Lạm phát là gì? Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức về kinh tế, chính trị, bạn sẽ thường nghe đến cụm từ “lạm phát”. Đối với một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? Cùng tìm hiểu ngay:
1. Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây lạm phát là gì?
Định nghĩa: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời kỳ lạm phát, đồng tiền của một quốc giá sẽ bị mất giá trị hơn so với trước.
Khi mức giá hàng hóa tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây. Vậy nên lạm phát cũng phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Nếu so sánh nền kinh tế này với nền kinh tế khác, lạm phát được định nghĩa là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.
1.1. Các mức độ lạm phát
Nếu bạn tự hỏi chúng ta đo lường lạm phát như thế nào, siêu lạm phát là gì, chỉ số lạm phát là gì… thì chúng tôi sẽ có câu trả lời cho bạn. Lạm phát có thể được phân loại thành 3 mức độ là:
Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Giá cả tăng khá chậm, lạm phát có thể dự đoán được và tăng 1 con số hàng năm.
Lạm phát phi mã (10 – < 1000%): Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh từ 2 – 3 con số, thị trường kinh tế không ổn định, đồng tiền mất giá và lãi suất thực tế âm.
Siêu lạm phát (> 1000%): Xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, đồng tiền mất giá hoàn toàn.
1.2. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là tình trạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên với tốc độ nhanh bất thường. Nếu nhu cầu sử dụng một hàng hóa nào đó tăng quá nhanh, các doanh nghiệp sản xuất không kịp, thì giá của mặt hàng này sẽ tăng lên.
Kết quả là giá các mặt hàng liên quan khác cũng tăng theo, phá vỡ mối quan hệ cung – cầu của thị trường. Ví dụ như khi giá xăng – dầu tăng, kéo theo đó là chi phí vận chuyển hàng hóa – thực phẩm tăng, và cuối cùng là hàng hóa cũng tăng giá.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp là các yếu tố như giá nguyên liệu nhập vào, tiền lương, tiền bảo hiểm cho nhân viên, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị, thuế… Trong trường hợp giá thàng của một (hoặc nhiều) yếu tố này tăng lên thì chi phí sản xuất cũng tăng lên.
Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá của hàng hóa mà họ sản xuất ra để đảm bảo lợi nhuận. Từ đó mức giá chung cũng tăng lên, dẫn dến tình trạng lạm phát.
Lạm phát do cơ cấu
Nếu doanh nghiệp thay đổi cơ cấu (có mức độ tăng trưởng tốt), họ thường tính đến phương án tăng tiền lương cho công – nhân viên. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp tăng trưởng kém hoặc chậm, nhưng theo xư thế vẫn phải tăng lương cho người lao động.
Lúc nào, doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng giá các hàng hóa của mình để thu lại lợi nhuận. Tình trạng này cũng dẫn đến lạm phát cho thị trường.
Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu như trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng, thì giá của các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện). Kết quả là giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Nếu sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng lại tập trung đem đi xuất khẩu cho các quốc gia khác thì cũng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Từ đó dẫn đến giá sản phẩm tăng mạnh, lượng cung giảm và lượng cầu tăng và kết quả là lạm phát xuất hiện.
Lạm phát do nhập khẩu
Trong trường hợp giá của các hàng hóa được nhập khẩu quá cao, mà giá trị tiền tệ trong nước bị mất giá so với ngoại tệ thì người tiêu dùng phải sử dụng những hàng hóa đắt đỏ, dẫn đến lạm phát trong 1 quốc gia.
Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng quá cao. Các ngân hàng phải thực hiện chính sách mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước. Hoặc nếu các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần làm cho lạm phát xuất hiện.
Tại thị trường Việt Nam, các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là tình trạng “lạm phát do cầu kéo” và “lạm phát do chi phí đẩy”.
2. Ảnh hưởng của lạm phát là gì?
Tiêu cực:
Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế, văn hóa, chính trị, có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp.
+ Lãi suất: Lạm phát xảy ra làm lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực được ổn định nhưng cũng làm nảy sinh suy thoái kinh tế.
+ Thu nhập của người lao động: Khi thị trường lạm phát, tuy thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và cả doanh nghiệp.
+ Thu nhập không bình đẳng: Lạm pjast khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Kết quả là người nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng, người giàu lại càng ngày càng giàu, làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.
+ Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển thường có những khoản nợ nước ngoài. Nếu lạm phát xuất hiện sẽ làm tỷ giá hối đoái giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Phía chính phủ được lợi từ nguồn tiền nội địa, nhưng thiệt hại so với ngoại tệ, dẫn đến tình trạng nợ quốc gia càng trầm trọng hơn.
Tích cực
Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2 – 5% thì tốc độ phát triển kinh tế của đất nước đó khá ổn định:
– Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn
– Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.
2.1. Các phương án kiểm soát lạm phát
Việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ kinh tế – xã hội luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Một số phương án kìm chế lạm phát phổ biến thường gặp đó là:
- Tạm ngưng phát hành tiền để giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
- Giảm chi ngân sách: Giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng thông qua việc giảm thuế quan, khuyến khích tự do mậu dịch….
- Giảm thuế
- Tăng thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân, tăng nguồn cung các hàng hóa – dịch vụ trong xã hội.
- Tăng lãi suất tiền gửi, phát hành trái phiếu, giảm sức ép lên giá cả hàng hóa dịch vụ…
- Thực hiện các chính sách thắt chặt tài chính như: cắt giảm chi tiêu, tạm hoãn những khoản chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước
- Vay viện trợ từ nước ngoài…