Kế Hoạch Kinh Doanh Nông Sản – Bí Kíp làm giàu bền vững
Kinh doanh nông sản không phải là một điều gì quá xa lạ với người Việt chúng ta, những tiềm năng của loại hình kinh doanh ngày chưa bao giờ giảm nhiệt. Bởi lẽ Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, đây là một thuận lợi vô cùng đặc biệt và cơ hội lớn cho lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên để thành công và làm giàu từ kinh doanh nông sản vẫn không phải thật sự dễ dàng.
Vì thế hôm nay, nganhang24h sẽ tư vấn cho bạn kế hoạch kinh doanh nông sản cũng như những bí kíp làm giàu bền vững từ lĩnh vực này, hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!
1. Lựa chọn hình thức kinh doanh nông sản
Đối với kinh doanh nông sản, nó có hai phương thức cơ bản bạn có thể lựa chọn:
- Tự sản xuất nông sản và trực tiếp bán ra thị trường. Bạn có thể lựa chọn bán sỉ hoặc lẻ. Điểm hạn chế của phương thức này là bạn phải có một diện tích thật rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi thì mới có thể canh tác và cho ra sản phẩm để bán. Điều này khá khó khăn và vất vả, nó chiếm thời gian khá nhiều và còn đòi hỏi kỹ thuật canh tác tốt mới có thể mang lại hiệu suất.
- Thu mua nông sản nào đó rồi chế biến hoặc không chế biến sau đó bán ra thị trường dưới nhiều hình thức. Với cách này có lẽ đơn giản hơn những đặc biệt lại mang lại lợi nhuận rất ưu Việt.
Vì những ý do và hạn chế này mà hôm nay mình đặc biệt sẽ hướng dẫn cho bạn những kế hoạch kinh doanh nông sản ở trường hợp thứ hai, đó chính là thu mua và bán lại một cách cụ thể và tường tận dành cho bạn nha.
2. Tiến trình kinh doanh nông sản
Tất cả các bạn khi bước chân vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó, đều đòi hỏi một tiến trình cũng như một kế hoạch rõ ràng thì đối với kinh doanh nông sản cũng vậy.
2.1. Nghiên cứu thị trường
Đầu tiên, bạn nhất định phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng. Đừng quá nhanh chóng thực hiện việc kinh doanh của mình ở một thị trường nào đó mà chưa hiểu rõ về nó.
Bạn phải nghiên cứu bằng cách nghiên cứu khách hàng tại thị trường đó như thế nào? Cũng phải phân tích được các yếu tố nhất định của khách hàng như nhu cầu, địa điểm, sở thích cũng như họ thật sự mua thực phẩm vì vấn đề gì? Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.
Nghiên cứu thị trường cũng là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và sử dụng của khách hàng. Vì thế mà qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể.
Đặc biệt là nhờ có nghiên cứu, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành việc kinh doanh nông sản lần đầu.
2.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Đối với ngành kinh doanh nông sản hay bất cứ một ngành nghề khác thì một địa điểm kinh doanh tốt là vô cùng quan trọng và đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc của bạn. Địa điểm phải đông dân cư và có nhu cầu cao đối với ngành nông sản, nơi có ít đối thủ cạnh tranh cũng là một lợi thế để có thể phát triển tốt hơn.
Đặc biệt, để dễ tiếp cận với nguồn hàng cũng như đối tượng khách hàng thì những đại lý thu mua nông sản thường được mở ở gần khu vực chuyên sản xuất, trồng trọt các loại cây nông sản để dễ dàng cho việc thu mua và di chuyển. Như mở đại lý thu mua các loại đậu ở gần các khu vực chuyên trồng đậu. Mở đại lý thu mua mía đường ở gần các vựa mía của bà con nông dân.
Ngoài ra nếu bạn nghiên cứu thị trường và cảm thấy địa điểm gia đình đang sống là một vị trí lý tưởng thì có áp dụng ngay vào. Điều này mang lại lợi thế vô cùng tuyệt vời cho lợi nhuận kinh doanh của bạn đấy.
2.3. Tìm kiếm nguồn hàng
Bạn có thể về các nguồn nông thôn và trực tiếp vào các vựa để hỏi nông dân cung cấp thực phẩm cho mình, nhưng bạn chỉ có thể làm cách đó khi đến mùa vụ, vì những người nông dân họ không tích trữ hàng nhiều và một số loại nông sản chỉ có ở một mùa riêng lẻ nào đó.
