Chứng chỉ tiền gửi là một kênh đầu tư được nhiều người chọn nhờ những ưu điểm mà nó đem lại.
Tuy nhiên, các kênh đầu tư nói chung thường khá phức tạp về cả định nghĩa lẫn các vấn đề về thủ tục.
Để có được cái nhìn tổng quan, khách hàng nên có sự tìm hiểu kỹ càng.
Bài viết sau đây của HoTroVay.Vn sẽ cung cấp những thông tin để trả lời câu hỏi “chứng chỉ tiền gửi là gì?” hay những quyền lợi mang lại và quy định của nó.
1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi tương đối giống với sổ tiết kiệm, đây là một loại giấy có giá được ngân hàng phát hành.
Chức năng của nó là chứng nhận sự sở hữu của bạn với một khoản tiền được gửi tại ngân hàng.
Nói cách khác, chứng chỉ tiền gửi là cách để ngân hàng huy động vốn từ các nguồn tiền “nhàn rỗi” của tổ chức hoặc cá nhân.
Với kênh đầu tư này, khách hàng sẽ được nhận phần tiền lãi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho hoặc chuyển nhượng theo quy định của ngân hàng và luật hiện hành.
Tùy vào các ngân hàng và đợt phát hành khác nhau, chứng chỉ tiền gửi sẽ có nhiều mức thời hạn.
Thời hạn có thể là 6 tháng, 12 tháng, thậm chí 84 tháng,…
Chứng chỉ tiền gửi được phát hành dựa trên các điều khoản được quy định nghiêm ngặt.
2. Quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi
Dưới đây là danh sách các quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi chi tiết, bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn
3. Mục đích của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ngân hàng
Hiện nay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, điều này có thể chứng minh cho ưu điểm của các loại giấy tờ có giá này với đối tượng là bên phát hành.
Chứng chỉ tiền gửi là công cụ để ngân hàng huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội.
Chứng chỉ tiền gửi có đặc điểm là không cho phép rút trước thời gian đáo hạn.
Vậy nên, nếu cần nguồn vốn lớn và ổn định trong thời gian dài, ngân hàng thường sử dụng chứng chỉ tiền gửi.
4. Các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến nhất
Dưới đây là danh sách các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến nhất 2020
4.1. Chứng chỉ tiền vô danh
Khi giấy tờ có giá không ghi tên chủ sở hữu, nó được gọi là chứng chỉ tiền gửi vô danh, chứng chỉ này sẽ thuộc sở hữu của người giữ chứng chỉ tiền gửi.
4.2. Chứng chỉ tiền ghi danh
Khi chứng chỉ ghi tên người sở hữu, chứng chỉ đó được gọi là chứng chỉ tiền gửi ghi danh.
4.3. Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ
Đây là loại chứng chỉ tiền gửi không có khả năng chuyển nhượng, chỉ được bán theo mệnh giá và thanh toán lãi vào thời gian đáo hạn.
5. Ưu điểm của chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi được xem là một trong những hình thức đầu tư có nhiều ưu điểm cho cả bên phát hành lẫn nhà đầu tư.
Một số ưu điểm có thể kể đến như sau:
Tỷ lệ rủi ro của hình thức này khá thấp, điều này có được nhờ các quy định cho phép phát hành chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước.
Thông thường, chứng chỉ tiền gửi được phát hành và đảm bảo bởi các tổ chức ngân hàng, tài chính lớn.
Số tiền gốc và mức lãi sẽ luôn được đảm bảo trong thời hạn, điều này làm chứng chỉ tiền gửi khá giống với việc gửi tiết kiệm.
Lãi suất của hình thức chứng chỉ tiền gửi cao hơn nhiều kênh đầu tư khác.
Khả năng chuyển nhượng, cho hoặc bán khá linh hoạt, khách hàng có thể bán để lấy lại vốn một cách dễ dàng.
6. Khuyết điểm của chứng chỉ tiền gửi
Dù có nhiều ưu điểm, chứng chỉ tiền gửi vẫn có những hạn chế tồn tại nhất định.
Khách hàng cần đặc biệt tìm hiểu về những khuyết điểm để có quyết định có sử dụng kênh đầu tư này hay không.
Khi sử dụng chứng chỉ tiền gửi, bạn sẽ không thể thanh toán trước hạn quy định.
Nói cách khác, chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản thấp.
Chính vì thế, khi cần tiền, chứng chỉ tiền gửi thường được dùng để thế chấp hoặc chuyển nhượng.
