Mã cổ phiếu ngân hàng Vpbank được nhiều người tìm đến hơn sau khi có công bố tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank quý 1/2021 đã tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 37,6% so với cùng kỳ năm 2020. Lần đầu tiên Ngân hàng đạt lợi nhuận ở mức 4.000 tỷ đồng ở quý khởi đầu của một năm. Mọi người theo dõi thêm thông tin về giá và định giá mã VPB cùng HoTroVay.Vn
1. Mã cổ phiếu ngân hàng VPbank là gì?
Vpbank được chính thức đi vào hoạt động năm 1993. Là mootj trong nững ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Năm 2010 đánh dấu bước chuyển đổi sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Sáng ngày 17/8/2017, 1,33 tỷ cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu là 39.000 đồng. Khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay là hơn 3,7 triệu cổ phiếu.
2. Giá cổ phiếu ngân hàng VPbank hiện nay?
Giá cổ phiếu hiện tại của ngân hàng Vpbank là 65.600 đồng/ cổ phiếu. Theo thống kê thì biến động trong ngày của mã VPB là 65.100 – 66.400 đồng/ cổ phiếu. Giá trung bình trong vòng 10 ngày là 62.230 đồng/ cổ phiếu. Giá mã VPB biến động trong 52 tuần ở phạm vi 21300 – 73.300 đồng/ cổ phiếu. Có thể nói từ đầu năm tới giờ thì mã VPB đã tăng giá gần như gấp đôi
Trong vòng 3 tháng qua, mức giá cao nhất mã VPB được ghi nhận là 72.100 đồng/ cổ phiếu vào ngày 2/7. Tuy nhiên diễn biến cuối tháng 7 thì trái ngược hoàn toàn với chiều hướng tích cực vào hồi đầu tháng. Mức giá ghi nhận là 56.300 đồng/ cổ phiếu.
Bước sang đầu tháng 8 thì mức giá cổ phiếu VPB đã tăng trở lại. Mức tăng được xem là tăng nhanh liên tục. Mặc dù có những diễn biến giằng co về giá trong một tuần đầu tháng 8. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì mã VPB luôn ghi nhận mức tăng xuyên suốt tới mức giá như hiện tại như bây giờ.
3. Định giá cổ phiếu ngân hàng Bắc Á
3.1. Lịch chia cổ tức
Theo thống nhất của Đại hội cổ đông thường niên thì Vpbank chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 80% bằng cổ phiếu. Điều này thuộc trong phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 bằng việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức. Theo đó số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành là hơn 1,975 triệu cổ phiếu.
Trong đó, phát hành trả cổ tức bằng cổ phiếu là 62,15%. Nghĩa là cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ nhận được thêm 6.215 cổ phiếu mới. Còn tỷ lệ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu là 17,85%. Tức là 10.000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 1.785 cổ phiếu mới
3.2. Các chỉ số tài chính
Tính tới thời điểm này, vốn điều lệ của VPBank hơn 25 ngàn tỷ đồng. Mức vốn điều lệ dự kiến sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu sẽ đạt mốc hơn 45 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến sử dụng để thực hiện đợt tăng vốn lần này sẽ được lấy từ 3 nguồn là nguồn lợi nhuận chưa phân phối, nguồn quỹ đầu tư phát triển và nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Vpbank tiếp tục nắm bắt cơ hội thanh khoản của thị trường cùng với việc linh hoạt điều tiết bảng cân đối và cơ cấu nguồn vốn, chi phí vốn của VPBank cũng đã giảm đáng kể ngay từ quý 1/2021. Với kết quả này, sau nhiều quý liên tục cải thiện, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của VPBank lần đầu tiên đạt tới 3,3%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25,7%.
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Mới đây, VPBank cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, VPBank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, PBT của ngân hàng riêng lẻ đóng góp 88% vào lợi nhuận hợp nhất.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng tại VPBank tập trung ở các khối chiến lược với kết quả vượt kế hoạch đề ra cho 3 tháng đầu năm, gồm khối Khách hàng cá nhân tăng trưởng gần 7% và khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng gần 11% so với cuối năm 2020.
