Bạn có nhu cầu làm thẻ ngân hàng nhưng không có CMND, thẻ CCCD do chưa được cấp hay mất nhưng chưa kịp làm lại. Vậy thì làm thế nào để làm được thẻ ngân hàng mà không cần các lại giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân nêu trên? Dùng hộ chiếu làm thẻ ngân hàng có được không? Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng nganhang24h tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Thẻ ngân hàng là gì?
Hiện nay, thẻ ngân hàng đã dần trở nên quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến. Một người có thể sở hữu nhiều thẻ ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của cuộc sống.
Người dùng có thể sử dụng thẻ ngân hàng để rút tiền mặt, kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn chi tiêu cho sản phẩm tiêu dùng, mua sắm, dịch vụ, hóa đơn điện nước,…
Tùy vào tính năng sử dụng và đặc điểm của từng loại thì thẻ ngân hàng được chia làm 3 loại chính đó là Thẻ ghi nợ, Thẻ tín dụng và Thẻ trả trước. Cả 3 loại thẻ này đều có điểm chung là được sử dụng để thực hiện các giao dịch về tài chính và được thiết kế theo đúng chuẩn ISO 7810. Sau đây sẽ là thông tin cụ thể về tính năng sử dụng và đặc điểm của từng loại thẻ,
1.1. Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Đây là loại hình thẻ được cấp kèm theo bởi ngân hàng khi thực hiện đăng ký mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó. Chính do sự tiện lợi, nhanh chóng trong khâu phát hành thẻ, đồng thời còn được cung cấp đầy đủ tính năng tài chính cơ bản nên thẻ ghi nợ hiện đang được người dân rất ưa chuộng và sử dụng phổ biến.
Thẻ ghi nợ (Debit Card) là một loại thẻ thanh toán thay thế tiền mặt, được dùng với những tính năng như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, tra cứu thông tin tài khoản,… Tuy nhiên, mọi hình thức giao dịch tài chính đều được thực hiện trong phạm vi số tiền hiện có trong tài khoản của bạn. Tức bạn đang chi tiêu bằng chính tiền của mình mà không hề vay mượn ngân hàng.
Hiện nay có hai loại thẻ ghi nợ được sử dụng rộng rãi nhất là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:
- Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ có phạm vi sử dụng trong một quốc gia. Bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán cho các khoản chi tiêu, mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị trong nước, hay mua sắm online trong nước,… Khi thực hiện thanh toán qua thẻ ghi nợ, có thể bạn sẽ phải chịu một mức phí nhất định được quy định theo từng ngân hàng.
- Với thẻ ghi nợ quốc tế thì tính năng tương tự như thẻ nội địa nhưng với phạm vi rộng hơn, có thể là trên toàn thế giới. Hơn nữa, mức phí khi sử dụng thẻ quốc tế chắc chắn sẽ cao hơn so với thẻ nội địa.
1.2. Thẻ tín dụng (Credit Card)
Đây là một loại thẻ hoạt động dựa trên nguyên tắc chi tiêu trước, trả tiền sau. Tức là bạn có thể dùng thẻ để thanh toán cho bất kỳ hoạt động mua sắm, chi tiêu nào mà không cần phải có sẵn tiền trong thẻ. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ cấp cho người dùng một hạn mức chi tiêu nhất định như đã thỏa thuận trong hợp đồng để giới hạn số tiền mà khách hàng có thể dùng để thực hiện các giao dịch.
Vì đây là một hình thức vay mượn tiền của ngân hàng để chi tiêu nên khách hàng có nhiệm vụ hoàn trả lại đúng số tiền đã dùng lại cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã quy định. Thông thường, kỳ hạn thanh toán sẽ 45 ngày hoặc 55 ngày tùy ngân hàng, nếu bạn thanh toán trước hạn thì khoản vay của bạn sẽ không bị tính lãi nhưng nếu trễ hạn thì số dư nợ có trong tài khoản sẽ bị tính lãi theo quy định.
Giống như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cũng được chia thành thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ tín dụng nội địa được sử dụng trong phạm vi quốc gia còn thẻ tín dụng nội địa có phạm vi sử dụng cả trong nước và trên nước ngoài.
1.3. Thẻ trả trước (Prepaid Card)
Đây là một loại thẻ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài chính trong phạm vi số tiền đã được nạp vào thẻ. Cách sử dụng thẻ này tương tự như sử dụng Sim điện thoại, tức là bạn phải nạp tiền trước vào thẻ thông qua các chi nhánh hay văn phòng giao dịch của ngân hàng và được phép chi tiêu trên số tiền đã nạp đó.
Khác với thẻ ghi nợ là để mở được thẻ thì khách hàng phải liên kết với tài khoản ngân hàng của mình còn với thẻ trả trước thì hoàn toàn không cần phải kết nối với tài khoản. Vậy nên tiền bạn dùng để chi tiêu sẽ là tiền trong thẻ chứ không phải tiền trong tài khoản như thẻ ghi nợ.