7. Quyền lợi khi mua chứng chỉ tiền gửi
Khi tham gia vào bất kỳ một kênh đầu tư nào, mục tiêu đầu tiên là đem lại cho mình nhiều quyền lợi nhất.
Hãy cùng điểm qua những quyền lợi mà chứng chỉ đem lại cho người tham gia:
Chứng chỉ tiền gửi có mức lãi suất tương đối cao, đây là một trong những lý do khiến người tham gia lựa chọn chứng chỉ tiền gửi.
Chứng chỉ tiền gửi cho phép người tham gia tặng, cho hoặc chuyển nhượng, vì vậy khi cảm thấy không muốn tiếp tục đầu tư, người tham gia có thể thực hiện quy trình chuyển nhượng và ngân hàng sẽ là đơn vị trung gian khi giao dịch xảy ra.
Ngoài ra, làm quà cũng là một chức năng của loại giấy tờ có giá này vì thủ tục thực hiện khá đơn giản nên đây sẽ là cách tặng khá hay ho.
8. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tại 8 số ngân hàng
Tên ngân hàng | Lãi suất |
---|---|
Ngân hàng VIB | 6.68%/năm với kỳ hạn 18 tháng 6.88%/năm với kỳ hạn 24 tháng |
Ngân hàng Viet Capital | 10.2% với kỳ hạn 60 tháng 9.5% với kỳ hạn 24 tháng |
Ngân hàng SHB | 9.1%/năm với kỳ hạn 6 năm 9.3%/năm với kỳ hạn 8 năm |
Ngân hàng Eximbank | 8.5%/năm với kỳ hạn 24 và 36 tháng |
Ngân hàng Sacombank | 9.78%/năm |
9. Chứng chỉ tiền gửi so với các kênh đầu tư khác
Ngoài chứng chỉ tiền gửi thì còn rất nhiều kênh đầu tư khác mà bạn có thể sử dụng khi có tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư, dưới đây là 1 vài thông tin so sánh để bạn tham khảo
9.1. Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
- Về lãi suất:
Đối với sổ tiết kiệm: Lãi suất sẽ được quy định theo từng ngân hàng và kỳ hạn.
Đối với chứng chỉ tiền gửi: Thông thường, chứng chỉ tiền gửi có mức lãi suất hấp dẫn hơn và tương đối ổn định.
- Về kỳ hạn:
Đối với sổ tiết kiệm: Kỳ hạn thông thường từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng thậm chí lên đến 24 tháng.
Đối với chứng chỉ tiền gửi: Kỳ hạn của loại giấy tờ có giá này thường dài hơn, có thể lên đến 84 tháng và tùy thuộc vào kỳ phát hành.
- Về tính thanh khoản:
Đối với sổ tiết kiệm: Chủ sổ có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, tuy nhiên thông thường mức lãi suất của sổ tiết kiệm không kỳ hạn lại khá thấp.
Đối với chứng chỉ tiền gửi: Tính thanh khoản thấp hơn sổ tiết kiệm, người dùng chỉ có thể chuyển nhượng, thế chấp để thu hồi vốn đầu tư và không thể rút tiền trước kỳ hạn.
9.2. Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chính phủ
Trái phiếu được xem là một loại công cụ nợ, người phát hành sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ trong một khoản thời gian xác định cho người mua trái phiếu.
Thông thường, phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp, cũng có thể là các tổ chức nhà nước.
Về ưu điểm, trái phiếu được xem là hình thức huy động vốn nhanh hơn các hình thức khác.
Tuy nhiên, so với chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu nói chung thường có nhiều rủi ro hơn.
Lý do là khi doanh nghiệp hay tổ chức phát hành trái phiếu phá sản, người mua trái phiếu sẽ chịu tổn thất một phần hoặc có thể là toàn bộ.
Trái phiếu chính phủ có thời hạn dài hơn chứng chỉ tiền gửi, thông thường lên đến 5 năm.
9.3. Chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu
Kỳ phiếu được biết đến như một loại giấy tờ chứa cam kết vô điều kiện của người lập cho người hưởng lợi.
Ngoài ra, đây cũng có thể là cam kết trả tiền cho người khác theo lệnh của người hưởng lợi.
Trên thực tế, hình thức kỳ phiếu tại Việt Nam không quá phổ biến.
Kỳ phiếu có lãi suất cao vì vậy tốc độ huy động vốn khá nhanh.
Ngoài ra, kỳ phiếu cũng có thể được chuyển nhượng nên nếu cần vốn, bạn cũng có thể thế chấp kỳ phiếu để lấy tiền.