- Cách kiểm tra điểm tín dụng CIC?
- Nợ xấu là gì?
- Nợ dưới tiêu chuẩn là gì?
- Có mấy loại nhóm nợ?
Hi vọng qua bài viết Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Điểm Tín Dụng của Bạn trên CIC của HoTroVay.Vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
1. Nợ xấu là gì
Nợ xấu là khái niệm bao gồm các nhóm nợ được phân loại vào các khoản nợ vay khó hoàn lại, nợ xấu thường bao gồm cả vốn lẫn lãi của khoản vay và những khoản nợ xấu thường không hề nhỏ. Số tiền vay lớn trong một khoản thời gian dài kèm theo mức lãi suất cao đã trở thành một gánh nặng không những cho người vay, mà còn cho ngân hàng trong việc thu hồi khoản vay nợ xấu.
Vấn đề của nợ xấu xuất phát từ các khoản vay mà người cho vay cần làm rõ vấn đề nợ không thể thu hồi và có khả năng sẽ phải mất khoản cho vay. Đối với các tổ chức tín dụng thì các khoản nợ xấu với số tiền ít thường nhiều vì mức độ rủi ro cao, các khoản nợ xấu với số tiền lớn có thể đã được con nợ thế chấp tài sản khi vay, tuy nhiên cho dù có tài sản thế chấp nhưng đó vẫn được gọi là nợ xấu.
Khi các khoản vay của bạn đến hạn thu hồi mà bạn không đủ khả năng chi trả, để quá hạn hay trốn tránh thì bạn sẽ bị cho là nợ xấu, vấn đề này thường gặp ở những cá nhân kinh doanh thua lỗ, vỡ nợ. Và nợ xấu sẽ được chia làm 5 nhóm được lưu trữ tại Trung tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
2. Phân loại 2 nhóm nợ xấu
2.1. Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
Đây là nhóm nợ bao gồm các khoản nợ vẫn có khả năng thu hồi tiền cả gốc lẫn lãi theo đúng thời gian hợp đồng. Thời gian trễ nợ dưới 10 ngày và khách hàng phải nộp phí phạt trễ hạn hợp đồng là 150.000 đồng, khi trả tiền cần thanh toán cả gốc lẫn lãi sẽ không làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
2.2. Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý
Đây là nhóm nợ bao gồm các khoản nợ cần cơ cấu lại thời gian vay nợ trên hợp đồng vì khả năng thanh toán của khách hàng không có. Thời gian chậm thanh toán có thể kéo dài trong khoảng từ 10 đến 30 ngày. Thời gian càng lâu bạn càng có thể bị xếp vào nhóm nợ xấu hơn và ảnh hưởng lớn đến điểm tín dụng của khách hàng.
2.3. Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn
Đây là nhóm nợ bao gồm các khoản nợ cần cơ cấu kéo dài thời gian vay nợ trên hợp đồng vì khả năng thanh toán của khách hàng không có, kèm theo đó ngân hàng có thể sẽ giảm hoặc miễn lãi để lấy lại vốn của mình. Khoản nợ này thường chậm thời gian thanh toán từ 1 đến 3 tháng. Các khách hàng thuộc diện nhóm 3 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng của khách hàng.
2.4. Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ
Đây là nhóm nợ bao gồm các khoản nợ cần cơ cấu lại thời gian vay nợ trên hợp đồng vì khả năng thanh toán của khách hàng không có. Thông thường là các khách hàng đang gặp khó khăn trong công việc, thua lỗ hay phá sản, các khoản nợ trong nhóm này thường trễ trong khoản từ 90 đến 180 ngày.
Ngân hàng thường tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng hàng để có thể thanh toán khoản vay, tuy nhiên khách hàng nằm trong nhóm này bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng
2.5. Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng không thu hồi được vốn
Đây được xem là nhóm nợ xấu nhất với mức ảnh hưởng đến điểm tín dụng cực kì cao có thể là ở mức điểm thấp nhất, thời gian chậm thanh toán khoản nợ đã vượt quá 180 ngày, khoản nợ đã được gia hạn nhiều lần và tạo các điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán các khoản nợ không có khả năng thanh toán và bên cho vay có thể xảy ra trường hợp không thể thu hồi được vốn.
Với việc phân loại 5 nhóm nợ như trên có thể làm nguồn dữ liệu cho các tổ chức tài chính theo dõi dễ dàng và đánh giá lịch sử tín dụng để quyết định có nên cho vay hay không. Các trường hợp khách hàng rơi vào nhóm nợ 1 hoặc 2 sau khi trả đủ lãi lẫn gốc và đóng phụ phí thì có thể sẽ được xóa tên khỏi danh sách nợ xấu, tuy nhiên đối với các nhóm 3,4 và 5 thì lịch sử nợ xấu sẽ được lưu lại và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tín dụng của khách hàng sau này. Thông thường các khách hàng có khoản nợ xấu thuộc nhóm 3,4 và 5 phải trả hết cả vốn lẫn lãi và chờ từ 3 đến 5 năm mới được tiếp tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
3. CIC là gì
CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center, hay còn được gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Đây là tổ chức đầu tiên giúp chúng ta tra cứu, kiểm tra nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, với nhiệm vụ phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng và thu nhận, lưu trữ, phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
Trong đó nhiệm vụ chính của CIC là cung cấp thông tin khách hàng và lịch sử các khoản vay và thanh toán tại hệ thống các ngân hàng, từ đó cung cấp dữ liệu, thoogns kê và báo cáo tình trạng lịch sử tín dụng của khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Cách hoạt động của tổ chức CIC
3.1. Các hoạt động của tổ chức CIC
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ cung cấp thông tin và lịch sử tín dụng của các khách hàng được xếp vào nhóm nợ xấu như các khoản vay, tên người vay hoặc tổ chức, quá trình thanh toán khoản vay, thời gian trễ hạn. Từ đó hệ thống của CIC sẽ tập hợp thành một cơ sở dữ liệu hợp nhất từ các thông tin của các ngân hàng về các khoản nợ xấu, CIC sẽ cấp cho các tổ chức tín dụng quyền truy cập vào hệ thống của CIC để tra cứu nhằm hỗ trợ ra quyết định cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Có thể nói CIC như là một cuốn sổ đen để ghi lại tất cả những khoản nợ xấu từ khách hàng của tất cả các ngân hàng, tất cả hoạt động và thông tin của khách hàng nợ xấu đều được lưu trữ nên nếu được xếp vào các nhóm nợ xấu nguy hiểm thì khả năng khách hàng được hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng là rất thấp.
3.2. Các thông tin mà CIC lưu trữ
Các thông tin thuộc về khách hàng có các khoản vay được xếp vào các nhóm nợ xấu được CIC lưu trữ trong hệ thống bao gồm:
- Tổng số tiền, khoản vay mà khách hàng đang nợ, mục đích của việc vay nợ của khách hàng
- Ngân hàng nơi hợp đồng tín dụng được ký
- Thời gian khách hàng thanh toán xong khoản vay nợ xấu
- Lịch sử, tiến trình của việc thanh toán khoản nợ xấu của khách hàng
- Nhóm nợ mà khách hàng có khoản vay nợ xấu được xếp vào.
- Danh sách tài sản người vay vốn dùng để thế chấp.
