Nếu từng vay vốn ngân hàng hẳn bạn sẽ nghe nói tới giải ngân. Vậy giải ngân là gì? Thủ tục giải ngân khi vay vốn ngân hàng có phức tạp không? Nắm rõ quy trình cũng như các thủ tục giải ngân giúp việc vay vốn của bạn nhanh chóng và đơn giản hơn.
1. Giải Ngân Là Gì?
Giải ngân là ngân hàng xuất tiền cho khách hàng theo như hợp đồng cho vay đã được thỏa thuận trước đó.
2. Các Hình Thức Giải Ngân
Tùy vào mục đích vay vốn mà có hình thức giải ngân khác nhau, cụ thể như:
2.1. Giải Ngân Phong Tỏa
Ngân hàng sẽ giải ngân qua tài khoản ngân hàng khác theo mục đích của người vay. Sau khi đã giao dịch, mua bán, khoản tiền vay được chuyển vào tài khoản của đơn vị bán đó.
2.2. Giải Ngân Không Phong Tỏa
Khi bạn thanh toán, số tiền sẽ được chuyển đến bên thứ 3 hay rút ra sử dụng.
3. Các Phương Thức Giải Ngân Vốn Vay Ngân Hàng
Hiện nay có một số phương thức giải ngân vốn vay ngân hàng đó là
3.1. Phương Thức Giải Ngân Vốn Cho Vay Sử Dụng Dịch Vụ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt
Giải ngân được diễn ra với hình thức không dùng tiền mặt, đơn vị giải ngân cần thực hiện qua hình thức tín dụng khác. Tức là khoản vay sẽ được bên giải ngân chuyển vào tài khoản tín dụng của khách hàng.
Khoản vay được chuyển vào tài khoản người vay ngay trong ngày đầu ký hợp đồng giải ngân. Khi bạn thanh toán cũng sẽ trả qua tài khoản ngân hàng, hơn nữa đó là tài khoản đã ký kết hợp đồng trước đó.
3.2. Phương Thức Giải Ngân Vốn Cho Vay Bằng Tiền Mặt
Phương thức này áp dụng với các trường hợp cụ thể là:
- Khách hàng được thụ hưởng giải ngân nhưng lại không có tài khoản thanh toán ở ngân hàng cho vay.
- Người tiến hành giải ngân không có tài khoản thanh toán ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3.3. Phương Thức Giải Ngân Vốn Cho Vay Sử Dụng Dịch Vụ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Hoặc Bằng Tiền Mặt
Để thực hiện phương thức giải ngân này còn phụ thuộc vào yếu tố như:
- Bên giải ngân có tài khoản thanh toán ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tài khoản giải ngân không quá 100.000.000. Trường hợp này áp dụng phương thức không dùng tiền mặt.
- Nếu bên giải ngân không có tài khoản ở bên cung ứng dịch vụ thanh toán, mà đối tượng giải ngân là cơ quan tổ chức dùng vốn Nhà nước sẽ thực hiện giải ngân cho bên hưởng bằng tiền mặt.
4. Quy Trình Giải Ngân Vay Vốn Ngân Hàng
Quy trình giải ngân bao gồm các bước cụ thể sau đây:
4.1. Thu Thập Và Xác Thực Thông Tin Khách Hàng
Nhân viên ngân hàng thu thập thông tin cá nhân của khách hàng , cụ thể là các thông tin như:
- Khách hàng muốn vay bao nhiêu tiền?
- Mục đích vay vốn là tiêu dùng hay kinh doanh?
- Có thể trả nợ đúng hạn không?
- Có tài sản đảm bảo không? Tài sản là gì?
4.2. Chuẩn Bị Hồ Sơ Thủ Tục Vay Vốn
Ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, điều này quyết định tới việc ngân hàng có phê duyệt cho bạn không. Do đó bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tùy vào mỗi ngân hàng mà bổ sung hay lược bỏ giấy tờ nào đó.
4.3. Thẩm Định
Khi đã hoàn thiện hồ sơ, chuyên viên tín dụng sẽ thẩm định chính xác hồ sơ mà khách hàng cung cấp, xác minh, đối chiếu thông tin. Quá trình thẩm định hồ sơ, chuyên viên tín dụng sẽ đưa ra các câu hỏi để xác định xem bạn có phù hợp với điều kiện cho vay không.
4.4. Phê Duyệt Khoản Vay
Chuyên viên tín dụng lập báo cáo đề xuất số tiền được vay rồi trình phê duyệt. Các khoản vay lớn sẽ có bộ phận thẩm định hồ sơ kỹ nhằm đảm bảo minh bạch, khách quan. Tùy vào điều kiện của mỗi hồ sơ mà ngân hàng có thể phê duyệt hay từ chối khoản vay.
4.5. Giải Ngân Vay Vốn Ngân Hàng
Khi có quyết định cho vay, ngân hàng sẽ giải ngân theo đúng số tiền trong hợp đồng. Có thể giải ngân 1 lần hay nhiều lần tùy vào nhu cầu của khách hàng.
5. Hồ Sơ Giải Ngân
Để dễ dàng vay vốn bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ như:
5.1. Giấy Tờ Chứng Minh Nhân Thân
- CMND/thẻ CCCD còn hiệu lực.
- Sổ hộ khẩu/giấy đăng ký tạm trú dài hạn.
- Giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận độc thân.
5.2. Giấy Tờ Chứng Minh Tài Chính
- Hợp đồng lao động còn thời hạn, sao kê lương, bảng lương.
- Với doanh nghiệp cần giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn, sổ bán hàng.
- Với nguồn từ cho thuê tài sản cần có giấy tờ chứng minh thu nhập từ nguồn cho thuê.
5.3. Giấy Tờ Chứng Minh Mục Đích Sử Dụng Vốn
- Giấy tờ chứng minh mục đích dùng vốn như: hợp đồng mua bán, giấy thông báo nộp tiền, giấy đặt cọc.
- Dự toán xây sửa, dự toán chi phí.
- Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn trong tương lai.
Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo - Sổ hồng, sổ đỏ, giấy phép đăng ký xe nếu tài sản là ô tô…
- Giấy tờ cá nhân nếu tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh…
6. Lưu Ý Khi Làm Thủ Tục Giải Ngân Vốn Vay
Khi làm thủ tục giải ngân vốn vay cần chú ý một số vấn đề như:
- Đọc hợp đồng và những điều khoản xem có phù hợp hoặc bất lợi gì không.
- Trước khi giải ngân nếu còn thắc mắc về hồ sơ, lãi suất,…hãy yêu cầu nhân viên giải đáp, điều chỉnh.
- Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng nhằm đảm bảo tính pháp lý.
- Khi hồ sơ đã phê duyệt nhưng chưa giải ngân bạn vẫn có thể từ chối khoản vay nếu có vấn đề không thỏa đáng.
7. Rủi Ro Của Hoạt Động Giải Ngân Như Thế Nào?
Rủi ro lớn nhất là tình trạng nợ xấu, nếu có nợ xấu ngân hàng sẽ bị giảm uy tín. Hơn nữa khi tổng số dư nợ lớn có thể làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng với tiền gửi. Do đó vốn của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Với kinh tế thị trường nếu có rủi ro do giải ngân sẽ khiến kinh tế hỗn loạn. Khả năng chi trả tiền gửi của ngân hàng giảm đi sẽ làm khách hàng rút vốn khỏi ngân hàng.
8. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Về vấn đề giải ngân có một số câu hỏi thường gặp như:
8.1. Tần Suất Giải Ngân Là Gì?
Là số lần giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định, không có tần suất cố định cho giải ngân.
8.2. Rút Tiền Có Phải Giải Ngân Không?
Rút tiền là khách hàng lấy tiền gửi ở ngân hàng hay thẻ tín dụng trả trước mà họ sở hữu, nên đó không phải là giải ngân.
8.3. Thời Gian Giải Ngân Thường Diễn Ra Trong Bao Lâu?
Tùy vào mỗi ngân hàng, thời gian giải ngân có thể từ 1-2 ngày, nếu hồ sơ phức tạp sẽ mất từ 3-4 ngày hay 1 tuần.
9. Kết Luận
Trên đâyHoTroVay.Vn vừa giới thiệu đến các chi tiết về vấn đề giải ngân là gì? Mong rằng các chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, đảm bảo vay vốn thuận lợi và được giải ngân nhanh chóng.