Fintech là một thuật ngữ khá phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 khi nhắc đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mặc dù chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng và tác động lớn đến thị trường tiền tệ, tài chính, ngân hàng nhưng định nghĩa Fintech là gì và các thông tổng quan về Fintech vẫn còn mơ hồ. Và trong bài viết này, HoTroVay.Vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Fintech, cùng theo dõi để có thêm các thông tin hữu ích nhé.
1. Định nghĩa Fintech là gì?
Fintech là thuật ngữ kết hợp giữa Finance (Tiền tệ, tài chính) và Technology (Công nghệ). Như vậy có thể định nghĩa, Fintech là công nghệ tài chính. Một cách đơn giản hơn, Fintech đề cập đến việc sáng tạo công nghệ để áp dụng cho các hoạt động, dịch vụ liên quan đến tài chính. Thuật ngữ này không bắt nguồn từ những hệ thống tiền tệ hiện có, mà là một sự phát triển, ứng dụng của công nghệ vào hệ thống tiền tệ đó.
Mặc dù đã xuất hiện từ những năm 2008, thế nhưng đến khi công nghệ 4.0 bùng nổ thì Fintech mới thật sự được quan tâm. Fintech giúp làm thay đổi cách thức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ. Fintech giúp hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho phù hợp hơn với thời đại công nghệ số. Từ đó, người dùng có thể sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài chính, tiền tệ một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
2. Hệ sinh thái Fintech là gì?
Hệ sinh thái Fintech chính là môi trường phát triển của Fintech trong đó có nhiều lĩnh vực khác nhau. Và tại Việt Nam, hệ sinh thái này sinh tồn chủ yếu dựa vào 3 yếu tố chính là: Khả năng tiếp cận thị trường, khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ pháp lý.
Trong đó, hệ sinh thái của công nghệ tài chính Fintech đã tiếp cận nhiều trên thị trường ở nhiều mảng và nổi bật có thể kể đến như:
- Tài chính cá nhân.
- Cho vay ngân hàng.
- Trung gian thanh toán.
- Điểm tín dụng.
- Gọi vốn cộng đồng.
- Công nghệ bảo hiểm.
3. Các nhóm đối tượng của Fintech gồm những ai?
Đối với thị trường tài chính truyền thống sẽ chỉ bao gồm 2 đối tượng là các định chế tài chính (ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, công ty tài chính, chứng khoán…) và khách hàng. Tuy nhiên, với Fintech được hiểu là một công ty công nghệ nhúng tay vào thị trường tài chính thì sẽ có 3 đối tượng tác động qua lại lẫn nhau:
3.1. Công ty Fintech
Là công ty hoàn toàn độc lập, hoạt động trong mảng công nghệ thông tin và cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tài chính.
3.2. Định chế tài chính
Việc nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ trong lĩnh vực tài chính, cá định chế tài chính đã hợp tác cùng các công ty Fintech để phát triển dịch vụ. Đây cũng là thực thể quan trọng nhất, bởi không chỉ trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech, các nghiên cứu công nghệ; đế chế tài chính còn chủ động nắm giữ công nghệ này để chiếm lĩnh thị trường.
3.3. Khách hàng
Khách hàng của Fintech là những người dùng sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech nói chung.
4. Đặc điểm của Fintech
Trong mỗi lĩnh vực, Fintech sẽ có một đặc điểm riêng. Nếu như đối với ngân hàng, đặc điểm của Fintech là hỗ trợ các dịch vụ chuyển và thanh toán tiền. Thì đối với lĩnh vực tài chính đây chính là nền tảng kết nối người đi vay với đơn vị cho vay, mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Các quá trình tiếp cần, đăng ký thủ tục, xét duyệt đều được thực hiện online (máy tính, điện thoại) tất cả đều được hỗ trợ gián tiếp thông qua các công ty tài chính có sử dụng Fintech.
Fintech sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhận diện, thống kê, thiết lập các nhu cầu, dịch vụ tài chính thông qua hệ thống mà công ty tài chính đã thiết lập. Công nghệ tài chính này sẽ dần thay đổi thói quen của người dùng, thay đổi từ cách sử dụng các dịch vụ tài chính truyền thống sang dịch vụ online. Điều này không chỉ là khởi đầu cho công nghệ 4.0 trong tài chính, mà cũng mang đến sự nhanh chóng, tiện lợi hơn cho người dùng.
Bên cạnh đó, Fintech còn làm thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai. Khi công nghệ này được áp dụng, nguồn nhân lực đòi hỏi phải cao cấp hơn, không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải am hiểu về công nghệ. Với đặc điểm đó, Fintech sẽ giảm thiểu nguồn nhân lực, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng khi 1 người có thể hỗ trợ nhiều khách hàng hơn.
5. Các sản phẩm của Fintech phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường, hiện tại có rất nhiều các sản phẩm của Fintech và chính cá nhân mỗi người đang sử dụng một hoặc rất nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra đó là sản phẩm của công nghệ tài chính, và dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
5.1. Ví điện tử
Ở Việt Nam, các sản phẩm ví điện tử đã không còn quá xa lạ với người dùng. Chắc chắn bạn đã từng nghe đến ví MoMo, Payoo, ZaloPay, ViettelPay, Airpay, VNPay… đó là các sản phẩm của Fintech.