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra thông tin, lịch sử nợ xấu của khách hàng trước khi cho vay và xét duyệt hồ sơ, ký kết hợp đồng. Trong trường hợp khách hàng có các khoản nợ xấu thì sẽ từ chối và xử lý theo đúng quy định chung của các tổ chức tín dụng. Đối với các cá nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng thường xuyên thanh toán đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì hệ thống sẽ ghi nhận điểm tốt, sau này rất dễ để có thể tái vay vốn với các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
3.3. Kiểm tra điểm tín dụng của bạn trên CIC
CIC là hệ thống được quản lý bởi trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước nên thông tin được bảo mật rất cao, chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp phép mới có thể trực tiếp truy cập vào hệ thống CIC. Khách hàng có thể kiểm tra điểm tín dụng của mình bằng cách mang theo giấy tờ chứng minh nhân thân còn hạn sử dụng đúng theo quy định của pháp luật như chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước đến các địa điểm sau:
- Kiểm tra thông tin điểm tín dụng tại ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn
- Kiểm tra thông tin điểm tín dụng qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước
3.4. Kiểm tra điểm tín dụng trên CIC trực tuyến
Khách hàng giờ đây có thể kiểm tra thông tin điểm tín dụng của bản thân mình bằng giấy tờ chứng minh nhân thân còn hạn sử dụng đúng theo quy định của pháp luật như chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước. Khách hàng nên thường xuyên kiểm tra điểm tín dụng của bản thân để đảm bảo khả năng tín dụng của bản thân và đảm bảo tình trạng các khoản nợ để tránh tình trạng nợ xấu.
- Bước 1: Khách hàng truy cập vào đường link https://cic.org.vn để vào website chính thức của Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hay còn gọi là CIC.
- Bước 2: Điền các thông tin được yêu cầu như họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ,…
- Bước 3: Hệ thống sẽ gửi một mã OTP về số điện thoại được đăng ký hoặc email của khách hàng. Khách hàng điền chính xác mã OTP để xác nhận và hoàn tất việc đăng ký kiểm tra nợ xấu trên CIC.
- Bước 4: Nhân viên phụ trách sẽ liên hệ với khách hàng để kiểm tra thông tin đăng ký trong vòng 24h kể từ lúc đăng ký thành công. Lúc này nhân viên phụ trách sẽ yêu cầu xác nhận số CMND hoặc thẻ căn cước. Cuối cùng hệ thống của CIC sẽ gửi mail thông tin nợ xấu của khách hàng về email.
3.5. Làm sao để xoá nợ xấu trên CIC
Để xoá thông tin nợ xấu của bạn trên CIC, trên hết bạn cần thanh toán các khoản vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền vay gốc và lãi suất vay, khách hàng sẽ cần lưu trữ các giấy tờ hồ sơ liên quan đến việc tất toán các khoản vay.. Sau khi thanh toán tuỳ thuộc vào từng loại nợ xấu mà sẽ có những khoảng thời gian khác nhau để xoá nợ xấu.
- Thông thường sau 30 ngày kể từ ngày tất toán khoản vay khách nên yêu cầu kiểm tra thông tin nợ xấu trên CIC, lưu ý:
Khách hàng nên thường xuyên kiểm tra thông tin nợ xấu trên CIC để đảm bảo quyền lợi cá nhân theo hướng dẫn hoặc mang CMND hoặc thẻ căn cước đến trực tiếp các trung tâm của CIC để kiểm tra nợ xấu. - Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu số 2 thì thông tin về khoản nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm bạn yêu cầu kiểm tra thông tin nợ xấu trên CIC.
- Còn đối với các nhóm nợ xấu số 3,4,5 thì thông tin về khoản nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ từ 04 đến 05 năm tính từ thời điểm bạn tất toán khoản vay. Nghĩa là bạn có thể xoá hoàn toàn thông tin nợ xấu của mình trên hệ thống của CIC sau 04 đến 05 năm, tuy nhiên nợ xấu nhóm 5 sẽ rất khó khăn trong việc xoá thông tin trên hệ thống CIC.
Cách kiểm tra nợ xấu và xoá nợ xấu là một thông tin cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là việc vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, một khi không xoá được nợ xấu đồng nghĩa với việc bạn không thể tiếp cận được các khoản vay, hiện nay vay vốn ngoài ngân hàng cũng là một trong những phương thức hết sức phổ biến và tiện lợi nhưng lại mang đến nhiều rủi ro. Thông qua bài viết HoTroVay.Vn mong có thể giải đáp được những thắc mắc và cung cấp những thông tin hữu ích của các bạn.