Đặc biệt bạn nên tham gia các hợp tác xã nông nghiệp. Việc này không chỉ tạo ra ít chi phí mà còn đem lại nhiều lợi ích về việc hợp tác với nhiều đối tác về nguồn hàng khác nhau, từ đó đa dạng sản phẩm cho chính doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm lượng hàng hóa trên internet, hiện nay có rất nhiều kênh bán hàng về nông sản này, việc của bạn là tìm kiếm và đi đến để kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó là nhập lượng hàng mong muốn.
Nên nhớ rằng đừng ham những nguồn hàng quá rẻ mà bỏ qua những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, yếu tố an toàn về thực phẩm đang luôn là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng hiện nay.
2.4. Trưng bày sản phẩm
Việc thiết kế gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp trong kinh doanh nông sản đang dần trở nên phổ biến và được nhiều nhà nông nghiệp lựa chọn để quảng bá sản phẩm của mình.
Trưng bày sản phẩm với phong cách theo hướng gần gũi, mộc mạc: Vì sản phẩm nông nghiệp hầu hết đều có nguồn gốc từ đất nên thiết kế hay trưng bày theo phong cách giản dị sẽ tạo cảm giác thân thuộc, thôn quê đến với khách hàng hơn. Điều này sẽ tạo ấn tượng cũng như sự thu hút của khách hàng nhiều hơn.
Để sản phẩm thu hút khách hàng hơn thì điều tất yếu chính là bạn phải biết cách sắp xếp, bố trí hợp lý. Một không gian tinh tế với những sản phẩm được xếp ngay thẳng, thuận tiện sẽ tạo điểm nhất trong mắt người tiêu dùng. Một mẹo nhỏ cho bạn trong cách bố trí và trang trí sản phẩm chính là có thể dùng những vật dụng thủ công như rổ rá, thúng… để đựng sản phẩm.
2.5. Quảng bá bán hàng
Hãy tận dụng những hội chợ về sản phẩm nông nghiệp để quảng bá cho sản phẩm của mình. Ngày khai trương bạn nên treo những porter, banner…để quảng bá cho cửa hàng kinh doanh nông sản của mình. Hay có những chương trình khuyến mãi cho những khách hàng mua đầu tiên chẳng hạn.
Ngoài ra bạn còn có thể cho khách tham quan dùng thử sản phẩm. Việc cho khách tham quan dùng thử sản phẩm sẽ tạo được sự thu hút cao khách đến trải nghiệm và lựa chọn sản phẩm. Bởi lẽ, nếu cảm nhận được hương vị cùng chất lượng tuyệt vời thì chắc hẳn họ sẽ không chần chừ mà bỏ qua cửa hàng kinh doanh nông sản của bạn được, mà nó còn tạo thiện cảm sự tin tưởng của khách hàng trong lâu dài nữa đấy.
3. Tại sao nên kinh doanh nông sản sạch?
Việt Nam đang là một đất nước thừa nông sản bẩn trong khi lại thiếu nông sản sạch. Trong những năm gần đây, khi vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức xúc, thu hút sự quan tâm đặc biệt của của cộng đồng, cụm từ “nông nghiệp sạch” và “nông sản sạch” luôn được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật nguy cơ cao tập trung trên rau, củ, quả tươi với nguyên nhân chính là do việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật, là một yếu tố đáng quan ngại cho người tiêu dùng hiện nay.
Đặc biệt hơn nữa là nhu cầu thực phẩm sạch trên thị trường ngày tăng cao. Theo đó các cửa hàng kinh doanh nông sản sạch cũng nở rộ nhanh chóng. Vì thế mà đây là mô hình kinh doanh hứa hẹn sẽ ăn nên làm ra trong tương lai. Vì yêu cầu về chất lượng cuộc sống trong xã hội ngày càng cao. Vấn đề thực phẩm sạch trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người.
Hôm nay HoTroVay.Vn đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm rất bổ ích về kinh doanh nông sản rồi đấy! Những kinh nghiệm này được chúng tôi đúc kết qua những người đi trước trong lĩnh vực nông sản này, hi vọng bạn có thể áp dụng một cách thành công cho mình, chúc may mắn!