Các ví điện tử sẽ giúp người dùng thanh toán các chi phí, hóa đơn, mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn; hay thậm chí là thực hiện các lệnh chuyển tiền, rút tiền và nhận tiền từ một người dùng khác cũng đang sử dụng ví điện tử. Chiếc ví này được mã hóa thông qua một ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng qua các chiếc điện thoại thông minh.
5.2. Dịch vụ cho vay vốn
Đây là sản phẩm dịch vụ khá phát triển hiện nay, và bạn biết không dịch vụ vay tiền online của rất nhiều đơn vị tại Việt Nam đã ứng dụng công nghệ tài chính Fintech. Nhờ vào việc ứng dụng công nghệ này, người vay có thể nhanh chóng có được khoản vay như mong muốn mà không cần phải thực hiện nhiều giấy tờ, thủ tục cũng như gặp mặt ký kết hợp đồng.
Rất nhiều các đơn vị cho vay tài chính đã áp dụng Fintech có thể kể đến như: Doctordong, Robocash, Senmo… Và hiện nay, các ngân hàng cũng đã bắt đầu thực hiện việc cho vay theo hình thức này.
Để có thể đáp ứng nhu cầu tài chính của cá nhân, người dùng có thể tìm kiếm một ứng dụng vay tiền hoặc một website vay tiền online bất kỳ. Chỉ cần thực hiện các thao tác đăng ký trực tuyến trên điện thoại, đơn vị vay sẽ kết nối với người vay để cung cấp các thông tin về điều kiện hợp đồng. Sau khi thỏa thuận thành công, khoản vay sẽ nhanh chóng được chuyển đến tài khoản ngân hàng.
5.3. Chuyển tiền Online
Với Fintech giờ đây khi có nhu cầu chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng bất kỳ bạn không cần phải mang tiền mặt đến phòng giao dịch. Giờ đây, việc chuyển tiền sẽ nhanh chóng hơn khi bạn có thể thực hiện online thông qua các dịch vụ được áp dụng Fintech do các ngân hàng cung cấp.
Và Internet Banking, Mobile Banking hay Bank Plus chính là các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp giúp người dùng có thể chuyển tiền nhanh chóng hơn ở mọi lúc, mọi nơi.
5.4. Đồng tiền điện tử – Bitcoin
Đây được xem là sản phẩm nổi bật của công nghệ tài chính Fintech trong vài năm gần đây. Tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số được trao đổi trực tiếp thông qua các thiết bị có kết nối Internet (điện thoại, máy tính bảng, máy tính…) không cần phải thông qua đơn vị tài chính nào.
Ngoài ra, Fintech còn là sản phẩm của các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán (giúp mua bán cổ phiếu theo nhu cầu của mình), và Fintech còn là công cụ dùng để so sánh dịch Gobear (nền tảng so sánh các dịch vụ tài chính ở châu Á).
6. Tác động của Fintech đối với thị trường tài chính, ngân hàng
Sự trỗi dậy của công nghệ tài chính Fintech thời gian qua đã tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, ngân hàng theo hướng tích cực.
6.1. Xóa ngôi kênh phân phối dịch vụ tài chính truyền thống
Fintech ra đời đã dần xóa vị trí độc tôn của dịch vụ tài chính truyền thống. Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking, internet banking, hay các kênh bán hàng quan Internet… Mặc dù không thể thay thế, nhưng Fintech đã phần nào làm giảm tải các giao dịch truyền thống tại các chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng.
6.2. Cạnh tranh khốc liệt về công nghệ giữa các tổ chức tài chính
Khi Fintech trở thành xu hướng, hàng loạt các đơn vị tài chính rót vốn để thành lập. Điều này sẽ tạo ra một thách thức không hề nhỏ, khi các định chế tài chính này sẽ cạnh tranh gay gắt để sinh tồn.
6.3. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao
Các Big Data sẽ được Fintech phân tích hành vi khách hàng, từ đó các dịch chế tài chính có thể thu thập thông tin đầy đủ hơn. Điều này sẽ góp phần giảm các chi phí, hỗ trợ quá trình ra quyết định, đồng thời giúp ngân cao chất lượng dịch vụ và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
6.4. Thay đổi nguồn nhân lực
Ứng dụng Fintech vào lĩnh vực tài chính ngân hàng được dự đoán sẽ thay thế lượng lớn nhân viên ở các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm. Thay vào đó các nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ được chú trọng hơn (giỏi về nghiệp vụ và cả công nghệ thông tin).
Hy vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trên đây, người dùng đã có thể hiểu hơn Fintech là gì cũng như các ứng dụng, tác động của công nghệ tài chính với thị trường tiền tệ, ngân hàng. Việc ứng dụng Fintech vào tài chính ngân hàng giúp các hoạt động trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn.