Mở tiệm tiệm vàng, bạc là một trong những ý tưởng kinh doanh táo bạo nhất hiện tại bởi khả năng rủi ro rất cao khi số vốn bạn bỏ ra là siêu lớn. Tuy nhiên, nếu có tiềm lực kinh tế và không ngại mạo hiểm bạn có thể thử sức mình trong lĩnh vực này bởi một khi thành công thì bạn sẽ thu lãi dài dài. Vậy chúng ta sẽ cần bao nhiều vốn để mở tiệm vàng, bạc thành công và 1 tỷ đồng liệu có đủ để biến bạn thành ông chủ hay không?
1. Tiệm vàng bạc là gì, điều kiện kinh doanh vàng bạc cơ bản
Tiệm vàng bạc là những nơi mà bạn có thể tiến hành trao đổi, mua bán vàng bạc trang sức. Tiệm vàng có nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, có thể hoạt động theo quy mô nhỏ do cá nhân sở hữu hoặc cũng có thể hoạt động theo quy mô lớn bao gồm nhiều tiệm vàng trên cùng một hệ thống.
Điều kiện hoạt động của một tiệm vàng gồm:
- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị chất lượng theo đúng yêu cầu của kinh doanh mua bán vàng bạc.
- Có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với cơ quan chức năng nếu như bạn tham gia sản xuất trực tiếp nữ trang để bán.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp…
Tiệm vàng hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền trong đó phải có giấy phép kinh doanh mặt hàng kim loại quý này. Và với nhiều người, việc có thể làm chủ một tiệm vàng là một niềm mơ ước bởi suy nghĩ vàng bạc là thứ có giá trị và nó sẽ giúp mang lại lợi nhuận rất cao.
Tuy nhiên, liệu chúng ta có nên mạo hiểm để bỏ tiền vào mở một tiệm vàng hay không? Đây cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi rủi ro khi đầu tư là rất cao. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần có một số vốn rất lớn mới có thể mở tiệm vàng thành công. Đó là còn chưa kể việc bạn thu lợi được bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhu cầu mua bán của người dân.
Do đó, trước khi mở tiệm vàng bạc chúng ta cần tính toán một cách kỹ lưỡng. Và đây chắc chắn không phải là cuộc chơi dành cho những người không có tiềm lực về kinh tế, không có đầu óc kinh doanh và không có dám chấp nhận mạo hiểm nhé. Dĩ nhiên bạn cũng cần có ít quan hệ ngoại giao để có thể thuận lợi trong việc hoàn tất các thủ tục mở tiệm vàng như mong muốn nhé.
2. Kinh nghiệm mở tiệm vàng bạc thành công dành cho bạn
2.1. Hiểu đúng về đối tượng khách hàng
Tiệm vàng bạc là nơi chỉ dành cho nhóm khách hàng có thu nhập cao hoặc những người muốn mua vàng để tích trữ tiết kiệm. Chính vì thế bạn cần biết phân loại đối tượng khách hàng để lựa chọn ra thị trường kinh doanh tiềm năng. Việc mở các tiệm vàng ở những nơi có kinh tế phát triển như các thành phố lớn luôn là một lựa chọn hay.
Theo nhiều người, kinh doanh vàng bạc sẽ không bao giờ bị lỗ bởi nó thực chất là sự biến đổi giữ lượng và chất. Và chúng ta sẽ không cần lo lắng với lượng trang sức quý còn tồn kho bởi bản thân nó vẫn giữ giá theo thời gian. Tuy nhiên, nếu khách hàng không có nhu cầu mua bán thì bạn sẽ không thể thu lãi khi kinh doanh.
2.2. Khảo sát địa điểm kinh doanh
Đó là việc lựa chọn địa chỉ để mở tiệm vàng thành công. Đó chắc chắn không phải là các ngõ nhỏ nơi ít dân cư và các phương tiện giao thông không thể đi lại được. Trong việc khảo sát địa chỉ mở tiệm vàng bạn sẽ cần lưu ý những điều sau:
– Mặt bằng kinh doanh phải đẹp, thu hút khách hàng. Có thể lựa chọn địa điểm mặt đường lớn, các khu chợ đông người hoặc gần cács khu công nghiệp, trung tâm thương mại lớn…
– Chú ý xem gần nơi mà bạn muốn đặt tiệm vàng đã có những tiệm vàng bạc tương tự hay chưa. Nếu có rồi và khoảng cách quá gần nhau bạn nên xem xét lại việc đầu tư của mình bởi tính cạnh tranh sẽ rất cao.
– Nếu gia đình bạn có nhà mặt phố với tầm nhìn đẹp bạn có thể biến nó thành một tiệm vàng để tránh việc phải thuê mặt bằng kinh doanh riêng gây lãng phí về tài chính.
2.3. Số vốn kinh doanh vàng bạc cần có
Như câu hỏi được đưa ra đầu bài thì nhiều người muốn biết liệu 1 tỷ có đủ để mở tiệm vàng bạc thành công hay không. Câu trả lời là rất khó bởi trên thực tế số vốn để bạn mở cửa hàng kinh doanh kim loại quý sẽ rất lớn do bản chất của mặt hàng này đã rất lớn. Chúng ta sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh có thể giao động từ 10 – 20 – 30 – 50 triệu… tùy từng diện tích và vị trí kinh doanh. Mặt bằng càng đẹp và càng ở trung tâm sẽ có giá càng cao và khi bạn thuê để mở tiệm vàng thì bạn sẽ càng bị bên cho thuê ép giá cao hơn khi kinh doanh các mặt hàng khác.
– Chi phí để đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết bị máy móc kinh doanh ban đầu bao gồm tủ kệ trang trí, đèn điện, bảng led hay cân tiểu ly. Số tiền này có thể đạt từ 200 triệu đồng bởi đơn giản cơ sở vật chất càng hoàn hảo thì sẽ hút được khách hàng. Đó còn chưa kể giá của một cân tiểu ly xịn hiện khoảng 20 triệu đồng/ cái nhé.
– Chi phí nhập hàng về bày bán bao gồm vàng miếng, các trang sức vàng ta, vàng tây, bạc trang sức. Và số vốn này sẽ rất cao tùy theo số lượng mà bạn muốn nhập. Dĩ nhiên sẽ không có số tiền cụ thể cho việc nhập hàng. Tùy theo mô hình kinh doanh và nhu cầu mua bán mà bạn sẽ nhập hàng theo ý định của mình.
– Vốn điều lệ của tiệm vàng sẽ là yếu tố giúp đảm bảo việc kinh doanh diễn ra ổn định. Với một tiệm vàng tại các huyện thị thì số vốn điều lệ sẽ khoảng 100 triệu đồng nhưng với các tiệm vàng lớn sẽ càn số vốn điều lệ lớn hơn. Và vốn điều lệ càng lớn thì bạn sẽ phải đóng thuế càng nhiều.
– Tiền thuê người làm. Đối với các tiệm vàng nhỏ quy mô gia đình thì bạn có thể không mất số tiền này. Tuy nhiên, với tiệm vàng lớn thì bạn sẽ phải thuê tưu vấn bán hàng, thợ kim hoàn, bảo vệ và nếu tính thuê khoảng từ 5-7 người làm thì bạn đã mất khoảng từ 50-70 triệu/ tháng rồi nhé.
– Ngoài ra bạn sẽ còn phải tính các loại thuế phí như phí môn bài nộp theo năm, thuế thu nhập doanh nghiệp dựa theo doanh thu được công bố và ngân sách nhà nước theo quy định. Và dĩ nhiên nếu bạn kinh doanh tốt thì các loại thuế này sẽ không hề khó khăn nhưng nếu kinh doanh không hiệu quả thì đó quả là một gánh nặng…
Do đó, sẽ không có số vốn cụ thể cho việc mở tiệm vàng bạc bởi tùy theo từng mục đích kinh doanh và bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu có trong tay 1 tỷ bạn có thể xem xét mở cửa hàng chuyên về trang sức bạc bởi giá bạc không cao như vàng và nhu cầu mua bạc cũng đang khá cao.
2.4. Mở tiệm vàng cần thủ tục gì
Mở tiệm vàng điều quan trọng là bạn phải có giấy phép kinh doanh của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, nếu không có giấy đăng ký mua bán vàng bạn sẽ quy vàng tội mua bán vàng bạc, ngoại tệ trái phép. Mở tiệm vàng hợp pháp cần có những thủ tục sau:
- Đăng ký giấy phép kinh doanh tiệm vàng lên phòng đăng ký kinh doanh nơi bạn mở tiệm vàng.
- Đăng ký các thủ tục liên quan đến thương hiệu: Tên tiệm/ cửa hàng, nhãn hiệu, biển bảng hay logo để tránh sau này bị ăn cắp bản quyền thương hiệu.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định, giấy đăng ký thương hiệu, bản photo công chứng hợp đồng cho thuê mặt bằng hoặc sổ đỏ sở hữu mặt bằng kinh doanh.
- Trình lên phòng đăng ký kinh doanh nộp phí và chờ ngày xét duyệt và hoàn thiện hồ sơ .
3. Có nên mạo hiểm bỏ tiền mở tiện vàng bạc hay không?
Nếu không mạo hiểm trong kinh doanh bạn sẽ không thể đến gần với thành công. Tuy nhiên, với việc kinh doanh kim loại quý hiếm có giá trị thì bạn cần tính toán kỹ. Để sở hữu tiệm vàng bạc bạn nhất định phải là người có kinh nghiệm thậm chí là thợ kim hoàn lành nghề. Tất cả đều có lý do của nó.
Nếu bạn không hề am hiểu về vàng bạc, không nắm được biến động của thị trường vàng bạc thì bạn chắc chắn sẽ bị thua lỗ khi kinh doanh. Đó là khi bạn bị lừa mua bán phải vàng giả, vàng kém chất lượng hay nhập hàng tại đúng thời điểm giá vàng quá cao khiến bạn lãi mỏng.
Ngoài ra, nếu muốn làm chủ tiệm vàng bạn cần phải là người có tính kiên trì cao bởi bản thân kinh doanh có cả sự may mắn. Chính vì thế, trong tháng đầu tiên bạn có thể không có lãi thậm chí là bị thua lỗ tiền thuê mặt bằng và thuê nhân công. Nhưng tất cả sẽ được cải thiện trong những tháng tiếp theo và hãy kiên trì nhé.
Giới thiệu trang tư vấn vàng bạc http://vangbac24h.vn
4. Mở tiệm vàng bạc lấy hàng sỉ ở đâu
Và để biết “Cần bao nhiêu vốn để mở tiệm vàng, bạc thành công? Khoảng 1tỷ có đủ không” bạn có thể nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn hoặc tìm đến các luật sư để nhờ hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan. Hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng về vấn đề này để tránh rủi ro không cần thiết bạn nhé!
Tham khảo thêm thông tin: