Hiện nay, số lượng khách hàng cần vay ngân hàng để làm vốn ngày càng phổ biến với nhiều cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp theo tháng làm mọi người hoang mang, lo lắng.
Bài viết này, Vayonlinenhanh sẽ chỉ ra chi tiết các cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp theo tháng để khách hàng có đầy đủ kiến thức và tự tin tự tính lãi suất cho mình nhé!
1. Vay ngân hàng trả góp theo tháng là gì?
Vay ngân hàng trả góp theo tháng là hình thức cho vay mà hàng tháng bạn phải trả cả số tiền lãi và gốc và số tiền này là không thay đổi cho mỗi tháng.
Tùy thuộc bên điều kiện cho vay để xác định được số tiền cần trả hàng tháng là bao nhiêu..
Ví dụ: bạn vay 5 triệu đồng, thời hạn trả là 6 tháng, mức lãi suất bạn đồng ý là 1,2 triệu cho khoản vay.
Vậy mỗi tháng phải trả cho ngân hàng 1,2 triệu đồng, sau 6 tháng tổng 6,2 triệu.
Hết 6 tháng đó, bạn đã hoàn thành xong cả gốc 5 triệu và lãi 1,2 triệu cho ngân hàng.
2. Lãi suất vay ngân hàng trả góp là gì?
Lãi suất vay ngân hàng trả góp là phần trăm số tiền gốc phải trả trong một thời gian nhất định của mỗi kỳ.
Lãi suất mà các ngân hàng thường ghim trên là 1%/ tháng hay 0.5%/ tháng, tức là 12%/ năm hay 6%/năm.
Khi thấy vậy, bạn đừng vội đăng ký liền nhé! Hãy hiểu rõ cách tính lãi suất ngân hàng để tránh bị thiệt về khoản lãi suất dài hạn.
Thường thời hạn phổ biến hay áp dụng là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Tùy theo khả năng tài chính trả trước và trả định kỳ của mỗi khách hàng, vay ngân hàng trả góp còn áp dụng cho vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị, ví dụ như đất đai, nhà cửa,..
Lãi suất và thời hạn sẽ quyết định của bên vay và ngân hàng cho vay.
3. Công thức cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp chi tiết
Có rất nhiều cách tích lãi suất ngân hàng tùy theo mỗi khoản vay, nếu biết cách tính lãi suất, bạn sẽ cân nhắc được số tiền vay và thời hạn trả hợp lý.
Hãy tham khảo 4 cách tính lãi suất phổ biến dưới đây nhé!
3.1. Công thức tính theo lãi suất cố định
Theo cái tên “lãi suất cố định” thì bạn có thể hiểu là số tiền lãi phải trả là như nhau mỗi tháng.
Nghĩa là tháng nào bạn cũng phải thanh toán cho ngân hàng 1 khoản tiền lãi nhất định đã thống nhất từ đầu trong suốt thời hạn vay.
Lãi suất này sẽ không thay đổi, nên bạn yên tâm là sẽ không có rủi ro hay biến động gì về khoản tiền này nhé!
Để dễ hiểu hơn thì ta cùng tham khảo qua ví dụ sau đây:
Chị B vay ngân hàng một khoản 20 triệu, thời hạn trả là 1 năm, lãi suất là 12%/ năm, mỗi tháng chị B trả số lãi là 20.000.000 * 1% = 200.000vnđ.
Tính lãi suất cố định hay gọi là là tính lãi dựa trên nợ gốc.
Khi đi vay, ngân hàng thường tư vấn cho khách cách này để dễ hiểu hơn.
Ngân hàng sẽ tính cho khách số lãi cần trả và số gốc trả dần trong thời hạn bao lâu, tức là số tiền đó là tổng số tiền cả gốc lẫn lãi cần trả cho mỗi tháng.
3.2. Công thức tính theo lãi suất thả nổi
Tính lãi suất ngân hàng thả nổi là số tiền lãi sẽ biến động tùy vào mức quy định và chính sách ngân hàng từng thời kỳ.
Cách này chỉ dành cho những người hiểu biết rõ tình hình kinh tế, có thể đoán được lãi suất sẽ tăng hay giảm để sử dụng sao cho hiệu quả.
Ví dụ: Chị B vay ngân hàng 20.000.000 trong vòng 2 năm.
Trường hợp trong 6 tháng đầu lãi suất ở thị trường vay vốn thấp, khoảng 0,8%.
Sau đó lãi suất sẽ được thả nổi, dự tính khoảng 1,25%.
Vậy thì trong 6 tháng đầu, chị B thanh toán: 20 triệu/24 + 20 triệu * 0.8% = 993.000 VNĐ/tháng.
