Bạn muốn mở một chi nhánh ngân hàng nhưng lại không biết số vốn cần có để được cấp phép hoạt động là bao nhiêu? Các hồ sơ và thủ tục đăng ký như thế nào? Để có thể mở chi nhánh ngân hàng ra sao? Và để có thể trở thành một ông chủ, tin tức ngân hàng bạn sẽ phải trả lời được tất cả những câu hỏi này. Những gợi ý mà HoTroVay.Vn chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều này, hãy cùng theo dõi ngay nhé.
1. Chi nhánh ngân hàng là gì? điều kiện để thành lập chi nhánh ngân hàng?
Chi nhánh ngân hàng hiểu đơn giản là ngân hàng con có xuất phát điểm từ một ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng là những ngân hàng nhỏ đặt ở các tỉnh thành phố, hoạt động giống như ngân hàng chính với các chức năng là huy động vốn và cung cấp các giải pháp tài chính tín dụng cho người dân.
Mỗi ngân hàng thương chỉ có một đến hai trụ sở chính nhưng sẽ có hàng chục thậm chí là hàng trăm các chi nhánh nhỏ. Chi nhánh ngân hàng thường được đặt ở các trung tâm, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân lớn nhất. Và sẽ có những điều kiện nhất định để hình thành một chi nhánh ngân hàng bao gồm:
- Thứ nhất, chi nhánh ngân hàng phải cam kết hoạt động có hiệu quả, đảm bảo các yếu tố an toàn tại thời điểm xin mở chi nhánh.
- Thứ hai, chi nhánh ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên, quản trị viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tài chính ngân hàng tiêu chuẩn.
- Thứ ba, sở hữu hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho phép kết nối trực tiếp từ ngân hàng chính đến ngân hàng chi nhánh không bị gián đoạn.
- Thứ tư, trong một năm hoạt động chi nhánh ngân hàng phải không bị thanh tra nhà nước xử phạt hành chính vượt quá 15.000.000₫ mới có thể tiếp tục hoạt động.
- Thứ năm, giám đốc ngân hàng chi nhánh phải không kiêm nhiệm một chức danh nào khác tại các ngân hàng thương mại đang cùng hoạt động trong nước.
- Thứ sáu, việc thành lập chi nhánh ngân hàng phải đảm bảo về số vốn điều lệ. Và mỗi ngân hàng sẽ có quy định chung hoặc riêng về số vốn, tiền để làm điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng của mình. Và đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng nhất mà bạn cần phải lưu ý nếu muốn thành lập chi nhánh ngân hàng tại nơi mình đang sinh sống.
2. Mở chi nhánh ngân hàng cần bao nhiêu tiền vốn?
Như chúng ta đã biết, ngân hàng là nơi kinh doanh tiền. Chính vì vậy, để thành lập chi nhánh ngân hàng thì chúng ta sẽ cần thật nhiều tiền, càng nhiều tiền sẽ càng tốt. Và theo quy định chung thì đến năm 2010, số vốn điều lệ để có thể mở một chi nhánh ngân hàng sẽ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Con số này khá cao và sẽ có ít người có thể có cùng lúc số tiền này.
Mặc dù vậy bạn cũng đừng quá lo lắng bởi ngân hàng chính xã không quy định số vốn điều lệ để bạn đứng ra mở chi nhánh ngân hàng là tiền của bạn hay là tiền huy động từ các tổ chức cá nhân đâu nhé. Tuy nhiên, bạn chắc chắn sẽ không thể dùng tiền được ủy thác từ các cá nhân hay tổ chức để sử dụng làm vốn huy động mở chi nhánh ngân hàng. Và bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của số tiền 3.000 tỷ đồng này.
Bên cạnh vấn đề về số vốn, tiền điều lệ khi thành lập chi nhánh ngân hàng bạn sẽ cần quan tâm đến một khía cạnh khác đó chính là số lượng cổ đông. Cụ thể, để có thể thành lập một ngân hàng hay một chi nhánh ngân hàng số lượng cổ đông phải đạt 100 người góp vốn. Tuy nhiên, trong đó chỉ cần có 3 cổ đông đứng dậy góp vốn thành lập chi nhánh ngân hàng.
Việc góp vốn để mở chi nhánh ngân hàng bất kỳ sẽ chỉ có thể diễn ra tại một ngân hàng. Hay nói cách khác nếu bạn là cổ đông, bạn chỉ có thể tham gia góp vốn một lần để một ngân hàng hoặc một chi nhánh ngân hàng, không thể tham gia làm cổ đông một ngân hàng khác. Và dĩ nhiên những cổ đông tham gia sáng lập chi nhánh ngân hàng sẽ phải có khối lượng tài sản rất lớn.
Quy định cụ thể đối với các cổ đông tham gia sáng lập chi nhánh ngân hàng đó là phải có quá trình hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng tối thiểu là 5 năm. Phải kinh doanh có lãi trong 5 năm liền kề với năm xin mở chi nhánh ngân hàng. Và phải có tài sản tối thiểu là 500 tỷ đồng cùng trong 5 năm liền kề với thời điểm xin thành lập chi nhánh ngân hàng.