2. Hộ chiếu là gì?
Giống như CMND hay thẻ CCCD, thì hộ chiếu hay còn được gọi với tên tiếng anh là Passport, cũng có vai trò như một loại giấy tờ dùng để chứng minh thông tin cá nhân của bản thân. Hộ chiếu được xem là một điều kiện cần để bạn có thể đi du lịch, học tập hay làm việc ở nước ngoài.
Một cách tổng quát, hộ chiếu là một loại “chứng minh thư” giúp bạn có thể xuất cảnh sang nước ngoài và nhập cảnh trở lại nước mình sau chuyến đi du lịch, công tác hay học tập. Các thông tin trên hộ chiếu bao gồm họ và tên chủ sở hữu, ngày sinh, ảnh chủ sở hữu, quốc tịch, chữ ký, và thời hạn sử dụng (gồm ngày cấp và ngày hết hạn).
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính, đó là:
- Hộ chiếu phổ thông màu xanh lá: đây là loại hộ chiếu được dùng phổ biến nhất, thường dùng cho nhu cầu đi du lịch.
- Loại thứ hai là hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích: thường dùng cho công vụ ngoại giao ở nước ngoài.
- Hộ chiếu ngoại giao màu đỏ: loại hộ chiếu này chỉ dùng cho những người giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước.
3. Làm thẻ ngân hàng bằng hộ chiếu có được không?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN được sửa đổi từ Thông tư 23/2014/TT-NHNN, có hướng dẫn về việc mở và sử dụng thẻ ngân hàng tại các tổ chức ngân hàng trong nước do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành. Trong đó có quy định về việc sử dụng các loại giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân để làm thẻ, cụ thể:
Khách hàng có thể sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi) để mở tài khoản cũng như làm thẻ tại ngân hàng.
Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hộ chiếu để làm thẻ ngân hàng theo như pháp luật đã quy định.
3.1. Điều kiện làm thẻ ngân hàng
Để làm được thẻ ngân hàng thì bạn cần phải đảm bảo thỏa mãn đầy đủ những điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống tại Việt Nam và có đầy đủ trách nhiệm về các hành vi pháp lý.
- Đủ 18 tuổi và có CMND/ CCCD/ Hộ chiếu. Trong trường hợp công dân Việt Nam dưới 18 tuổi có nhu cầu làm thẻ ngân hàng thì cần phải có người lớn (thường là ông bà, ba mẹ, anh chị,…) đi cùng để bảo lãnh.
- Trong trường hợp mở thẻ tín dụng, yêu cầu bạn phải có việc làm ổn định và thu nhập hàng tháng từ 4.500.000 vnđ/tháng trở lên.
3.2. Thủ tục làm thẻ ngân hàng
Đối với từng loại thẻ thì thủ tục làm thẻ ngân hàng có thể sẽ khác nhau, cụ thể:
3.2.1. Thẻ ghi nợ
Để làm thẻ ghi nợ, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
- Yêu cầu phát hành và hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ (được cấp bởi ngân hàng nơi bạn thực hiện mở thẻ).
- Bản photo CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực và phải xuất trình bản chính để giao dịch viên kiểm chứng.
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng.
3.2.2. Thẻ tín dụng
Việc mở thẻ tín dụng đã ngày càng dễ dàng hơn, và bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong những mục sau (lưu ý trong từng mục bạn có thể chọn 1 loại giấy tờ, sao cho thuận tiện nhất)
- Đầu tiên là chứng minh thông tin cá nhân (CMND, CCCD, hộ chiếu)
- Chứng minh thông tin cư trú (sổ hộ khẩu, bằng lái xe)
- Các giấy tờ chứng minh nơi ở hiện tại (Sổ đăng ký tạm trú, hóa đơn dịch vụ, sao kê thẻ tín dụng, sao kê lương)
- Chứng minh công việc (hợp đồng lao động, quyết định nâng lương, bổ nhiệm, giấy đăng ký kinh doanh)
- Và cuối cùng là chứng minh tài chính (bảng lương – áp dụng đối với đối tượng làm việc tại các cơ quan nhà nước, hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn điện nước, giấy tờ sở hữu xe ô tô,…)
3.2.3. Thẻ trả trước
Thủ tục để làm thẻ trả trước bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp thẻ theo mẫu của ngân hàng nơi làm thẻ.
- CMND/ CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng.
3.3. Lệ phí làm thẻ ngân hàng
Phí làm thẻ ngân hàng sẽ khác nhau tùy vào từng loại thẻ và quy định của từng ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng muốn làm thẻ ghi nợ nội địa cùng lúc với thời gian mở tài khoản sẽ có thể được miễn phí hoặc mất 50.000 VNĐ. Đối với thẻ quốc tế thì phí làm thẻ sẽ cao hơn, có thể lên đến 150.000vnđ.
Ngoài phí làm thẻ thì bạn cũng sẽ phải trả thêm những khoản phí khác như phí thường niên, phí duy trì thẻ.
Trên đây là những giải đáp của HoTroVay.Vn về vấn đề thắc mắc “Làm thẻ ngân hàng bằng hộ chiếu có được không?” cùng những thông tin hữu ích về điều kiện và thủ tục làm thẻ ngân hàng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích và có thể giúp bạn làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.