Kể từ năm 2017, hình thúc cho vay đảo nợ đã chính thức bị cấm. Tuy nhiên nhiều ngân hàng và công ty tài chính vẫn lách luật với nhiều hình thức khiến rủi ro tín dụng ngày càng cao. Vậy cho vay đảo nợ là gì? Vì sao hình thức cho vay đảo nợ lại bị cấm? Mời bạn cùng HoTroVay.Vn tìm hiểu nhanh về đảo nợ trong bài viết dưới đây.
1. Đảo nợ là gì?
Đảo nợ (tiếng Anh: Refinancing) là hình thức khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân) vay một khoản vay mới để trả một phần hay toàn bộ khoản vay cũ cho chính ngân hàng/ tổ chức tín dụng đó hoặc tổ chức tín dụng/ ngân hàng khác.
Theo Nghị định 94/2018/NĐ-CP mới nhất của Chính Phủ, đảo nợ được quy định tại Khoản 8 Điều 9 như sau: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.” Khoản nợ mới này sẽ được tính bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi mà doanh nghiệp chưa trả được.
Ví dụ về cho vay đảo nợ:
Ngân hàng cho vay doanh nghiệp 1 tỷ đồng, đến kỳ trả nợ, doanh nghiệp không trả được 1 tỷ tiền gốc lẫn 100 triệu đồng tiền lãi. Thay vì đòi nợ, ngân hàng tiếp tục cho doanh nghiệp vay thêm 100 triệu đồng nữa và lập hợp đồng tín dụng mới 1tỷ 100 triệu đồng.
Bằng cách này, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều tránh được nợ xấu. Tuy nhiên, nếu tình hình doanh nghiệp ngày càng xấu đi thì ngân hàng thay vì có được 100 triệu đồng tiền lãi nhưng lại có nguy cơ mất trắng 1 tỷ 100 triệu đồng chưa kể tiền lãi của hợp đồng vay mới này.
2. Phí đảo nợ được tính như thế nào?
Đảo nợ là hành vi vi phạm pháp luật, chính vì vậy các khoản phí sẽ không được niêm yết công khai trong biểu phí của ngân hàng. Với hình thức vay tiền đảo nợ từ các dịch vụ bên ngoài thì phí đảo nợ thường rất cao, có nơi tính theo ngày, cụ thể là 0.3% – 0.5%/tổng số tiền vay/ 1 ngày. Tức là khoảng hơn 120%/ năm, cao gấp nhiều lần ngân hàng.
Nếu khách hàng vay 1 khoản vay đảo nợ 1 tỷ đồng, thời gian để hoàn thành hồ sơ tái vay khoản vay mới từ ngân hàng mất 3 – 10 ngày thì khách hàng phải trả phí đảo nợ là 30 – 100 triệu đồng. Thời gian xét duyệt của ngân hàng càng dài thì tiền lãi sẽ càng tăng cao.
3. Phân biệt vay đảo nợ và đáo hạn ngân hàng
Nếu không tìm hiểu kỹ, chắc chắn bạn sẽ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đảo nợ và đáo hạn (đáo nợ). Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng 2 hình thức này bản chất lại khác nhau.
Đảo nợ là việc cho vay 1 khoản nợ mới để thanh toán nợ cũ. Trong khi đó, đáo hạn để chỉ hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng tiền gửi sắp hết hạn thanh toán. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính.
Cả hai hình thức trên đều nhằm mục đích là kéo dài thời gian trả nợ cho khoản vay sắp hết hạn. Khách hàng làm hồ sơ đáo hạn hay đảo nợ đều bị mất phí cao.
Đồng thời hai hình thức này đều bị Nhà nước nghiêm cấm tại Thông tư 39/2016.
Điểm khác nhau:
Đảo nợ | Đáo hạn |
|
|
4. Cách đảo nợ của ngân hàng như thế nào?
Mặc dù đây là hình thức vai phạm nhưng vì một số lý do như tránh trích lập dự phòng cho ngân hàng hay hỗ trợ khách hàng tốt đang gặp khó khăn buộc cán bộ tín dụng phải đảo nợ cho khách hàng một cách hợp lý và đảm bảo an toàn để tránh bị phạt.
Hiện nay có nhiều hình thức cho vay đảo nợ như:
- Đảo nợ trong cùng một ngân hàng;
- Đảo nợ bằng cách vay dịch vụ bên ngoài lãi suất cao để thanh toán nợ ngân hàng rồi vay lại để trả nợ cho dịch vụ vay bên ngoài;
- Đảo nợ bằng cách chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn.
Cụ thể, ngân hàng sẽ tránh trường hợp để tiền không ra khỏi ngân hàng. Đảm bảo thời gian trả tiền vào và thời gian giải ngân nợ mới là khác ngày. Vì nếu cúng 1 ngày có 2 nghiệp vụ phát sinh trên cùng số tiền, cùng khách hàng thì có nghĩa là đảo nợ.
