Bạn có thể làm giấy xác nhận số dư, sao kê tài khoản ngân hàng theo 2 cách online tại nhà hoặc đến ngân hàng. Thủ tục cần có bao gồm giấy chứng minh nhân dân, sổ tiết kiệm, đơn đề nghị,… Để được hướng dẫn cụ thể về cách làm giấy xác nhận số dư nhanh nhất? Cần chuẩn bị giấy tờ gì? Hãy cùng HoTroVay.Vn đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Thế nào là số dư tài khoản ngân hàng?
Là lượng tiền đang có trong tài khoản, tức chủ thẻ có khả năng sử dụng số tiền đó để thanh toán, rút tiền, chuyển khoản, hay thực hiện một giao dịch nào đó. Người sử dụng thẻ có quyền kiểm tra số dư này tại quầy giao dịch, cây atm, internet banking hoặc các ứng dụng Ipay của các ngân hàng.
Sau mỗi lần giao dịch, một lượng tiền sẽ được cộng hoặc trừ vào tài khoản. Bạn có thể xác thực lại thông qua lịch sử giao dịch. Tuy nhiên, nếu hệ thống quá tải, thì các ngân hàng xóa một thông tin giao dịch cũ. Hay nói cách khác, bạn chỉ có thể kiểm tra sự thay đổi của số dư trong một khoảng thời gian nhất định (thường thì 1 tháng).
1.1. Số dư tài khoản có phải là số dư khả dụng?
Số dư tài khoản thực chất là định nghĩa chung cho các khái niệm về nhiều khoản dư khác nhau. Nó bao gồm số dư khả dụng, số dư thực tế, hạn mức thấu chi, số tiền phong tỏa, số dư tối thiểu. Do đó, bạn nên tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về những khái niệm này để tránh nhầm lẫn và quản lý tiền trong thẻ của mình một cách dễ dàng hơn.
1.2. Số dư tài khoản có bị âm không?
Nhiều người sẽ lầm tưởng số dư tài khoản phải lúc nào cũng phải là số dương. Tuy nhiên trên thực tế, con số này có thể âm. Đó là khi bạn đang trong tình trạng nợ chưa thanh toán. Sử dụng dịch vụ trả trước của ngân hàng mà chưa nạp tiền. Hoặc do mức thấu chi phát sinh. Trong trường hợp bạn không có nhu cầu sử dụng thì có thể đóng tài khoản.
1.3. Công thức tính số dư tài khoản?
Số dư thực tế = số dư khả dụng + tiền phong tỏa + số dư tối thiểu – hạn mức thấu chi. Dựa vào công thức trên chúng ta có thể suy ngược lại các khoản khả dụng, tối thiểu. Thông thường thì số tiền phong tỏa và hạn mức thấu chi trong công thức này chỉ được tính trong một số trường hợp đặc biệt nếu có.
- Thứ nhất, số dư thực tế là tổng lượng tiền đang tồn tại trong thẻ trên mặt lý thuyết, chưa trừ các khoản ảo khác.
- Hạn mức thấu chi là lượng tiền cho phép khách hàng vẫn được sử dụng để giao dịch. Mặc dù trong thẻ không còn tiền. Tuy nhiên, hạn mức thấu chi có giới hạn nhất định và bạn phải đăng ký dịch vụ này trước đó tại ngân hàng.
- Số dư tối thiểu hay còn gọi là phí duy trì thẻ. Thông thường phí này sẽ tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Khoảng 50 đến 100 ngàn đồng.
- Số tiền phong tỏa. Khi có tranh chấp, gian lận hoặc sai sót trong chuyển tiền,… thì sẽ bị ngân hàng phong tỏa.
2. Làm sao để kiểm tra số dư tài khoản
2.1. Đến ngân hàng
Đây là cách thông thường, truyền thống và lâu đời nhất. Ngay từ khi mới mở thẻ thì bạn có thể thực hiện cách này.
- Bước đầu tiên, chọn phòng giao dịch hoặc đến chi nhánh ngân hàng mà bạn đăng ký.
- Bước 2, dựa vào thông tin đã chọn đến địa điểm đó.
- Tiếp đến, lấy số vào quầy giao dịch, yêu cầu kiểm tra số dư tài khoản.
- Sau đó, nhân viên sẽ tiếp nhận và yêu cầu xuất trình giấy tờ cần thiết để kiểm tra.
- Cuối cùng, check, kiểm tra thông tin, đối chiếu giao dịch và kết thúc giao dịch.
2.2. Kiểm tra tại cây Atm
Để hạn chế việc phải chờ lâu hoặc mất công ra ngân hàng. Thì bạn có thể cầm thẻ ngân hàng ra các cây Atm thực hiện theo trình tự các bước sau.
- Bước đầu tiên, cho thẻ vào khe đọc thẻ của máy.
- Bước thứ 2, lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt rồi nhập mã PIN.
- Thứ 3, chọn mục số dư tài khoản, nhấn Enter xem thông tin rồi in biên lai. Kết thúc giao dịch.
2.3. Sử dụng Internet Banking hoặc Ipay
Bạn có thể tra cứu số dư tài khoản qua ứng dụng Ipay của các ngân hàng hoặc truy cập Internet Banking. Các bước cụ thể là vào đăng nhập, chọn tài khoản. Xem thông tin, kết thúc và thoát khỏi web, ứng dụng.
3. Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để làm gì?
Khi đi ra nước ngoài, nhập cảnh, cư trú, xin visa, cần phải có giấy tờ xác thực, chứng minh tài chính. Nhằm mục đích hạn chế những hành động tiêu cực như định cư bất hợp pháp. Nhập cư, trốn lại nước ngoài làm việc mặc dù đã hết thời hạn visa để được hưởng mức lương cao hơn so với về nước.
Hoặc là chứng minh bạn đủ điều kiện tài chính, đủ khả năng chi trả cho các khoản phí trong chuyến đi. Các loại giấy tờ đó bao gồm sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập, lương,… Như vậy, việc quản lý tài khoản của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn.
4. Cách xác nhận số dư tài khoản
Có nhiều cách xác nhận số dư tài khoản. Bạn có thẻ đến chi nhánh ngân hàng gần nhất mà bạn đang sử dụng dịch vụ đem theo chứng minh nhân dân chứng thực. Cách 2, gọi điện thoại vào số tổng đài của ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ. Còn một cách khác là gửi mail theo tài khoản thư điện tử đã đăng ký ban đầu tại ngân hàng.
Sau khi đăng ký thành công bạn sẽ nhận được một bản xác nhận. Bao gồm các thông tin theo 2 ngôn ngữ Việt và tiếng Anh (ngôn ngữ Quốc Tế). Như tên khách hàng, số chứng minh, hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp. Ngân hàng xác nhận, số tài khoản, seri, kỳ hạn, loại tiền. Ký tên, đóng dấu của kiểm soát viên.
5. Thủ tục làm giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
- Thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tương đương, đủ điều kiện pháp lý.
- Đơn đề nghị xác nhận theo mẫu (tùy mỗi ngân hàng).
- Sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm hoặc chứng nhận tiền gửi.
Nếu có thì đem thêm các giấy tờ liên quan đến nguyên nhân, lý do yêu cầu xác nhận số dư.
Như vậy HoTroVay.Vn vừa giới thiệu cho bạn Cách Làm Giấy Xác Nhận Số Dư Tài Khoản Ngân Hàng Cần Những Gì? Hy vọng từ những thông tin trên việc giao dịch của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.