Mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cần những gì? Bao nhiêu vốn 2020? Đây có lẽ là câu hỏi của không ít bạn đang ấp ủ cho mình dự định khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bánh ngọt. Và để giải đáp mọi thắc mắc của bạn thì ngay sau đây, nganhang24h sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết mà bạn nên biết để công việc kinh doanh sau này đạt hiệu quả cao.
1. Những cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt
Làm giàu từ việc mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt là một xu hướng kinh doanh được khá nhiều người áp dụng vì tính chất không quá khó khi thực hiện, vốn ít lời nhiều và thời gian hoàn vốn nhanh. Tuy nhiên cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác thì việc mở cửa hàng bánh ngọt cũng có riêng cho mình những thách thức và cơ hội kinh doanh nhất định.
1.1. Về cơ hội
Hiện nay, việc mở cửa hàng bánh ngọt có thể đem lại cho các nhà kinh doanh nhiều cơ hội hấp dẫn. Và nếu biết nắm bắt cơ hội thì chắc chắn rằng lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực này là không hề sai lầm một chút nào.
Đầu tiên, mở cửa hàng bánh ngọt là một quyết định kinh doanh chứa rất nhiều tiềm năng về tài chính. Bởi lẽ số vốn ban đầu mà bạn cần bỏ ra là không quá nhiều, nhưng sản phẩm khi đã qua chế biến thì có giá thành cao hơn rất nhiều so với chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Thứ hai là thủ tục để mở một cửa hàng kinh doanh bánh ngọt thì không quá phức tạp. Từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc đăng kí hoạt động kinh doanh tại các đơn vị tại địa phương nơi bạn sinh sống.
Hơn nữa nếu bạn là một người yêu thích nấu nướng, có niềm đam mê đặc biệt với các loại bánh ngọt, bánh kem hay việc tạo ra một chiếc bánh vừa ngon vừa đẹp mắt làm bạn cảm thấy vui. Thì không việc gì phải ngần ngại để mở một cửa hàng bánh kem cả. Việc kinh doanh của bạn sẽ dễ dàng thành công hơn nếu bạn có một tình yêu lớn với lĩnh vực kinh doanh này.
1.2. Về thách thức
Bên cạnh những cơ hội trên thì việc mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cũng đem lại một số thách thức như sau.
Thách thức đầu tiên mà bạn phải đối diện khi muốn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt đó là mức độ cạnh tranh trong ngành vô cùng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh luôn có những chiến lược kinh doanh nhất định, khó có thể lường trước được. Và nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thì sẽ dẫn đến tình trạng không bán được sản phẩm, từ đó gây ra thua lỗ.
Khó khăn thứ hai mà bạn phải tìm cách giải quyết đó là vấn đề bảo quản bánh. Nếu không biết cách bảo quản hay điều kiện bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh, làm cho bánh hỏng dẫn đến ảnh hưởng doanh thu cửa hàng. Trong trường hợp bán bánh kém chất lượng thì sẽ làm mất uy tín thương hiệu của bạn.
Để có thể vượt qua những thách thức trên, giúp việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao thì bạn nên trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan cũng như vạch ra cho mình một kế hoạch kinh doanh thật cụ thể.
2. Những điều cần chuẩn bị nếu muốn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt
Mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt sẽ không bao giờ dễ dàng nếu bạn không có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Sau đây là một số điều bạn cần biết nếu muốn bắt đầu kinh doanh:
2.1. Học cách làm bánh
Nếu bạn biết cách làm ra những chiếc bánh ngọt nhỏ xinh, có hương vị thơm ngon, độc đáo thì điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Từ đó giúp bạn tạo ra được sự ấn tượng với khách hàng. Hãy học để trở thành một người làm bánh giỏi vì nếu làm được thì bạn đã sở hữu riêng cho mình một chìa khóa để thành công.
