Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen như thế nào? Một câu hỏi mà hiện nay rất nhiều người đặt ra, khi đây là một loại côn trùng có rất nhiều lợi ích với các loại động, thực vật và môi trường xung quanh con người. Nó trở thành vật nuôi kiếm ra tiền khá hấp dẫn.
Vì thế mà hôm nay, nganhang24h sẽ hướng dẫn kỹ thuật nuôi ruồi lính đến từ a-z, cùng những kinh nghiệm có thể áp dụng hiệu quả trong quá trình kinh doanh một cách tốt nhất. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé.
1. Ruồi lính đen và những lợi ích
1.1. Ruồi lính đen là gì?
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia illucens, là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới nuôi, đặc biệt loại côn trùng này có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ruồi lính đen, nó được sinh ra dưới dạng trứng nhỏ khi nhộng ruồi lính đen bắt đầu tiến hành giai đoạn lột xác nó sẽ không còn di chuyển nữa và con ruồi con sẽ bắt đầu chuôi ra từ cái kén đó.
Chúng thường có sẵn trong tự nhiên và có màu đen khi trưởng thành, trông hình dạng dễ lẫn lộn với loài ong. Kích thước của chúng có thể dài khoảng 12 – 20 mm và chỉ có thể sống trong khoảng hơn một tháng từ thời điểm sinh ra. Nói chung ở ruồi lính đen nó sẽ có 6 giai đoạn chính sau đây:
- Giai đoạn trứng: khi được đẻ ra trứng ấp 4 ngày nở thành ấu trùng.
- Giai đoạn ấu trùng: lúc này ấu trùng có màu trắng đục (hoặc hơi vàng đục) và phát triển trong 14 ngày, sau đó chúng lớn thành sâu canxi và có thể dùng làm thức ăn cho gà, cho chim…
- Giai đoạn phát triển thành nhộng đen: nuôi tiếp sâu canxi trong vòng khoảng 14 ngày, lúc này nó sẽ từ màu trắng đục chuyển thành màu đen, có nghĩa là bây giờ nó tồn tại một tên gọi khác chính là nhộng đen.
- Giai đoạn phát triển thành kén: nhộng đen được kích bằng cát khoảng 7 ngày thì sẽ phát triển thành con kén, lúc này nhộng đen không còn hoạt động nữa mà sẽ nằm im.
- Giai đoạn ruồi lính đen sinh sản: Cuối cùng là kén đưa vào chuồng đẻ, sau 5 ngày sẽ phát triển thành Ruồi lính đen, ruồi sẽ được đưa vào buồng lưới chuyên cho sinh sản. Và ruồi lính đen đực và cái giao phối với nhau để sinh ra trứng. Vòng đời của ruồi lính đen kết thúc kể từ đây.
1.2. Ruồi lính đen có lợi ích gì?
- Ruồi lính đen được nhiều nước trên thế giới sử dụng như một phương thức hiệu quả trong việc xử lý rác thải để bảo vệ môi trường tối ưu. Bởi lẽ chúng không gây ra mùi hôi và không tăng thêm hiệu ứng nhà kính, trái lại còn có thể giảm chất thải ở một con số cao, người ta sẽ tiết kiệm nhiều chi phí dùng để xử lý rác thải chỉ với phương pháp này.
Đặc biệt là rác thải từ thức ăn thừa, rau cải hư, củ, quả… được phân hủy trong 10 đến 12 giờ, mặt khác với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần khoảng 10 đến 15 ngày.
- Khi trứng được nuôi đến giai đoạn ấu trùng ruồi lính đen, loại mồi sống rất thích hợp cho gà đông tảo, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích gà ra lông tốt. Bổ sung canxi và phospho cho gà.
Chính vì thế, trong chăn nuôi, ấu trùng ruồi lính đen là nguồn thức ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để nuôi gà, vịt, cá…Ngoài ra ấu trùng ruồi lính đen còn rất phù hợp với nhiều loại thú cưng khác như cá cảnh, chim cảnh, bò sát, kỳ tôm,…Phân của ấu trùng ruồi lính đen cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loài trùn, như trùn quế.
- Con nhộng ruồi lính đen được thị trường sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với giá trị dinh dưỡng cao.
- Ngoài ra nó còn dùng để sản xuất dầu Biodiesel.
- Cuối cùng, một lợi ích khác nữa là nó có thể dùng để sản xuất phân bón hữu cơ và đặc biệt là ruồi lính đen cung cấp một lượng protein cao, cụ thể là 40% – 46%, canxi là 9,34 mg/kg.
Cũng vì những lợi ích quá vượt trội của loại côn trùng này mà nhiều người đổ xô vào kinh doanh nuôi ruồi lính đen để kiếm được lợi nhuận rất hấp dẫn.
2. Cách nuôi ruồi lính đen
Nuôi ruồi lính đen nó khá đặc biệt đấy các bạn ạ, nó sẽ trải qua bốn giai đoạn chính.
2.1. Ủ trứng
Đầu tiên ở việc thực hiện nuôi ruồi lính đen chính là bạn phải thực hiện ủ trứng, những yếu tố cần chuẩn bị là trứng ruồi lính đen, khay ủ trứng, 1kg hèm bia, 1 kg xác mì, 1 lít nước. Số lượng này có thể nhiều hoặc ít hơn tùy theo mô hình bạn lựa chọn nhé.
