1. Thế nào là nợ quá hạn?
Nợ quá hạn là một khoản tiền mà người đi vay (là cá nhân hoặc doanh nghiệp) mượn của ngân hàng và hứa sẽ trả lại trong một khoản thời gian xác định, nhưng khi đến hạn phải trả cả vốn lẫn lãi trên tiền vay thì cá nhân hay doanh nghiệp đó không thể hoàn trả lại được đầy đủ tiền cho ngân hàng. Từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cả ngân hàng và bản thân người đi vay.
Nợ quá hạn bao gồm hai loại chính là nợ quá hạn có tài sản đảm bảo và nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo. Cụ thể:
- Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo là khoản nợ mà người đi vay thế chấp các tài sản sản như nhà cửa, đất đai hay các giấy tờ có giá trị khác,… nhưng đến thời hạn trả nợ, người đi vay này không thể trả lại đầy đủ cả nợ và lãi lại cho ngân hàng. Đối với khoản nợ này, nếu khách hàng vẫn không chịu trả nợ và lãi lại cho ngân hàng thì ngân hàng hoàn toàn có quyền tịch thu các loại tài sản thế chấp.
- Ngược lại, nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo là khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi mà người đi vay chưa hoàn trả lại cho ngân hàng, trong trường hợp này người đi vay không cần thế chấp tài sản. Với loại nợ quá hạn này, ngân hàng có khả năng sẽ mất trắng nếu khách hàng cố chấp không trả.
2. Các thời hạn cho vay của ngân hàng
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian quy định mà người đi vay phải hoàn trả lại đầy đủ cả tiền gốc lẫn tiền lãi phát sinh trong suốt thời gian vay mượn cho ngân hàng. Thời gian vay cụ thể được tính từ ngày tiếp theo của ngày ngân hàng tổ chức giải ngân vốn vay cho khách hàng đến thời hạn cụ thể được ghi trong hợp đồng vay vốn.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức Tín dụng sẽ cung cấp 3 loại khoản vay với các thời hạn cụ thể như sau:
- Cho vay ngắn hạn: Với thời hạn vay dưới 1 năm (hay dưới 365 ngày).
- Cho vay trung hạn: Với thời hạn vay theo quy định là từ 1 – 5 năm (hay từ 365 – 1825 ngày).
- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay là hơn 5 năm (tương đương với lớn hơn 1285 ngày).
3. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, trong đó bao gồm cả nguyên nhân đến từ người đi vay và từ phía tổ chức cho vay. Cụ thể:
- Nguyên nhân đầu tiên là do người đi vay không có tiền để trả đúng hạn. Từ những tình huống rủi ro bất ngờ phát sinh trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh của mỗi cá nhân hay tổ chức đi vay làm dẫn đến tình trạng hao hụt thu nhập, thua lỗ trong kinh doanh. Những tình huống rủi ro không lường trước có thể kể đến là thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật, phá sản, hay bị lừa đảo,…
- Một số trường hợp người đi vay cố tình và có hành vi chống đối, không trả lại tiền gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến hạn mặc cho ngân hàng có nhắc nhở nhiều lần. Đối với trường hợp này, khả năng cao là ngân hàng sẽ nhờ pháp luật can thiệp.
- Cuối cùng là một nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn đến từ phía người cho vay, ở đây cụ thể là ngân hàng. Do ngân hàng sai sót, phân tích không kĩ càng tình hình tài chính và khả năng trả nợ của đối tượng hay tổ chức đi vay. Nếu đối tượng đi vay không có khả năng làm ra tiền thì đương nhiên họ cũng sẽ khó có thể trả nợ được.
4. Hậu quả của nợ quá hạn
4.1. Đối với ngân hàng
Nợ quá hạn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với hoạt động của ngân hàng. Đầu tiên, việc không thu hồi được tiền gốc, lãi và các khoản phí phạt sẽ làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát, ngân hàng cần thu hồi lại tiền vay nợ để chi trả tiền lãi cho các hoạt động tài chính khác. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể sẽ phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp cho các thiệt hại.
Hơn nữa, một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ làm cho uy tín và tiềm lực tài chính bị giảm sút, từ đó làm khách hàng khó có thể đặt niềm tin để sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính của ngân hàng. Và điều này đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng, mức độ thanh khoản kém và có thể gây ra phá sản.
4.2. Đối với cá nhân, tổ chức đi vay
Với người đi vay, việc không hoàn trả lại tiền gốc, tiền lãi lại cho ngân hàng đúng thời hạn sẽ thường xuyên bị ngân hàng gọi điện nhắc nhở, làm phiền. Và nếu khách hàng cứ cố chấp không trả thì khả năng cao là pháp luật sẽ can thiệp và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật, từ đó gây ra nhiều rắc rối, phiền phức.
