- Tấm Séc ngân hàng là gì?
- Phân loại Séc thường gặp?
- Cách viết Séc tiền mặt ngân hàng Agribank?
Cho tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và chính xác nhất về tấm Séc ngân hàng. Vậy thông qua bài viết dưới đây của HoTroVay.Vn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh cũng như hướng dẫn chi tiết các viết Séc rút tiền mặt tại ngân hàng Agribank.
1. Tấm Séc là gì? Phân biệt các loại Séc thông dụng
1.1. Tấm Séc là gì?
Tấm Séc hay còn gọi là ủy nhiệm chi/chi phiếu. Đây là một loại giấy giúp gửi mệnh lệnh vô điều kiện cho ngân hàng gửi số tiền trong tài khoản của mình đến cho người có tên trong Séc một số tiền trong Séc đã ghi. Lúc này, ngân hàng có thể chuyển tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng.
Cho đến nay, các giao dịch chuyển tiền bằng Séc đều có 3 bên liên quan mật thiết với nhau đó là: người ký lệnh chuyển tiền, người thụ hưởng và cuối cùng là ngân hàng.
1.2. Phân biệt tấm Séc tại ngân hàng.
1.2.1. Phân loại theo người thụ hưởng
- Séc lệnh: Nếu có đủ giấy tờ hợp lệ, ngân hàng sẽ thực hiện trích và trả số tiền cho một cá nhân đại diện đơn vị hoặc tập thể được ghi trong tấm Séc.
- Séc vô danh: Đây là loại Séc mà người nắm giữ tờ séc sẽ được nhận số tiền trích từ người ký lệnh chuyển tiền của tờ Séc mà không cần chứng minh quyền được nhận tiền (trong trường hợp ngân hàng chứng nhận hợp lệ)
- Séc đích danh: Ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục để trích số tiền có trong séc. Người được nhận tiền phải là chủ đứng tên trong tờ séc.
1.2.2. Phân loại theo yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán Séc
Đối với cách này, chúng ta sẽ phân thành 3 loại séc như sau:
- Séc trơn: Mặt sau của tấm Séc sẽ để trắng hoàn toàn, mặt trước sẽ ghi đầy đủ thông tin bắt buộc theo các quy định của ngân hàng. Lúc này tấm séc sẽ được ngân hàng trả bằng tiền mặt mà không chuyển khoản cho tài khoản thụ hưởng.
- Séc gạch chéo: Loại Séc này cũng giống như Séc trơn, mặt trước của séc được ghi các thông tin cần thiết. Tuy nhiên, mặt sau của Séc gạch chéo sẽ được gạch hai đường chéo song song với nhau. Lúc này ngân hàng sẽ không thanh toán tiền mặt mà sẽ tiến hành chuyển tiền vào tài khoản thụ hưởng.
- Séc gạch chéo đặc biệt: Đối với loại séc này, bạn sẽ thấy kể cả mặt trước và mặt sau đều sẽ được gạch chéo hai đường song song. Điều đặc biệt ở đây đó là giữa hai đường chéo này sẽ được ghi các thông tin về tên và chi nhánh ngân hàng. Mục đích sử dụng của nó đó là chỉ có thể nộp tiền vào tài khoản ngân hàng/ phòng giao dịch ngân hàng được ghi trên tờ séc mà thôi.
1.2.3. Loại Séc đảm bảo người thụ hưởng sẽ nhận được tiền
Séc đảm bảo người thụ hưởng sẽ nhận tiền bao gồm 2 loại:
- Séc tiền mặt: đây là loại Séc cơ bản nhất do ngân hàng phát hành có chức năng trích số tiền cho người thụ hưởng ngoại trừ trường hợp không hợp lệ.
- Séc bảo chi: Đây cũng là một loại Séc được ngân hàng phát hành. Lúc này trong tài khoản ngân hàng sử dụng ký lệnh chuyển tiền phải đảm bảo số dư, từ đó mới có thể chuyển tiền cho người thụ hưởng.
1.2.4. Phân loại theo hình thức thanh toán
- Séc tiền mặt: Đây là tờ Séc dùng để rút tiền mặt của ngân hàng. Không thể nhận tiền bằng hình thức chuyển khoản
- Séc chuyển khoản: Ngược lại với Séc tiền mặt, người thụ hưởng số tiền trong tờ séc sẽ được ngân hàng chuyển khoản số tiền trong tờ Séc mà không chuyển tiền bằng hình thức tiền mặt
- Séc xác nhận còn được gọi séc đảm bảo chi: Ngân hàng sẽ đảm bảo các khả năng thanh toán có thể cho bạn.
1.3. Vai trò của tấm Séc đối với chúng ta?
Chúng ta tìm hiểu đến năm phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất như sau:
- Hình thức thanh toán bằng séc.
- Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu – Nhờ thu.
- Hình thức thanh toán thẻ ngân hàng
- Hình thức thanh toán thư tín dụng.
- Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – Lệnh chi.
