Kinh doanh không sở hữu là một một thuật ngữ khá lạ lẫm đối với nhiều người. Đây là một hình thức kinh doanh mới và hiện đang mang đến những cơ hội rất lớn về kinh tế cho những bạn yêu thích kinh doanh. Vậy thì kinh doanh không sở hữu là gì? Câu trả lời sẽ được nganhang24h bật mí một cách cụ thể nhất ngay sau đây để bạn có thể hiểu rõ từ A đến Z về mô hình kinh doanh này nhé!
1. Kinh doanh không sở hữu là gì?
Kinh doanh không sở hữu là mô hình kinh doanh dựa trên một nền tảng chung mà công ty xây dựng nên. Đây là hình thức kinh doanh sử dụng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số để kết nối mọi người lại với nhau và cho phép thực hiện sự tương tác thông qua các dịch vụ hoặc ứng dụng cơ bản được cung cấp bởi chính công ty.
Trong mô hình kinh doanh này, công ty cung cấp nền tảng chỉ đóng vai trò trung gian để kết nối những người có nhu cầu với những người có khả năng cung cấp. Họ sử dụng công nghệ số hay Internet để tạo ra một môi trường ảo rộng lớn cho các đối tượng tham gia tương tác với nhau, thực hiện các giao dịch mua bán còn họ chỉ đứng giữa và hưởng lợi từ việc kết nối này.
Đối với các bên chuyên sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia vào mô hình này họ sẽ có cơ hội được tiếp xúc với một cơ sở dữ liệu lớn về khách hàng mà không phải tốn nhiều chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm. Còn về phía khách hàng thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ từ đó giúp hỗ trợ tốt trong việc ra quyết định mua hàng.
Quy mô cộng đồng (hay số lượng người tham gia) là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty theo hình thức kinh doanh không sở hữu tồn tại và phát triển. Vì bản chất của hình thức kinh doanh này là không sở hữu bất cứ một sản phẩm nào mà chỉ thực hiện việc kết nối giữa cung và cầu. Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thành viên tham gia là một công việc xuyên suốt mà công ty cần phải làm.
Bên cạnh đó, công nghệ cũng là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho doanh nghiêp. Nó như một đòn bẩy hay một công cụ vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Từ đó có được một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế sôi nổi và không ngừng phát triển như hiện nay.
2. Phân biệt kinh doanh truyền thống và kinh doanh không sở hữu
Kinh doanh truyền thống là hình thức kinh doanh khá phổ biến. Những công việc cơ bản mà người làm kinh doanh truyền thống cần thực hiện như huy động vốn để mở cửa hàng, mua nguyên vật liệu, hàng hóa để bày trí lên kệ, thiết kế không gian cửa hàng, thuê nhân viên bán hàng, tính toán các khoảng chi phí, thu lợi nhuận từ hoạt động bán hàng…
Kinh doanh truyền thống đòi hỏi bạn phải có một nguồn vốn đủ lớn để mở một cửa hàng nằm trong trung tâm thành phố hay tại những nơi có đông người qua lại để dễ dàng trong việc thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, cách trang trí cửa hàng, trưng bày sản phẩm hay phong cách phục vụ của nhân viên cũng là một trong những yếu tố chính tạo nên sự thành công cho hình thức kinh doanh này.
Khác với kinh doanh truyền thống, kinh doanh không sở hữu là hình thức kinh doanh không hề có hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ và không sở hữu bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào. Thứ hai là công ty xây dựng nền tảng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà chỉ làm cầu nối giúp tìm kiếm và mang những nguồn cung thật chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Một ví dụ điển hình về hình thức kinh doanh không sở hữu này là Grab. Đây là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe máy, ô tô tuy nhiên công ty này lại không sở hữu bất cứ một chiếc xe máy hay ô tô nào. Cách thức mà họ vận hành doanh nghiệp là thông qua Internet, sử dụng công nghệ hiện đại để kết nối những người có nhu cầu vận chuyển với những người có xe.
Thông qua ứng dụng Grab trên điện thoại thông minh, bạn đã có thể đi đến bất cứ đâu nhờ các tài xế mà Grab cung cấp. Những tài xế này luôn được kiểm soát và phải tuân thủ những quy định cụ thể mà công ty đã đặt ra nhằm mang đến sự chuyện nghiệp, an toàn và thuận lợi nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Airbnb được biết đến như là một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới mặc dù nó không sở hữu bất cứ một khách sạn nào. Và điều tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp này đó là họ biết cách tìm kiếm và cung cấp những dịch vụ khách sạn chất lượng cao, uy tín cho khách hàng. Từ đó làm khách hàng tin tưởng và hình thành lòng trung thành với doanh nghiệp.
Grap và Airbnb là những minh chứng điển hình về tính thuận tiện mà mô hình kinh doanh không sở hữu có thể mang lại cho khách hàng.
3. Những lợi ích mà hình thức kinh doanh không sở hữu mang lại
So với kinh doanh truyền thống, hình thức kinh doanh không sở hữu mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tiết kiệm tối đa số tiền đầu tư phải bỏ ra bằng cách loại bỏ các chi phí về mua sản phẩm, thuê kho bãi, quản lý hàng tồn kho,… Đặc biệt là không cần tốn quá nhiều tiền trong việc thuê một mặt bằng lý tưởng để gây ấn tượng với khách hàng.
Bên cạnh đó, thông qua việc làm trung gian để kết nối khách hàng với nhà cung cấp giúp doanh nghiệp giảm được các khoản chi phí đối với một số các hoạt động truyền thông Marketing quảng bá sản phẩm.
Từ những lợi ích ưu việt mà kinh doanh không sở hữu mang lại như đã nêu ở trên, thì các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình truyền thống cần phải thực hiện việc chuyển đổi số càng sớm càng tốt nếu muốn tồn tại lâu hơn trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trên đây là những chia sẻ của nganhang24h về kinh doanh không sở hữu, một mô hình kinh doanh khá mới lạ và vô cùng hấp dẫn. Mong rằng những chia sẻ này là hữu ích và sẽ giúp bạn có được một cái nhìn thật cụ thể về lĩnh vực kinh doanh thú vị này.