Nếu bạn quan tâm đến đầu tư chứng chỉ tìm gửi và đang loay hoay tìm hiểu về ngân hàng nào có lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất. Thì bài viết của HoTroVay.Vn dưới đây về top lãi suất chứng chỉ các ngân hàng: Bản Việt, SCB, ABbank, NCB, VIB, BIDV, là dành cho bạn.
1. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất
1.1. Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Bản Việt
Ngân hàng Bản Việt phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh dành cho khách cá nhân và khách hàng tổ chức với lãi suất cố định trong suốt thời hạn gửi và tiền lãi được trả định kỳ 6 tháng, 12 tháng hoặc cuối kỳ. Mệnh giá phát hành 10-100 triệu đồng, kỳ hạn cố định 24-60 tháng, mức lãi suất 9,5-10,2% một năm.
Theo đó, chứng chỉ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân có mệnh giá từ 10 triệu đồng, khách hàng tổ chức từ 100 triệu đồng. Bốn kỳ hạn cố định bao gồm: 24, 36, 48, 60 tháng, tương ứng với các kỳ hạn gửi là mức lãi 9,5; 9,8; 10; 10,2% một năm.
Theo đại diện ngân hàng Bản Việt, chủ sở hữu chứng chỉ tiền gửi có thể tự do chuyển nhượng dưới nhiều hình thức bất cứ lúc nào và vẫn được hưởng mức lãi suất cạnh tranh so với hình thức gửi tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn và khoản tiền gửi.
1.2. Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng SCB
Chứng chỉ tiền gửi SCB ngắn hạn là một hình thức gửi tiền đặc biệt hấp dẫn cam kết mang đến lợi ích cao nhất cho Khách hàng với lãi suất vượt trội và chuyển nhượng linh hoạt.
Đặc tính:
- Kỳ hạn: 189 ngày.
- Mệnh giá: 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
- Phương thức trả lãi: cuối kỳ.
Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) dài hạn 469 ngày là sản phẩm CCTG hấp dẫn, cam kết mang đến lợi ích cao nhất cho Khách hàng với lãi suất vượt trội và chuyển nhượng linh hoạt. Cụ thể mức lãi suất ưu đãi là 8,9%.
Đặc tính:
- Kỳ hạn: 469 ngày.
- Phương thức trả lãi: Cuối kỳ.
- Mệnh giá: 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng.
- Được tự do chuyển nhượng.
Chứng chỉ tiền gửi 24 tháng với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt sử dụng nguồn vốn theo nhu cầu.
Đặc tính
- Kỳ hạn: 24 tháng.
- Mệnh giá: tối thiểu 100 triệu đồng, các mệnh giá lớn hơn là bội số của 100.000 đồng.
- Phương thức trả lãi: định kỳ hàng 12 tháng.
1.3. Chứng chỉ tiền gửi NCB
Đại diện ngân hàng TMCP Quốc dân cho biết hiện nhà băng này áp dụng lãi suất 8,8%/ năm với chứng chỉ tiền gửi phát hành cho KH cá nhân với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo NCB quy định, KH phải đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng thì mới có thể nhận những ưu đãi từ chứng chỉ tiền gửi. Cụ thể là người tham gia được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi; chiết khấu và tự do chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi với ngân hàng mọi lúc.
Ngoài ra, chế độ chứng chỉ tiền gửi đến ngày đáo hạn. Nếu chủ sở hữu không có yêu cầu thanh toán thì toàn bộ phần gốc và lãi sẽ được NCB giữ hộ và tính lãi suất không kỳ hạn theo mức lãi suất ngân hàng quy định thời điểm đó.
1.4. Chứng chỉ tiền gửi VIB
Ngân hàng Quốc tế (VIB) chính thức triển khai phát hành Chứng chỉ tiền gửi bằng tiền Việt Nam đồng với mức lãi suất hấp dẫn lên tới 8,7%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ trên toàn hệ thống.
Theo đó, khách hàng tham gia với mệnh giá tối thiểu từ 10 triệu đồng với hai lựa chọn kỳ hạn 61 tháng và 84 tháng tương ứng mức lãi suất là 8,5%/năm và 8,7%/năm. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi được cố định trong suốt kỳ hạn và tiền lãi được trả định hàng năm cho khách hàng.