Cùng với đó, chi phí hoạt động của nhà băng này được tiếp tục được kiểm soát hiệu quả trong kỳ, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm trước nhờ quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ. Đặc biệt với nhiều dự án triển khai trong năm 2020. Nhờ đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập hợp nhất của VPBank tiếp tục giảm, tiếp tục ở mức dẫn đầu thị trường
Hành trình số hóa và trải nghiệm khách hàng tiếp tục được VPBank đẩy mạnh và đã mang lại những kết quả rất khả quan. VPBank đã cán mốc 9 triệu giao dịch/ trong quý 1 năm 2021. Con số này gấp 2,25 lần so với cùng kì năm 2020 về số lượng giao dịch. Về giá trị giao dịch online đạt 128 nghìn tỷ đồng trong tháng 3/ 2021, cao gấp 2,2 lần so với cùng kì 2020.
3.4. Tổng kết
Với sự tăng trưởng tín dụng hợp lý, giảm thiểu chi phí vốn và tối ưu hóa chi phí hoạt động. Mã cổ phiếu VPB của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank đang là một trong hai mã tăng mạnh nhất trên sàn hose VPB. Cụ thể tăng 2,5%, chỉ xếp sau mã CTG của ngân hàng Vietinbank trong nhóm mã cổ phiếu ngân hàng.
4. Có nên mua cổ phiếu ngân hàng Bac A bank không?
4.1. Tiềm năng
Tăng trưởng chất lượng, tập trung ở các khối chiến lược
Hiện tại, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt hơn 436 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với cuối năm 2020. Tín dụng ngân hàng hợp nhất hết quý 1 2020 đạt hơn 332 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm 2020; trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 3,6%.
Việc kịp thời điều chỉnh chiến lược về sản phẩm và chiến lược huy động của Ngân hàng tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại ngân hàng mẹ từ mức 15,5% cuối năm 2020 lên mức 17% cuối kỳ 1 năm 2021.
Tăng trưởng bền vững qua chỉ số kinh doanh quan trọng
VPBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/ 2021, ghi nhận những chuyển biến tích cực trong quản trị rủi ro và chất lượng tài sản, chi phí vốn. Bên cạnh đó, thu nhập từ phí gia tăng động lực tăng trưởng cho lợi nhuận và các chỉ tiêu an toàn hoạt động được củng cố.
Quản trị rủi ro hiệu quả, cải thiện chất lượng tài sản
Tính đến ngày 30/6/2021, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank được kiểm soát ở 2,94%, tại ngân hàng riêng lẻ ở 1,73%. Theo VPB, công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021 với thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro hợp nhất đạt 1.376 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.đặc biệt tại FE Credit thu nhập này tăng gần 110%.
Các tỷ lệ an toàn của VPBank trong quý 1/2021 tiếp tục được duy trì ở mức tốt, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó:
- Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở mức 73,5% (so với giới hạn 85%)
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 29,9% (so với yêu cầu 40%).
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông tư 41 của Ngân hàng hợp nhất đạt gần 12%, tiếp tục duy trì ở mức an toàn và cao hơn mức tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.
4.2. Rủi ro
Chi phí huy động vốn (COF) của ngân hàng riêng lẻ giảm tới 1,3% so với cả năm 2020 và giảm 0,6% so với quý 4 năm 2020. Tương ứng, tại ngân hàng hợp nhất, COF cũng giảm 1,2% so với năm 2020. Đây là những điều đáng ngại nhưng vẫn nằm trong dự báo tình hình khi diễn biễn của dịch Covid-19 còn phức tạp.
Hầu hết ngân hàng không thể nâng mức lãi suất tiền gửi nên người dân cũng không mấy mặn mà với gửi tiền tiết kiệm. Phần nhiều, thời điểm giãn cách, kinh tế eo hẹp khiến mức thu nhập giảm sút nghiêm trọng. Và hiện tượng nhiều KH phải rút tiền trước kỳ hạn để ứng phó với tình trạng mất việc gia tăng.
Trên đây là chia sẻ về mã cổ phiếu ngân hàng Vpbank. Dĩ nhiên, chúng tôi không cổ vũ mọi người nên vào mã hay khước từ mã VPB của Vpbank. Lựa chọn đầu tư nằm ở mỗi cá nhân, mọi người nên cân nhắc thật kỹ để phòng ngừa rủi ro cho mình