Trong trường hợp bạn không có năng khiếu trong việc làm bánh nhưng vẫn mong muốn được kinh doanh trong lĩnh vực này thì bạn vẫn có thể nhập khẩu nguồn hàng từ các nhà cung cấp. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn không cần học cách làm bánh đâu nhé! Bạn vẫn nên học để chủ động hơn trong việc kinh doanh, chẳng hạn để tư vấn hay trò chuyện cùng khách hàng.
2.2. Biết cách bảo quản bánh
Hầu hết các sản phẩm liên quan đến lương thực thực phẩm thì rất dễ bị hư hỏng nếu không biết bảo quản, thời hạn sử dụng lại ngắn và đối với việc kinh doanh bánh ngọt cũng vậy. Bánh nhanh hư làm hàng hóa không bán được, đồng thời khách hàng sẽ đánh giá thấp về chất lượng sản phẩm. Từ đó làm ảnh hưởng đến doanh số của cửa hàng.
Chính vì vậy bạn cần phải tìm hiểu và học hỏi nhiều bí quyết giúp bảo quản bánh được lâu hơn. Đồng thời bạn cũng nên đầu tư chi phí cho trang thiết bị để tạo ra sự chuyên nghiệp cho cửa hàng. Hãy luôn chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì đây hiện đang là vấn đề nóng được nhiều khách hàng quan tâm.
2.3. Xác định nhu cầu thị trường
Việc xác định nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ không bao giờ là thừa nếu bạn muốn cửa hàng mình phát triển. Nhu cầu của khách hàng đối với bánh ngọt là vô cùng phức tạp. Có người thích bánh ngọt vị sầu riêng, vị chocolate, vị macha nhưng cũng có người lại không ăn được những vị đó.
Nhu cầu của khách hàng là khác nhau tùy theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, địa lý,… Chính vì vậy bạn cần phải tìm hiểu, khảo sát để biết được đâu là những loại nhu cầu đang phổ biến nhất. Từ đó hỗ trợ trong việc xác định loại sản phẩm cho cửa hàng.
2.4. Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Đừng bắt đầu kinh doanh khi chưa xác định được đối tượng khách hàng chính mà cửa hàng bạn nhắm đến. Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu phải dựa trên quá trình xác định nhu cầu thị trường. Khi đã có được một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể thì việc kinh doanh của cửa hàng bạn sẽ không bị đi lệch hướng.
2.5. Quyết định mô hình kinh doanh phù hợp
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu thì bạn nên chọn cho mình một mô hình kinh doanh sao cho dễ dàng nhất trong việc tiếp cận khách hàng. Một số mô hình kinh doanh bánh ngọt phổ biến nhất hiện nay là:
- Mở lò bánh mì: Các tiệm bánh mì hiện nay dường như có mặt ở khắp mọi nơi vì nhu cầu sử dụng rất cao.
- Kinh doanh tiệm bánh ngọt nhỏ: Mô hình này phù hợp với những bạn không có mức vốn ban đầu nhỏ, phù hợp kinh doanh tại các vùng ngoại thành.
- Mở quán cafe bánh ngọt: Loại hình kinh doanh này hiện nay rất phổ biến. Để thành công khi kinh doanh theo mô hình này thì thiết kế không gian cửa hàng phải được đặc biệt chú trọng. Vì nhu cầu của khách hàng không chỉ đơn giản là uống cafe hay ăn bánh ngọt mà còn là để thư giản, trò chuyện cùng bạn bè, người thân.
- Kinh doanh bánh kem: Đây là loại hình kết hợp bán hàng với việc nhận làm bánh theo yêu cầu.
- Mở cửa hàng bánh ngọt nhượng quyền thương hiệu: Ưu điểm của mô hình này là không cần phải suy nghĩ nhiều về chiến lược kinh doanh, hơn nữa những thương hiệu nhượng quyền này hầu như là nổi tiếng nên không phải tốn nhiều chi phí để quảng bá. Ngược lại, bạn sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kinh doanh của thương hiệu nhượng quyền.