Mặt khác, một khi đã vướng vào nợ xấu thì khách hàng sẽ rất khó để có thể vay vốn được tại ngân hàng này hay bất kỳ ngân hàng nào khác vì uy tín đã bị mất.
5. Cách tính lãi quá hạn 150
Bình thường, trong thời hạn thì lãi suất vay sẽ được ngân hàng tính theo công thức:
Lãi trong hạn = Tiền gốc vay x Lãi suất theo thỏa thuận x Thời gian trong hợp đồng vay
Nhưng nếu quá hạn thì lãi sẽ được tính theo cách khác, cụ thể:
5.1. Lãi chậm trả
Tại Khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng, đối với trường hợp vay không có lãi khi đến hạn người đi vay không hoàn trả lại đầy đủ cả gốc lẫn lãi thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất 10%/năm đối với số tiền chậm và thời gian chậm trả tương ứng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn người đi vay không hoàn trả đầy đủ số tiền vốn và lãi lại cho bên cho vay thì phải trả lãi như sau. Ngoài việc trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay quy định thì trường hợp chậm trả còn phải trả lãi thêm theo mức lãi suất là 10%/năm trên số tiền chậm trả (tương ứng với 0,83%/tháng).
Tóm lại, lãi chậm trả được tính theo công thức:
Lãi chậm trả = [(Tiền gốc vay x Lãi suất vay theo hợp đồng) x Thời hạn vay] x 0,83 x Thời gian chậm trả.
5.2. Lãi quá hạn
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, lãi trên số tiền vay gốc quá hạn chưa trả sẽ bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng, và được tính theo thời gian quá hạn, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác. Lãi quá hạn sẽ được tính theo công thức sau:
Lãi quá hạn = Tiền gốc vay x (150% x Lãi suất vay theo hợp đồng) x Thời gian quá hạn.
6. Cách ngân hàng xử lý và thu hồi nợ quá hạn
Khi đến hạn mà các cá nhân, tổ chức đi vay vẫn chưa hoàn trả lại số tiền nợ thì ngân hàng sẽ có những hành động sau đây:
- Gọi điện thông báo và làm việc trực tiếp với người đi vay để xem xét hoàn cảnh hiện tại của khách hàng và yêu cầu khách hàng trả nợ.
- Thông báo đến cơ quan, doanh nghiệp nơi người đi vay đang công tác để yêu cầu về việc hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.
- Bàn giao trường hợp nợ quá hạn cho bên thứ ba chuyên thu hồi nợ để hỗ trợ ngân hàng trong việc thúc đẩy người đi vay tìm nguồn thu nhập mới để trả nợ.
- Sau khi áp dụng tất cả những cách trên mà người đi vay vẫn cố ý không trả thì ngân hàng sẽ nhờ đến pháp luật bằng cách kiện khách hàng đó ra tòa để giải quyết khoản vay.
7. Cách giúp xử lý nợ quá hạn hiệu quả
Nếu bất ngờ bị lâm vào những hoàn cảnh rủi ro không lường trước được khiến bạn không thể hoàn trả lại nợ vay cho ngân hàng đúng thời hạn, vậy để tránh những hậu quả nghiêm trọng như chịu lãi suất cao hay vướng vào pháp luật thì bạn nên áp dụng những cách sau đây:
- Biết được tình hình của bản thân trong thời gian sắp tới không có khả năng trả đúng hạn thì bạn nên chủ động gặp mặt nhân viên ngân hàng trước khi hạn trả nợ đến để trình bày về khó khăn của mình và đề nghị ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ.
- Vạch ra một kế hoạch trả nợ chi tiết đối với khoản vay này. Trong đó nêu rõ mỗi tháng bạn sẽ phải trả bao nhiêu tiền và sau bao nhiêu tháng sẽ trả được khoản nợ hoàn toàn.
- Hãy thỏa thuận và đề nghị với ngân hàng để được nhận mức lãi suất phạt quá hạn thấp hơn so với quy định để giảm gánh nặng tài chính.
Trên đây là những chia sẻ của nganhang24h về cách trả nợ quá hạn và làm sao để xử lý nợ quá hạn hiệu quả nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về nợ quá hạn, từ đó tránh được những rủi ro về nợ xấu và hậu quả không tốt của nó trong tương lai. Chúc bạn luôn thành công và may mắn trong cuộc sống!