫn không đủ kinh tế để hoàn tất số nợ ngân hàng bạn đã vay và muốn trả góp theo hợp đồng bạn đã kí với ngân hàng thì làm theo những bước sau đây:

4. Sang tên xe trong trường hợp xe đang trả góp tại ngân hàng

Dù lựa chọn phương án thanh toán nợ nào trên đây thì bước cuối cùng bạn làm cũng là rút giấy tờ xe về và thực hiện sang tên cho người chủ xe mới. Các bước đều được quy định trong Điều 11 và 12 Thông tư 15/2014/TT-BCA về đăng kí sang tên xe như sau:

“Điều 11. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1.Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

  1. a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  2. b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  3. c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
  4. d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
  5. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.

Điều 12. Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

  1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
  2. a) Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
  3. b) Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
  4. c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì việc sang tên xe cần phải có một trong các loại giấy tờ đó là Giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chứng minh việc chuyển quyền sở hữu. Nếu sang tên cho chủ xe trong cùng một tỉnh thì thủ tục, giấy tờ được lượt giảm bớt một phần so với việc sang tên cho chủ xe ở khác tỉnh.

5. Những điều cần lưu ý để không phải bán xe ô tô đang trả góp ngân hàng

Để không phải rơi vào những thế bí, những tình huống khó xử và rườm rà, phức tạp về giấy tờ và pháp luật thì tốt hơn hết bạn cần phải lưu ý những kinh nghiệm sau đây để tránh những trường hợp khó khăn xảy ra:

Tuy nhiên để tốt nhất bạn nên yêu cầu bổ sung hợp đồng là: lãi suất thay đổi 3 tháng/lần theo công thức nào đó. Ví dụ: lãi suất tiết kiệm trả sau 12 tháng theo công bố của ngân hàng tại thời điểm thay đổi + biến đổi nhất định. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các quy định phạt khi trả trước hoặc trả chậm, cần yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích rõ nếu có bất kỳ chi tiết nào không hiểu để kịp thời thay đổi hoặc đàm phán lại.

Hi vọng những giải đáp và phương thức mà bài viết cách bán lại xe ô tô cũ đang trả góp ngân hàng? Thủ tục và giấy tờ như thế nào? đã hướng dẫn có thể giúp bạn giải quyết phần nào những khó khăn gặp phải và có thể có thêm những kinh nghiệm mới để không phải lặp lại những tình huống tương tự.

Exit mobile version