Từ đó có thể nhận thấy rằng, việc sử dụng tấm séc có vai trò là một trong năm phương thức thanh toán thay thế cho tiền mặt phổ biến nhất hiện nay. Việc kí séc để giao dịch sẽ ngày càng phổ biến và sử dụng rộng rãi bởi tính ưu điểm của nó là an toàn, tiện lợi, nhanh chóng khi giao dịch một số tiền lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của tấm Séc đó là có hạn sử dụng. Bạn cũng cần lưu ý rằng tấm Séc dùng để giao dịch và sử dụng cũng đều có những thời hạn sử dụng khác nhau, nếu tấm Séc này hết hạn, nó sẽ vô hiệu lực. Vì vậy, bạn cần xem xét thật kĩ thời hạn sử dụng được in trên tấm Séc.
Ngoài ra, đối với các loại Séc không phải Séc bảo chi. một số người ký lệnh chuyển tiền để thanh toán cho người nhận, nhưng sau đó tài khoản của người ký lại không đủ số dư khả dụng, lúc này, tiền sẽ không thể chuyển được. Chính vì thế người ta sẽ thường chuộng sử dụng Séc bảo chi hơn để có thể đảm bảo nhận được tiền.
2. Đặc điểm cơ bản của tấm Séc
Tùy với các loại giao dịch khác nhau mà khách hàng sẽ chọn ra hình thức giao dịch phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn nữa về hình thức chuyển tiền không tiền mặt bằng Séc này, chúng ta hãy điểm qua những đặc điểm chính của nó để có thể nhận dạng tờ Séc với các loại giấy khác nào:
- Séc là một mệnh lệnh vô điều kiện yêu cầu chuyển tiền dành cho các ngân hàng trừ trường hợp tờ Séc không đủ tính chất pháp lý hoặc không có tiền
- Có tính chất thời hạn: Bởi vì Séc cũng có hạn sử dụng, nên giá trị của nó cũng như việc thanh toán thành công hay không chỉ mang tính chất tạm thời. Thời hạn của tờ Séc thông thường sẽ được pháp luật nhà nước quy định cũng như phạm vi không gian sử dụng của nó.
- Ngoài ra, Séc còn có chức năng ký hậu, giúp chuyển nhượng được cho nhiều người, mang tính hợp lệ trong thời gian hiệu lực của Séc.
- Phải ghi đầy đủ thông tin trên Séc: địa điểm và ngày tháng lập Séc, tên địa chỉ của người yêu cầu lệnh chuyển, tài khoản được thụ hưởng, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Trường hợp nếu là một tổ chức/ nhóm người thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và con dấu của tổ chức đó.
- Séc gồm hai mặt: mặt trước của Séc được in sẵn tiêu đề điền các thông tin phải điền vào tờ séc, mặt sau ghi các thông tin về chuyển nhượng séc. Một số Séc có mặt sau trống trơn.
- Tấm Séc thường được in theo từng tập được ngân hàng in theo mẫu và dòng trống để điền thông tin, bao gồm phần cuống séc để người ký phát lưu các thông tin cần thiết, phần còn lại là phần có thể tách rời được giao người thụ hưởng.
3. Thủ tục rút tiền từ tài khoản công ty/ tổ chức
Để rút tiền từ tài khoản công ty/tổ chức, bạn cần có phải có tờ Séc hoặc giấy lĩnh tiền, đa số các loại giấy này đều được ngân hàng cấp sẵn cho công ty. Lúc này, trên tờ Séc được cấp sẽ được ghi số tiền rút, chữ ký của chủ tài khoản, dấu của công ty, cuối cùng là chữ ký của kế toán trưởng nếu có. Nội dung của tờ séc rút tiền công ty phải được ghi chính xác và đầy đủ các thông tin giới thiệu về người rút tiền tại ngân hàng. Để có rút tiền từ tài khoản công ty thành công, bạn phải làm các thủ tục như sau:
- Chủ tài khoản viết Séc: Cung cấp đầy đủ các thông tin trên tờ séc. Phải có ký tên, đóng dấu của công ty và kế toán trưởng lên tờ Séc (nếu có)
- Viết giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu một cách chính xác về người trực tiếp đến rút tiền tại ngân hàng.
- Người rút tiền khi đến tại ngân hàng phải xuất trình đầy đủ và chính xác giấy chứng minh nhân dân để đối chứng với giấy giới thiệu và giấy ủy quyền.
- Nếu như việc đối chiếu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn đã có thể rút tiền thành công chỉ với các bước trên
4. Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt ngân hàng Agribank
Hiện tại, việc viết Séc để giao dịch là một điều phổ biến và không hề xa lạ đối với chúng ta nữa. Các ngân hàng khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những tờ Séc khác nhau, tuy vậy những tờ Séc này đều khá tương đồng và chúng ta đều có thể viết đúng, đầy đủ một cách dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu cách viết Séc rút tiền tại ngân hàng Agribank thông qua các bước dưới đây nhé
- Yêu cầu trả cho: Ghi đầy đủ và chính xác họ và tên người thụ hưởng.
- Số CMND/Giấy CNĐKKD: cần ghi đầy đủ số CMND hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh sỹ quan QĐNDVN đối với người thụ hưởng là cá nhân, hay chứng nhận đăng ký kinh doanh của người thụ hưởng là tổ chức/nhóm/ đoàn thể.
- Số Tiền: ghi rõ ràng và chính xác số tiền đề nghị thanh toán bằng số
- Ngày Ký Phát: cần ghi ngày, tháng, năm phát hành séc bằng số
- Người Ký Phát: chủ của tài khoản/ người có trách nhiệm được ủy quyền cần ghi rõ họ và tên kèm theo đóng dấu. Trong trường hợp nếu tờ Séc được đóng dấu thì con dấu sẽ được đóng bởi người ký phát. Lưu ý rằng, con dấu này sẽ được giữa phần cuống séc và phần thân séc giữa đường ngăn hai bên.
- Số Tài Khoản & Tại: Trong trường hợp người phát chỉ định trả vào tài khoản, bạn ghi STK và ngân hàng nơi người thụ hưởng mở tài khoản. Ngoài ra bạn cần dấu x hoặc v vào ô trả vào tài khoản nằm ở trên ô không chuyển nhượng
- Số Tiền Bằng Số: bạn cần ghi chính xác số tiền cần rút ở Séc bằng số. Lưu ý để viết đúng, bạn hãy dùng dấu chấm để ngăn cách giữa các chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ và nếu muốn thêm hàng đơn vị bạn sẽ dùng dấu phẩy để dễ nhìn hơn.
- Số Tiền Bằng Chữ: Ghi số tiền mà bạn muốn rút bằng chữ. Lưu ý, bạn phải viết hoa chữ cái đầu tiên và không dùng các ký tự đặc biệt nào khác, tránh viết chữ nguệch ngoạc, không rõ ràng, viết liền nhau trên tờ Séc.
- Kế toán trưởng: Phần ghi chữ ký của kế toán trưởng (nếu có, thường dành cho công ty lớn có kế toán trưởng)
- Người phát hành: Sếp/Giám đốc ký tên.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất có trong tờ Séc của ngân hàng Agribankn mà bạn cần phải điền thật chính xác nhất. Từ đó, có thể rút được tiền mặt từ tài khoản Séc của cá nhân hay của công ty một cách thành công, Nếu như bạn còn e dè khi viết chi phiếu sợ bị sai, hãy liên hệ ngay đến tổng đài Agribank để được tư vấn: Tổng Đài Ngân Hàng Agribank – Số Điện Thoại gọi miễn phí
5. Lợi ích khi sử dụng mẫu séc ngân hàng Agribank
Tuy nhược điểm khi sử dụng mẫu séc ngân hàng Agribank đó là khi người ký lệnh trả tiền nhưng không đủ số dư để thanh toán trong thời gian người thụ hưởng nhận tiền thì người thụ hưởng sẽ không nhận tiền thành công. Nhưng không vì thế mà người ta ít sử dụng tấm Séc tại Agribank, khách hàng sẽ nhìn nhận đến những lợi ích của tấm Séc Agribank như sau:
- Giảm thiểu được các rủi ro, những chi phí khi khi sử dụng các khoản tiền mặt lớn để giao dịch. Hình thức giao dịch bằng Séc sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán một cách nhanh chóng, tiện lợi;
- Bởi vì có rất nhiều loại Séc và ngân hàng Agribank sẽ tư vấn cho bạn sử dụng Séc một cách linh hoạt. Từ đó có thể chi trả theo nhu cầu của khách hàng
- Được áp dụng kí phát bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ để có thể thanh toán cho người thụ hưởng kể cả trong và ngoài nước;
- Sử dụng séc tại ngân hàng Agribank để rút tiền mặt hoặc thanh toán dễ dàng hơn;
- Sử dụng Séc để giới hạn phạm vi thanh toán cho ngân hàng hay một người thụ hưởng nhất định tại ngân hàng đso
- Thông qua tấm Séc, doanh nghiệp/nhóm/tổ chức có thể đưa ra giới hạn người được hưởng chỉ được nhận tiền thông qua tài khoản, từ đó tránh rủi ro mất cắp có thể xảy ra chỉ với cách lựa chọn “chỉ trả vào tài khoản”.
- Ngân hàng Agribank còn cung cấp dịch vụ theo dõi Séc mất cắp, thất lạc từ đó nâng cao tính bảo mật và sự an toàn cho người ký phát cũng như tờ Séc đã mất
Hi vọng, thông qua bài viết này của HoTroVay.Vn, bạn đã có thể nắm được các khái niệm về tấm Séc và cách phân loại chúng. Từ đó, biết được cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng Agribank một cách chuẩn và chính xác nhất. Chúc bạn thành công!