Ngoài ra, khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi có quyền cho, tặng, thừa kế và tự do chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp không hạn chế đối tượng chuyển nhượng. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng được quyền chiết khấu, cầm cố thế chấp tại VIB hoặc các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
1.5. Chứng chỉ tiền gửi AB Bank
Mệnh giá chứng chỉ tiền gửi dài hạn của ngân hàng An Bình quy định là 10 triệu đồng. Theo đó, KH có cơ hội hưởng mức lãi suất 8,65%/ năm trên các kỳ hạn gửi 18, 24, 36, 60 tháng. Bên cạnh đó, ABbank cho phép KH toàn quyền quyết định với chứng chỉ tiền gửi đã mua. Cụ thể, khách hàng có thể cho, biếu, tặng, thừa kế, chuyển nhượng, ủy quyền cho người khác giao dịch; được cầm cố để vay vốn tại ABBank với lãi suất ưu đãi theo quy định.
1.6. Chứng chỉ tiền gửi Sacombank
Ngân hàng Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi cho KH cá nhân và tootr chức. Với mệnh giá tối thiểu là một triệu đồng trong kỳ hạn 7 năm. Tương ứng với thời gian 84 tháng thì chủ sở hữu sẽ nhận lại mức lãi suất là 8,6%/ năm.
Với mong muốn phát hành chứng chỉ tiền gửi để tạo kênh đầu tư số tiền nhàn rỗi an toàn ổn định cho KH. Do vậy, khách hàng còn nhận nhiều ưu đãi như được thanh toán trước hạn, chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi bất cứ lúc nào và hưởng lãi suất ưu đãi khi có nhu cầu vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi.
1.7. Chứng chỉ tiền gửi BIDV
Ngân hàng BIDV cũng tung ra những chương trình hỗ trợ KH tối ưu hóa khoản đầu tư của mình bằng việc áp dụng lãi suất ưu đãi cho các loại chứng chỉ trung và dài hạn. BIDV đưa ra hai hình thức lãi suất cố định và lãi suất thả nổi với ba mức kỳ hạn gửi lần lượt là 18, 24 và 36 tháng. Cụ thể, mức lãi suất 7,6% mỗi năm dành cho hình thức lãi suất cố định. Lãi suất 7,5% mỗi năm cho hình thức lãi suất thả nổi.
Hạn mức gửi tối thiểu là 10 triệu đồng mỗi tài khoản đối với khách hàng cá nhân và 50 triệu đồng mỗi tài khoản dành cho khách hàng tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính. Sau khi kết thúc kỳ hạn tiền gửi mà KH không đến thanh toán vào ngày đáo hạn thì BIDV sẽ chủ động chuyển tiền gốc và lãi sang sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất theo chính sách của BIDV tại thời điểm đó.
1.8. Chứng chỉ tiền gửi SHB
Thấu hiệu trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư tỏ ra dè dặt hơn và có xu hướng ưu tiên những loại hình đầu tư an toàn. Ngân hàng SHB đã bám sát diễn biến thị trường và phát hành chứng chỉ tiền gửi Phát lộc mang đến cơ hội đầu tư sinh lời vừa an toàn vừa hiệu quả cho KH. Cụ thể mức lãi suất hấp dẫn mà KH sẽ đón nhận lên đến 7,5%/ năm. Tổng mệnh giá đợt phát hành là 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, với số tiền tối thiểu chỉ từ 100.000 đồng, các khách hàng dễ dàng tham gia chương trình và hưởng mức lãi suất vô cùng hấp dẫn: lãi suất năm đầu tiên đối với kỳ hạn 6 năm và 8 năm lần lượt là 7,3%/ năm và 7,5%/ năm, lãi suất các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh phù hợp, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.
Đối với chứng chỉ kỳ hạn ngắn hơn thì mức lãi suất thấp hơn 0,5%. Cụ thể với kỳ hạn 18 tháng, mức lãi suất ấn định là 6,7%. Mức lãi suất ấn định ở kỳ hạn 24 tháng là 6,8%/ năm.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể dùng chứng chỉ tiền gửi làm tài sản đảm bảo vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng khác theo quy định của ngân hàng và của pháp luật.
Đặc biệt, khi có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, khách hàng có thể cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay vốn tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn hệ thống SHB tại Việt Nam với lãi suất cấm cố ưu đãi tối thiểu bằng lãi suất của chứng chỉ tiền gửi.
Vừa rồi là bài viết lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất. Như vậy, chứng chỉ tiền gửi là hình thức tiền gửi sinh lợi cao nhất, với mức lãi suất rất hấp dẫn so với các sản phẩm gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Sản phẩm này thích hợp với các khách hàng cá nhân và tổ chức có nguồn tài chính ổn định và nhu cầu sinh lời cao trong dài hạn.