So với các ngành nghề khác, điều kiện để kinh doanh phế liệu khá đơn giản. Chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh và một số loại giấy tờ liên quan đến môi trường thì bạn đã có thể bắt đầu hoạt động. Để nắm cụ thể hơn về thủ tục cũng như các lưu ý trước khi mở cửa hàng thu mua phế liệu. Hãy cùng HoTroVay.Vn đọc những thông tin dưới đây!
1. Phế liệu là gì?
Trong sản xuất, tiêu dùng những vật bỏ đi, không còn sử dụng nữa thì gọi là phế liệu. Nó được thu hồi nhằm tái sản xuất và tái sử dụng. Góp phần đảm bảo cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Lại vừa hạn chế các vấn đề liên quan đến môi trường.
Phế liệu tuy là những vật bỏ đi trong một gia đình, hoặc trong một nhà máy, tổ chức nào đó. Nhưng nó không giống như chất thải. Chất thải thì người ta chỉ còn một cách là bỏ nó đi và hoàn toàn không còn sử dụng được nữa.
Còn phế liệu thì còn có thể còn tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Hay nói cách khác nó sẽ tiếp tục làm nguyên liệu sản xuất sau khi thu hồi.
2. Phế liệu có mấy loại?
Tùy theo tính chất, dạng của nó mà chia phế liệu thành nhiều loại.
2.1. Phế liệu thuộc dạng nguy hiểm.
Mặc dù số lượng của dạng này không quá nhiều. Và chỉ chiếm khoảng không quá 4 % trong tổng tất cả. Tuy nhiên, nó luôm được quan tâm, phân loại. Và có biện pháp xử lý cẩn thận, an toàn nhất. Bởi đây là những chất độc hại. Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với von người. Tức là có khả năng làm hại con người. Cũng như gây ra tác động xấu đến môi trường.
Chúng là vật liệu phóng xạ, phế thải y tế, chất hóa học,… Loại phế liệu này thì phần lớn không còn tái sử dụng được, bắt buộc phải phân hủy. Tuy nhiên, đối với vật liệu phóng xạ, nếu có khả năng thì sẽ đợi nó phân hạch hết thông qua lưu trữ, xử lý rồi tiếp tục ứng dụng vào trong một số ngành nghề khác.
2.2. Phế liệu thuộc dạng không nguy hiểm.
Loại này khá nhiều trên tổng số toàn bộ nguồn phế liệu trong cuộc sống. Khoảng vào 30%, và còn có ích, đem lại nguồn lợi kinh tế ít nhiều. Chúng có thể là các loại hộp, giấy nhựa, chai lọ, bìa cartoon, cây cỏ, rơm,… Cách để tái chế chúng là nung chảy để thổi ra sản phẩm mới đối với nhựa. Hay đốt tạo tro, ủ thành phần…
2.3. Loại phế liệu thô
Trên thị trường hiện nay, phế liệu thô chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 65%. Đa số chúng xuất phát từ các ngành xây dựng, sản xuất. Gồm các vật liệu nặng như bê tông, đá, gạch, thủy tinh, khoáng sản. Chúng không dùng để tái chế, hay nung nấu như các sản phẩm giấy, nhựa,…
Tuy nhiên lại có tác động thực tế vào thiên nhiên. Góp phần tiết kiệm được khối lượng vật chất lớn. Thay vì phải đào đất đá để lấp vùng đất trũng, lấp đê biển, củng cố cồn đất. Thì việc dùng phế liệu có vẻ khả quan hơn. Hạn chế tốn vật liệu thô trong khi thi công các công trình,…
3. Tại sao nên mở xưởng kinh doanh phế liệu
Thông thường người ta sẽ nghĩ đây là ngành nghề có thu nhập thấp. Lại vừa là việc cực nhọc và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lại trở thành đại gia với khối tài sản giàu sụ nhờ kinh doanh mặt hàng này. Bên cạnh đó còn có nhiều ưu điểm để bạn dễ dàng đầu tư.
3.1. Không cần bằng cấp
Bạn không cần có bằng tốt nghiệp, đại học, cao đẳng hay chứng chỉ gì. Cũng có thể mở xưởng thu mua phế liệu. Hoặc là đảm nhận các vai trò trung gian trong lĩnh vực này. Mặc dù đặc thù của kinh doanh là liên quan đến tính toán. Nhưng trong ngành này bạn không nhất thiết phải động não nhiều. Chỉ cần nhanh nhẹn, cẩn thận một chút là không có gì khó khăn.