Bên cạnh đó, ngân hàng có thể dùng nguồn tiền khác ngoài kinh doanh của khách hàng để đảo nợ. Để thực hiện việc này, khách hàng vay phải chủ động chuẩn bị trước khoản tiền bên ngoài, tới hạn thì thanh toán cho ngân hàng để được tái vay.
Ngoài ra, khách hàng có thể dùng tên của người khác làm món nợ vay mới. Tuy nhiên để hoàn thiện một hồ sơ vay mới sẽ mất nhiều thời gian.
5. Ưu điểm của hình thức cho vay đảo nợ
Về mặt tích cực, đảo nợ là hình thức cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp hồi sinh, ngân hàng tránh được nợ xấu, làm sạch sổ sách. Nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất vốn rất cao.
Thực chất hành vi cho vay đảo nợ chính là hình thức tránh nợ xấu của ngân hàng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thay vì có rất nhiều khoản nợ quá hạn đáng lý ra phải chuyển xuống nhóm nợ xấu thì đảo nợ lại cho phép các món nợ đó trở nên bình thường, tạo nên chất lượng giả tạo.
Việc này đồng nghĩa với Bảng cân đối tài sản của ngân hàng sẽ “sạch” hơn. Các ngân hàng sẽ không phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro, điều này làm suy giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.
Đảo nợ chỉ thực sự có tác dụng tích cực đối với các doanh nghiệp khó khăn tạm thời, có khả năng khôi phục thì khoản vay mới sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
6. Rủi ro của hình thức vay đảo nợ là gì?
6.1. Hợp đồng vay mới không được ngân hàng chấp nhận
Nhiều khách hàng chọn cách vay đảo nợ từ các tổ chức tín dụng bên ngoài, trong đó có cả tổ chức tín dụng đen để được vay vốn nhanh, sau đó thanh toán tiền gốc và lãi cho ngân hàng để đăng ký khoản vay mới. Sau khi có được khoản vay mới lại tiếp tục thanh toán cho tổ chức tín dụng đen.
Một rủi ro xảy ra chính là nếu hồ sơ vay mới của khách hàng không được chấp nhận. Như vậy, khách hàng sẽ không có tiền để thanh toán khoản vay cho tổ chức tín dụng, dẫn đến lãi suất tăng nhanh và doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
6.2. Rủi ro từ việc làm hồ sơ giả
Một số trường hợp doanh nghiệp lấy lý do khác để làm hồ sơ vay, nhưng thực chất lại dùng tiền đó để thanh toán nợ ngân hàng với hành vi đảo nợ. Nếu mọi chuyện vỡ lẽ thì doanh nghiệp đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi làm giả giấy tờ, hồ sơ vay vốn.
6.3. Rủi ro nợ xấu
Nếu doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, tiếp tục làm ăn thua lỗ, không có tiền để trả nợ thì việc thực hiện hành vu đảo nợ mang lại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng khi trở thành nợ xấu.
6.4. Trách nhiệm dân sự và hình sự
Nếu hành vi đảo nợ của cá nhân hay doanh nghiệp tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bị cơ quan Nhà nước phát giác được thì bản thân họ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự bởi đơn giản đây là hành vi vi phạm pháp luật mà chính phủ đã đề cập rất rõ trong nghị định.
7. Vì sao Nhà nước lại cấm cho vay đảo nợ?
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2017, chính phủ đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quy chế cho vay 1627. Theo đó, các ngân hàng không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính ngân hàng đó hoặc tại ngân hàng khác trừ 2 trường hợp như sau:
- Khách hàng có thể đảo nợ tại các tổ chức tín dụng khi dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán các khoản lãi suất phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng công trình mà chi phí lãi suất tiền vay đã được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp phép hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng được vay đảo nợ khi dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán cho các khoản nợ thuộc 03 trường hợp như vay phục vụ kinh doanh; thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn của khoản vay cũ; khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Lệnh cấm cho vay đảo nợ được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi nếu tình trạng cho vay đảo nợ chấm dứt thì chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu cá nhân hay doanh nghiệp, và cả sức khỏe ngân hàng khi đó sẽ được nhìn nhận thực tế, tránh tình trạng che dấu nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc cấm đảo nợ cũng giảm rủi ro cho người vay, tránh mất tài sản nếu thiếu kiến thức về pháp luật. Bởi hiện có tình trạng dụ dỗ người vay lập hợp đồng ủy quyền để vay đảo nợ bằng cách sang nhượng rồi thế chấp tài sản như thế chấp nhà đất.
Vì ranh giới giữa mục đích đảo nợ để che giấu nợ xấu và đảo nợ để hỗ trợ sản xuất là rất khó phân biệt, chỉ phụ thuộc vài quan điểm và đạo đức của từng ngân hàng.
Vì thế, việc cấm hành vi đảo nợ là điều cần thiết phải thực hiện và cần được nghiêm chỉnh chấp hành để tránh mang lại rủi ro cho người vay và cả ngân hàng.
Trên đây là những thông tin tham khảo về vay tiền đảo nợ là gì. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết trong khi đi vay để tránh rơi vào trường hợp vay đảo nợ vi phạm pháp luật, tránh gây ra những sai phạm đáng tiếc.