Khi giá cả của các loại sản phẩm và dịch vụ tăng cao, đồng tiền bị mất giá chúng ta hiểu rằng đó chính là lạm phát kinh tế. Vậy chính xác lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát? Ảnh hưởng của lạm phát tới sự tăng trưởng kinh tế quốc ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau.
1. Lạm Phát Là Gì?
Lạm phát là gì? Lạm phát là tình trạng tăng giá chung một cách liên tục của tất cả các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn tới tiền bị mất giá trị. Khi giá tăng thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn trước. Vì vậy, lạm phát phản ánh việc giảm sức mua của đồng tiền.
Đối với quốc tế, lạm phát sẽ khiến định giá đồng tiền sẽ có sự chênh lệch giữa 2 quốc gia. Lạm phát được chia thành 3 mức độ là:
- Tự nhiên: 0 – dưới 10%.
- Phi mã: 10% đến dưới 1000%.
- Siêu lạm phát: trên 1000%.
Lạm phát chỉ nên xảy ra khoảng từ 5% trở xuống là con số lý tưởng cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Một số khái niệm liên quan khác đến lạm phát:
- Giảm phát: là sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế
- Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Ở Việt Nam, có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát
- Siêu lạm phát (trên 1000%): là tình trạng lạm phát cao nhất, có tác động phá hoại nền kinh tế, vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát
- Tái lạm phát: Nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát
2. Lạm Phát Có Đặc Điểm Gì?
Đặc điểm của hiện tượng lạm phát là:
- Lạm phát không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, đó là sự tăng giá liên tục và đột ngột, không dừng lại ở mức độ ổn định.
- Lạm phát ảnh hưởng chung tới tất cả các mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ của nền kinh tế.
- Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của đất nước hoặc cả khu vực trong vài năm liên tục.
3. Phân Loại Lạm Phát
Lạm phát được phân loại thành 3 cấp độ:
- Lạm phát vừa phải: giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống ổn định.
- Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến dưới 100%, hay chính là lạm phát 2 hoặc 3 con số, gây ra biến động kinh tế.
- Siêu lạm phát: Tỷ lệ tăng giá trên 1000%/năm. Đồng tiền mất giá hoàn toàn và tài chính khủng hoảng. Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
4. Những Nguyên Nhân Gây Nên Lạm Phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Trong đó thường là do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, do cầu thay đổi, do xuất nhập khẩu, do tiền tệ.
4.1. Lạm Phát Do Cầu Kéo
Nhu cầu của mặt hàng này trong thị trường tăng sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng đó cũng tăng lên. Từ đó dẫn đến việc tăng giá của các mặt hàng khác. Đây chính là lạm phát do cầu kéo, tức là do nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
4.2. Lạm Phát Do Chi Phí Đẩy
Chi phí về tiền lương, giá nguyên liệu, máy móc, chi phí bảo hiểm công nhân, thuế… của các doanh nghiệp bị đẩy lên. Từ đó, giá thành của sản phẩm cũng tăng lên để đảm bảo lợi nhuận. Điều này khiến cho mức giá chung của nền kinh tế cũng tăng theo.
4.3. Lạm Phát Do Cơ Cấu
Lạm phát do cơ cấu xuất phát từ các doanh nghiệp. Khi 1 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tăng lương cho nhân viên, thì các doanh nghiệp khác cũng tăng theo nhưng hiệu quả kinh doanh thì không ổn định. Vì tăng lương cho nhân viên nên doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để có lợi nhuận và dẫn đến phát sinh lạm phát.
4.4. Lạm Phát Do Cầu Thay Đổi
Nếu thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ 1 loại mặt hàng, thì nhu cầu sử dụng loại mặt hàng khác sẽ tăng lên. Nếu trong thị trường chỉ có 1 nguồn cung cấp sản phẩm độc quyền, giá chỉ tăng mà không thể giảm. Dẫn đến tình trạng mặt hàng cầu giảm không giảm giá, mặt hàng cầu tăng vẫn tăng giá. Từ đó khiến mức giá chung tăng lên và gây ra lạm phát.
4.5. Lạm Phát Do Xuất Khẩu
Xuất khẩu tăng thì tổng cầu cao hơn tổng cung. Sản phẩm được xuất khẩu sẽ khiến nguồn cung trong nước giảm, giá cả sẽ tăng và gây ra lạm phát.
4.6. Lạm Phát Do Nhập Khẩu
Sản phẩm nhập khẩu có tăng giá do thuế tăng, giá quốc tế tăng. Do đó, khi bán trong nước, mức giá chung của sản phẩm sẽ tăng lên cao sẽ hình thành lạm phát.
4.7. Lạm Phát Tiền Tệ
Lượng tiền trong nước tăng do ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ và giữ tiền trong nước không bị mất giá. Hoặc do ngân hàng mua công trái của nhà nước thì lượng tiền lưu thông tăng lên nhiều, và phát sinh lạm phát.
5. Đo Lường Tình Trạng Lạm Phát Như Thế Nào?
Lạm phát sẽ được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Người ta thường đo lường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…
Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
6. Sự Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đối Với Nền Kinh Tế
Lạm phát sẽ có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với kinh tế
6.1. Ảnh Hưởng Tích Cực
Lạm phát vừa phải ở mức độ tỷ lệ 2 đến 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Hiện tượng lạm phát này còn có một số tác động tích cực như:
- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
6.2. Ảnh Hưởng Tiêu Cực
Lạm phát gây ra sự tăng giá của các loại mặt hàng, dịch vụ trên thị trường. Đồng tiền bị mất giá sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống, kinh tế và xã hội. Kinh tế có khả năng suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng cao, sinh ra các khoản nợ của quốc gia.
7. Cách Kiểm Soát Lạm Phát Đang Được Áp Dụng
Nhà nước sẽ áp dụng một số biện pháp để kiểm soát lạm phát, ví dụ như:
- Giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nước.
- Thực hiện chính sách tài khóa
7.1. Giảm Bớt Lượng Tiền Lưu Thông Trong Nước
Có thể giảm lượng tiền giấy lưu thông trong nước bằng cách:
- Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng với nhau.
- Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
- Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
- Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
- Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
7.2. Chính Sách Tài Khóa
Nhà nước nên thực thi giảm các loại thuế đầu tư, thuế nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị… Từ đó các loại chi phí đẩy sẽ giảm, năng suất lao động được tăng lên, giá cả hàng hóa trên thị trường bình ổn trở lại.
7.3. Tăng Quỹ Hàng Hóa Tiêu Dùng Nhằm Cân Bằng Với Tiền Trong Lưu Thông
- Khuyến khích tự do mậu dịch
- Giảm thuế
- Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
8. Kết Luận
Lạm phát là gì? Lạm phát chính là hiện tượng tăng giá chung một cách liên tục của tất cả các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn tới tình trạng tiền bị mất giá trị. Kiểm soát tình trạng lạm phát sẽ giúp bình ổn và phát triển kinh tế quốc gia.