3.2. Bỏ vốn ít
Bởi hầu như là bạn không phải bỏ vốn lớn. Để nhập hàng ngay từ đầu như những loại hình khác. Giá cả mua vào cũng chỉ tầm cỡ trung bình. Chủ kinh doanh chỉ cần bỏ ra 15 đến 25 triệu đồng là đã có thể thuận lợi hoạt động rồi.
3.3. Không gò bó, thời gian thoải mái
Đối với những người thích sự tự do, phóng khoáng thì đây là một ngành nghề lý tưởng. Bởi thời gian làm việc không hề gò bó, linh hoạt. Bên cạnh đó, cũng không phải sợ rủi ro, hay tổn thất như những việc kinh doanh khác. Vốn để mua phế liệu thông thường không cao.
Bạn chỉ việc mua vào và bán ra. Liên quan đến khả năng xuất hàng thì bạn có thể yên tâm. Vì chắc chắn, ít nhiều vẫn có nơi nhập lại hàng của bạn. Nếu được hãy gửi trực tiếp đến công ty tái chế luôn để được lợi nhuận cao nhất.
4. Điều kiện thu mua phế liệu
4.1. Có đủ vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết để bắt đầu cho một công việc kinh doanh. Và việc mở xưởng, cửa hàng chuyên về phế liệu cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, mức vốn không cần quá nhiều.
Chỉ tầm 20 triệu là khá ổn định cho bạn khởi nghiệp. Các khoản phí ở đây bao gồm mặt bằng, vốn mua vào, vận chuyển, cơ sở vật chất, tiền công nhân viên…
4.2. Chuẩn bị giấy tờ
Kinh doanh bất cứ cái gì cũng cần được cấp quyền hoạt động và có giấy tờ hợp pháp. Do đó, việc đi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép là điều rất cần thiết. Thủ tục, hồ sơ đầy đủ sẽ giúp bạn được làm việc dưới sự bảo vệ của pháp luật.
4.3. Tìm nguồn đối tác và nhân sự
Tất nhiên bạn phải tìm một bên chủ thu mua lớn hơn để xác định đủ điều kiện xuất hàng. Đây là việc quan trọng, vì đối tác phải đảm bảo nhiều tiêu chí. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những nơi đáng tin cậy, uy tín, mức mua vào tốt.
Để có thể an tâm kiếm được lợi nhuận ổn định. Bên cạnh đó việc tìm kiếm nhân sự quen viêc, có kinh nghiệm, đáng tin và biết cách vận chuyển hàng hóa là được.
4.4. Điều kiện kho chứa, mặt bằng
Vì tính chất mặt hàng này là thô, cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích. Cho nên để phân loại sắp xếp chúng thì cần một khoảng không gian khá rộng rãi. Và mái che chắn cẩn thận, không nên để ngoài trời. Để tránh hàng chưa kịp lưu thông đã bị hư hỏng.
5. Thủ tục kinh doanh phế liệu như thế nào? Cần những giấy tờ gì?
- Thứ nhất, là giấy phép đăng ký kinh doanh theo mẫu. Đi kèm với giấy phép là phôt công chứng thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân. Hoặc là hộ chiếu theo hình thức hộ gia đình hoặc của cá nhân.
- Thứ 2, là giấy phép đảm bảo điều kiện môi trường. Vì phế thải là một ngành nghề rất dễ gây ảnh hưởng rất nhiều đến con người và môi trường.
- Thứ 3, cá nhân thành lập phải nộp bản sao họp nhóm đối với trường hợp thành lập hộ kinh doanh theo nhóm.
- Cuối cùng, là giấy cam kết về đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Bởi việc thiêu đốt các loại vụn, rác sau quy trình sản xuất dễ gây ra hỏa hoạn, rủi ro. Cho nên phải được đảm bảo.
Thông qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn những thắc mắc về Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh Phế Liệu Và Những Điều Kiện Cần Thiết đã được giải đáp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem thêm những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh tại trang nganhang24h của chúng tôi.