- Kinh doanh bánh ngọt online: Thông qua các trang mạng xã hội, bạn có thể tiếp cận được với những đối tượng khách hàng mà phương pháp truyền thống không tiếp cận được.
2.6. Xác định vị trí thuận lợi để mở cửa hàng
Bạn có thể tận dụng không gian nhà ở để mở cửa hàng nếu nhà bạn đảm bảo đủ diện tích, việc này sẽ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Nếu không thì bạn có thể thuê mặt bằng bên ngoài, một mặt bằng được coi là hoàn hảo, thích hợp nhất để mở cửa hàng bánh ngọt phải đảm bảo:
- Gần trung tâm thành phố, trường học, văn phòng làm việc hay nằm trên các con đường ẩm thực nổi tiếng thì càng tốt.
- Diện tích mặt bằng phải đủ lớn, các khu vực làm bánh và trưng bày nên tách biệt nhau, bên cạnh đó còn phải đảm bảo không gian cho khách hàng tham quan.
2.7. Lựa chọn nhà cung cấp chất lượng
Bất kể bạn lựa chọn hình thức kinh doanh bánh ngọt tự làm hay kinh doanh bánh làm sẵn thì điều quan trọng vẫn là lựa chọn được một nguồn cung chất lượng cao. Hiện nay với nhiều thông tin về thực phẩm bẩn thì người tiêu dùng trở nên cực kì nhạy cảm với chất lượng và vệ sinh của sản phẩm. Đừng vì một chút lợi nhuận mà đánh mất lòng tin khách hàng, yếu tố tạo ra sự bền vững trong kinh doanh.
Khi đã chọn được một nguồn cung uy tín, chất lượng thì bạn nên duy trì mối quan hệ với họ để được hưởng những khoản chiết khấu hấp dẫn.
2.8. Trang trí cửa hàng bắt mắt, sạch sẽ
Đối với lĩnh vực kinh doanh bánh ngọt thì không gian cửa hàng bắt mắt, sạch sẽ cũng là một trong những yếu tố làm tăng ý định quay lại của khách hàng. Chẳng hạn nếu bạn lựa chọn mở tiệm bánh kem cho trẻ em thì cửa hàng nên được thiết kế theo kiểu dễ thương, “công chúa”, nhiều gấu bông, nhiều màu sắc.
2.9. Có thể bán thêm sản phẩm bổ sung
Khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, để thu hút thêm nhiều khách hàng thì bạn nên biết cách khai thác thêm nhu cầu của họ. Tức bạn có thể tạo ra một không gian thoáng mát, đẹp mắt để khách hàng vừa nghỉ ngơi, thư giản, vừa nhâm nhi vài chiếc bánh ngọt nhỏ cùng một ly cafe đen hay một ly trà nóng.
3. Mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cần bao nhiêu vốn năm 2020
Tùy vào quy mô kinh doanh và loại mô hình cửa hàng mà bạn lựa chọn thì mức vốn ban đầu phải bỏ ra là không giống nhau. Để tính được nguồn vốn đầu vào thì bạn phải căn cứ trên chi phí thuê mặt bằng, tiền cọc mặt bằng, chi phí trang thiết bị làm bánh, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quảng bá cửa hàng,…
Theo kết quả khảo sát những nhà kinh doanh thành công trong lĩnh vực bánh ngọt, nguồn vốn đầu vào cho việc mở một cửa hàng nằm trong khoảng từ 35-100 triệu đồng. Nếu con số nguồn vốn ước tính càng cụ thể có nghĩa là bạn đã tính toán hết những chi phí phát sinh có thể có. Từ đó giúp chủ động hơn trong quá trình kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ của HoTroVay.Vn để giải đáp câu hỏi: Mở cửa hàng kinh doanh Bánh Ngọt cần những gì, bao nhiêu vốn 2020? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong hoạt động kinh doanh sắp tới. Chúc bạn thành công!