Sau thời gian 6 tháng trên, chị B sẽ phải trả cho ngân hàng số tiền: 20 triệu/24 + 20 triệu * 1.25% = 1.083.000 VNĐ/tháng.
3.3. Công thức tính theo lãi suất hỗn hợp
Đây là cách tính lãi suất được áp dụng phổ biến hiện nay.
Lãi suất hỗn hợp là dùng cả 2 cách để tính lãi suất, bao gồm lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
Để thu hút khách hàng vay theo lãi suất hỗn hợp, trong khoảng thời gian đầu, ngân hàng sẽ tư vấn mức lãi suất cố định hấp dẫn.
Sau đó ngân hàng sẽ áp dụng hình thức lãi suất thả nổi, khách hàng phải xác định được rủi ro tăng cao ở thị trường vay vốn để điều chỉnh hợp lý.
Ví dụ: Chị B vay ngân hàng 20 triệu, kỳ hạn trả là 1 năm.
6 tháng đầu chị B trả theo lãi suất cố định là 1%/ tháng, là từ tháng 1 đến tháng 6 chỉ B phải trả 1 tháng 200.000 tiền lãi.
Khi đến kỳ đóng lãi tháng thứ 7, chị B sẽ trả lãi dựa theo lãi suất hiện tại quy định của thị trường, có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn 1%/ tháng.
Nếu so sánh với trường hợp lãi suất cố định, 6 tháng đầu chị B sẽ cùng trả một số tiền như nhau.
Nhưng 6 tháng sau, nếu tính theo lãi suất thả nổi, ta chưa thể biết được chị B sẽ trả nhiều hay ít hơn lãi suất cố định.
Cách này phải nắm được rõ tình hình kinh tế và dự đoán lãi suất sẽ tăng hay giảm vì nếu không, sẽ gặp rủi ro rất cao.
3.4. Công thức tính theo số dư nợ giảm dần
Tính theo số dư giảm dần là lãi suất được tính trên số tiền nợ sau khi trừ đi phần gốc mà khách hàng đã thanh toán trước đó.
Số tiền lãi sẽ giảm dần tương ứng với số gốc cần trả cũng giảm dần.
Mức lãi suất này được thống nhất trong hợp đồng vay vốn và có thể thay đổi theo thị trường hiện tại.
Chính vì vậy, khách hàng có thể sẽ chịu rủi ro nếu mức lãi ở thị trường hiện tại tăng cao.
Ví dụ: Chị B vay ngân hàng 20.000.000
Tháng 1, chị B trả lãi dựa trên số tiền 20.000.000, trả bớt gốc 5.000.000.
Tháng 2, chị B trả lãi dựa trên số tiền 15.000.000, trả bớt gốc 5.000.000.
Tháng 3, chị B trả lãi dựa trên số tiền 10.000.000, trả bớt gốc 5.000.000.
Cứ như thế cho đến khi chị B trả hết gốc 20.000.000. Số % lãi mỗi tháng trong suốt quá trình này là cố định.
Như vậy, số tiền cần phải trả mỗi tháng = số tiền vay/ thời gian vay + số tiền vay * lãi suất cố định mỗi tháng.
4. Khi vay tiền tại ngân hàng nên lựa chọn hình thức lãi suất nào?
Khi đi vay tiền tại ngân hàng, tùy vào tài chính và khả năng suy đoán nhạy bén lãi suất trong tương lai ở thị trường để chọn hình thức lãi suất phù hợp.
Về hình thức lãi suất cố định, trong suốt khoản thời gian vay chắc chắn tổng lãi sẽ cao hơn các hình thức khác.
Tuy nhiên, nếu kế hoạch tài chính cho phép, bạn sẽ biết trước số tiền cố định cần trả hàng tháng và không lo sợ rủi ro.
Nếu chọn cách tính lãi suất thả nổi, bạn phải khôn ngoan và nắm chi tiết kiến thức về thị trường lãi suất trong khoảng thời gian gần tới.
Khi biết trước lãi suất sẽ tăng cao, bạn kịp thời đáo hạn để tránh việc thanh toán nhiều lãi suất cho khoản vay của mình.
5. Tổng kết
Qua bài viết này, chúng ta đã biết được cách tính lãi suất vay ngân hàng và các loại lãi suất ngân hàng phổ biến hiện nay.
Qua đó, bạn có thể dựa vao điều kiện kinh tế và thời điểm mà bạn có thể lựa chọn cho mình 1 phương thức thanh toán phù hợp và có lợi cho bản thân.