Sau đó cho hỗn hợp hèm bia, xác mì, nước vào khay ủ rồi trộn lên. Tiếp theo bạn cho nạp trứng lên hỗn hợp và đậy nắp khay để tránh ruồi nhặng, hay bụi bẩn bám vào. Điều đặc biệt nên lưu ý ở giai đoạn này là phải ủ trứng nơi thoáng mát, tránh những nơi quá ẩm ướt.
2.2. Đưa vào máng nuôi
Bước tiếp theo của việc nuôi ruồi lính đen chính là đưa vào máng nuôi. Sau khi ủ được khoảng 4 ngày thì trứng nở cho vào máng nuôi có diện tích 2m2. Tiếp tục nuôi 14 ngày sẽ thu được 4-6kg sâu/khay.
Nhiệt độ cao thì trứng nở nhanh còn ngược lại nở chậm, tỷ lệ nở không cao. Với mùa xuân, mùa hè và mùa thu, sau khoảng 2 ngày trứng nở ra ấu trùng non rồi bò xuống sinh khối dinh dưỡng trong khay và sinh trưởng, phát triển tại đó.
2.3. Nuôi thành nhộng
Sau bước đưa vào máng nuôi là bạn phải thực hiện giai đoạn nuôi chúng thành nhộng. Thường thì 16 đến 18 ngày ấu trùng trưởng thành và dần chuyển hóa sang tiền nhộng. Chọn những con to, đều dành để làm giống còn những con nhỏ chuyển làm thương phẩm.
Nuôi sau 14 ngày và đưa ra máng đất, tiếp tục cho ăn (cơm, canh, rau củ thừa, thịt động vật) Lưu ý là không nên cho ăn nhiều sẽ sinh ra mùi hôi. Nếu máng đất của bạn có nước thì xử lý bằng xác mì để hút bớt nước.
2.4. Nuôi ruồi lính đen
Thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen chủ yếu là rau củ quả đã hư hỏng. Những thực phẩm này thường xin ở chợ, loài này khá phàm ăn, suốt vòng đời, một kg ấu trùng sẽ tiêu thụ hết 5 cân củ quả. Theo như lượng thức ăn cung cấp tính toán cho ruồi lính đen thì với 1 tấn rau, củ, quả hư hỏng bỏ đi đem nuôi nuôi ấu trùng ruồi lính đen có thể cho ra 260 – 270 ki lô gam nhộng ruồi.
Giữ nhiệt độ nuôi ở tầm khoảng 25-30 độ C, vì đây là mức nhiệt độ giúp ruồi lính đen phát triển mạnh mẽ nhất và hầu như không xuất hiện rủi ro trong trường hợp này.
3. Cách làm chuồng nuôi ruồi lính đen
Chuồng nuôi ruồi lính đen thưởng sẽ được thiết kế bằng vải mùng, có diện tích từ 5 đến 30 mét vuông và luôn khép kín để chúng khỏi bay ra ngoài. Mỗi chuồng nuôi ruồi lính đen bạn có thể thả khoảng 100.000 con ruồi vào và bắt đầu nuôi nó.
Trong chuồng được đặt những thanh gỗ mỏng buộc với nhau bằng dây thun cho những con ruồi lính đen này đẻ trứng. Loài này hay đẻ trong khe hở nên làm vậy để giống tập quán tự nhiên. Ngoài ra, mỗi chuồng phải có xô để thực phẩm rữa nhằm kích thích ruồi bu lại sinh sản, đây là bí quyết làm chuồng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mọi việc được tiến hành rất thận trọng theo kiểu chậm mà chắc. Quan trọng là nhà lưới dành cho ruồi lính đen phải được làm trong nhà kính khép kín cho nên ruồi lính đen không thể bay ra ngoài được. Ruồi lính đen hiền lành, không nhanh nhẹn như ruồi nhà nên dễ là đối tượng của côn trùng và động vật săn mồi.
Bên dưới chuột khoét lỗ vào trại để ăn ruồi, bên trên hở cái là thằn lằn, chim chóc cũng tìm cách lao vào. Vì thế mà nên cẩn thận nhất có thể bạn nhé!
4. Mua trứng ruồi lính đen ở đâu?
Tìm mua trứng ruồi lính đen hiện nay cũng không phải là điều quá khó khăn nữa, khi mà internet ngày càng phát triển tạo ra việc tìm kiếm và cơ hội buôn bán cho rất nhiều sản xuất trong đó có buôn bán trứng ruồi lính đen. Bạn có thể tìm kiếm các mối buôn này trên các trang mạng xã hội hay các website để biết được nhiều nguồn hàng và so sánh lựa chọn.
- Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hợp tác xã Hưng Điền chính là địa chỉ chuyên cung cấp trứng ruồi lính đen mà nếu đang muốn tìm, chắc chắn bạn sẽ cần. Tại đây, bạn có thể thấy được những mặt lợi ích, cách nuôi, nhân giống loài vật này ngay trên thực tế. Vừa mua hàng vừa được đúc kết kinh nghiệm rất tốt.
- Tại phía bắc có ông Phạm Văn Bé (ấp Đức Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng, Đức Hòa, Long An) ông là một người thầy giáo nhưng sau này lại nuôi ruồi lính đen lấy trứng, một nhà cung cấp khá thú vị bạn nên tìm hiểu để có được cho mình một nói nhập hàng ưng ý.
Trên đây là tất tần tật những bí quyết kinh doanh ruồi lính đen hiệu quả, những kỹ thuật nuôi cũng những kiến thức mà nganhang24h vừa trình bày hi vọng bạn có thể áp dụng hiệu quả cho mô hình kinh doanh của bản thân. Chúc thành công và may mắn nhé!