Và như vậy là bạn đã biết không phải ai cũng có thể đứng ra xin thành lập một chi nhánh ngân hàng kể cả khi họ có tiềm lực về tài chính, kinh tế đúng không nào? Ngay cả khi bạn đã có trong tay số tiền 3 nghìn tỷ đồng và đủ điều kiện để xin thành lập chi nhánh ngân hàng thì việc nộp hồ sơ của bạn cũng chưa chắc đã được duyệt.
Hồ sơ và thủ tục xin xin thành lập chi nhánh ngân hàng được xem là khó thực hiện hơn bất kỳ các ngành nghề nào khác. Do đó, bạn sẽ cần tìm hiểu thật kỹ,chuẩn bị thật chu đáo các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết để có thể sở hữu cho mình một ngân hàng.
3. Giấy tờ và hồ sơ, thủ tục cần thiết để xin mở chi nhánh ngân hàng
3.1. Giấy tờ hồ sơ cần thiết
- Đơn xin cấp phép hoạt động, mở chi nhánh ngân hàng theo mẫu có sẵn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Đề án chi tiết thành lập chi nhánh ngân hàng.
- Biên bản cuộc họp Đại cổ đông đầu tiên của chi nhánh ngân hàng.
- Quyết định bổ nhiệm chức danh tổng giám đốc của Hội đồng quản trị
- Hồ sơ của các thành viên tham gia sáng lập chi nhánh ngân hàng và ban quản trị chi nhánh ngân hàng, cổ đông ngân hàng.
- Thông tin đầy đủ về các cổ đông tham gia góp vốn thành lập chi nhánh ngân hàng theo quy định chung.
- Báo cáo tài chính của các cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ để thành lập chi nhánh ngân hàng.
- Các văn bản giấy tờ của Ủy ban nhân dân địa phương chấp nhận cho đặt chi nhánh ngân hàng tại nơi bạn sinh sống.
- Giấy tờ xác nhận quyền sử dụng trụ sở chi nhánh ngân hàng do công an địa phương cấp.
Tất cả các loại giấy tờ này sẽ được in ra làm 8 bản tương đương với 8 bộ hồ sơ. Trong đó sẽ có hai bộ hồ sơ là bản chính còn 6 bộ còn lại có thể sử dụng bản sao công chứng. Thời gian giải quyết hồ sơ xin thành lập, mở chi nhánh ngân hàng sẽ là trong 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn.
3.2. Thủ tục xin mở chi nhánh ngân hàng
- Bước 1: Nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng cho ngân hàng nhà nước Việt Nam sau khi đã có văn bản chấp thuận cho thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo đúng quy định.
- Bước 2: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó xem xét và thẩm định hồ sơ xin thành lập ngân hàng chi nhánh của bạn.
- Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, vụ các ngân hàng sẽ trình hội đồng chủ tích thẩm định hồ sơ để đưa ra quyết định thành lập ngân hàng chi nhánh.
Nếu hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng của bạn đã đầy đủ và hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện chung thì sẽ được ký quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng theo quy định.
Trong trường hợp hồ sơ của bạn còn thiếu sẽ được yêu cầu bổ sung nếu không sẽ bị từ chối. Hoặc nếu bạn không đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, vốn mở chi nhánh ngân hàng, về con người khi hồ sơ của bạn cũng sẽ bị ngân hàng nhà nước loại bỏ.
3.3. Phí, lệ phí xin thành lập chi nhánh ngân hàng
Về phí và lệ phí xin thành lập chi nhánh ngân hàng cũng không hề nhỏ. Và theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước đưa ra nộp hồ sơ cá nhân và tổ chức muốn thành lập chi nhánh ngân hàng sẽ phải bỏ ra số tiền là 140.000.000₫. Con số này đối với nhiều người sẽ lớn nhưng đối với 3 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ để thành lập một chi nhánh ngân hàng thì lại rất hợp lý.
Toàn bộ hồ sơ sẽ được gửi đến ngân hàng nhà nước Việt Nam qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng nhà nước. Vụ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ có trách nhiệm nhận và thẩm định hồ sơ của bạn. Kết quả thành lập chi nhánh ngân hàng sẽ được trả cho bạn bằng một quyết định có hiệu lực pháp lý cao nhất…
Sau khi đã có quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng bạn có thể bắt tay vào xây dựng hệ thống ngân hàng chuẩn của ngân hàng mẹ đưa ra. Và dĩ nhiên, trong quá trình hoạt động nếu chi nhánh ngân hàng không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình được giao, không hoàn thành tốt các nhiệm vụ thì bên ngân hàng mẹ của ngân hàng nhà nước có thể ra quyết định tạm ngừng hoạt động hoặc thu hồi quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng đã được ban hành trước đó.
Như vậy là bạn đã biết được “Mở chi nhánh ngân hàng cần bao nhiêu vốn, tiền để được phép hoạt động” Và nếu như muốn làm chủ một ngân hàng bất kỳ bạn hãy chuẩn bị số tiền là 3 nghìn tỷ đồng cùng với rất nhiều các loại giấy tờ liên quan như chúng tôi vừa nêu trên. Vậy nên làm chủ một ngân hàng không hề đơn giản phải không nào.
Còn bạn, nếu muốn đang tham khảo các dịch vụ tài chính tín dụng do ngân hàng cung cấp, muốn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất cạnh tranh đừng quên theo dõi website này của chúng tôi để được cập nhật những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất.