Mở cửa hàng kinh doanh sắt thép cần những gì? Chi phí bao nhiêu? Đây chắc hẳn là những thắc mắc của không ít bạn đã, đang và sẽ có ý định kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt là sắt thép. Vậy để hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh này thì hãy cùng nganhang24h điểm qua một vài thông tin vô cùng hữu ích ngay sau đây nhé!
1. Tại sao lại lựa chọn kinh doanh sắt thép?
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, các tòa nhà cao tầng, các xí nghiệp, các khu chung cư, các công trình kiến trúc, cầu đường,… mọc lên liên tục với tốc độ chóng mặt. Chính điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, với điển hình là kinh doanh sắt thép.
Bên cạnh việc mang lại cơ hội lợi nhuận khá hấp dẫn thì lĩnh vực kinh doanh sắt thép này cũng mang đến những thách thức lớn cho các nhà kinh doanh, cụ thể là mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao. Chính vì vậy nếu muốn công việc kinh doanh được hiệu quả và thuận lợi thì bạn cần phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để có thể tồn tại lâu dài trong ngành này.
Vậy trước khi bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép thì bạn cần phải chuẩn bị những gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay bên dưới, hãy cùng nganhang24h tham khảo nhé!
2. Điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép
Kinh doanh sắt thép hiện nay là một trong những lĩnh vực được khá nhiều người lựa chọn để đầu tư. Bởi vì nguồn thu nhập kiếm được từ việc kinh doanh này được đánh giá là khá cao so với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Chính điều này đã thu hút rất nhiều người có đam mê đối với kinh doanh tham gia để phát triển sự nghiệp.
Để công việc kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi thì bạn cần phải nắm được một số điều kiện cần thiết để mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép. Đồng thời bạn cũng phải tìm hiểu thêm đâu là những loại giấy tờ pháp lý nhất định phải có để chuẩn bị mở một cửa hàng.
Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử hữu nhà cửa, đất đai, kho bãi, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm, lý lịch của người đứng đầu kinh doanh,… Nếu đã chuẩn bị được đầy đủ các loại giấy tờ trên thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện để tiến hành đăng kí nhận giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra bạn còn cần phải tuân thủ những điều kiện về mặt bằng như không làm cản trở giao thông, không lấn chiếm vỉa hè, lề đường; phải đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh; chấp hành các quy định về quản lý đô thị; cửa hàng phải có biển tên rõ ràng;…
3. Lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép
Đối với lĩnh vực kinh doanh sắt thép nói riêng và hầu hết các hoạt động kinh doanh khác thì việc lựa chọn cho mình một địa điểm kinh doanh phù hợp để xây dựng cửa hàng là một vấn đề nên được cân nhắc hàng đầu.
Một địa điểm điểm tốt để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép là nơi phải rộng rãi, có giao thông thuận tiện để dễ dàng trong việc vận chuyển hàng hóa vì tính chất cồng kềnh và nguy hiểm của sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn nên xây dựng cửa hàng ở khu vực gần kho bãi để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Bạn nên tránh mở cửa hàng sắt thép tại những nơi đông người qua lại như siêu thị, chợ, trường học,… vì khi vận chuyển sản phẩm sắt thép thì phải dùng những loại xe có kích cỡ lớn dẫn đến gây ách tắc giao thông và nguy hiểm cho người đi bộ. Chính vì vậy, cửa hàng của bạn nên chọn xây trên những con đường rộng lớn, hai chiều để thuận lợi trong việc vận chuyển.
4. Lựa chọn nhà cung cấp sắt thép uy tín, chất lượng
Với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép đạt hiệu quả thì việc lựa chọn một nhà cung cấp tốt có thể giúp bạn tạo ra được lợi thế cạnh tranh hoàn hảo. Việc tìm được một nguồn hàng hóa uy tín, giá cả phải chăng, đồng thời chất lượng lại tốt sẽ giúp bạn duy trì được sự phát triển bền vững của cửa hàng.
Bạn có thể chọn mua sắt thép từ nhiều loại nhà cung cấp khác nhau. Chẳng hạn như từ công ty chuyên sản xuất sắt thép, từ đại lý phân phối sắt thép trong khu vực hay nhập khẩu nguồn hàng từ nước ngoài. Mỗi loại nhà cung cấp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc thật kĩ trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn lựa chọn nhập hàng từ công ty chuyên sản xuất và kinh doanh sắt thép thì sẽ nhận được những lợi ích như được nhập hàng với giá gốc, được hỗ trợ trong việc vận chuyển, được hưởng các khoản chiết khấu hấp dẫn. Tuy nhiên về nhược điểm là bạn sẽ phải chịu một số ràng buộc từ công ty chẳng hạn như phải nhập hàng với số lượng lớn hay chỉ được bán hàng của công ty này.
Đối với hình thức thứ hai, nhập hàng từ các đại lý phân phối trong khu vực, bạn sẽ được thoải mái trong việc quyết định về loại hàng hóa và số lượng mình sẽ mua. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm sắt thép cũng được cung cấp rõ ràng, minh bạch giúp bạn dễ đối chiếu với giá sắt thép trên thị trường. Ở hình thức này, bạn vẫn có thể nhận được chiết khấu nhưng không nhiều.
Cuối cùng, nếu bạn có khả năng về tài chính thì nên lựa chọn nhập hàng từ nước ngoài vì người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng ưu tiên chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài. Ngược lại nếu bạn không có đủ nguồn lực về tài chính thì không nên lựa chọn cách này vì như vậy sẽ gây tốn kém rất nhiều nhưng hiệu quả kinh doanh lại không cao.
5. Xác định mức giá phù hợp với các loại sản phẩm sắt thép
Sắt thép là loại sản phẩm, hàng hóa có mức giá thay đổi liên tục trên thị trường. Chính vì vậy bạn luôn cần phải cập nhật sự biến đổi về giá của sắt thép để có thể đề ra được những chính sách giá phù hợp. Đồng thời vì mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao nên bạn còn cần phải cân nhắc mức giá dựa trên đối thủ cạnh tranh. Từ đó đề ra mức giá tốt nhất có thể để tăng mức độ thu hút khách hàng.
6. Quản lý kho khi mở cửa hàng kinh doanh sắt thép
Việc quản lý kho khi tiến hành kinh doanh sắt thép là một công việc không hề dễ dàng. Vì khối lượng, kích thước của hàng hóa là rất lớn dẫn đến gây nhiều trở ngại trong việc lưu trữ và kiểm hàng. Chính vì vậy để việc quản lý kho được hiệu quả hơn thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm hổ trợ quản lý và thống kê số liệu, chẳng hạn như Excel.
Thông qua việc nhập dữ liệu một cách đầy đủ và rõ ràng về hàng hóa nhập kho, xuất kho trong các phần mềm hổ trợ, việc quản lý kho sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tiến hành kiểm kê hàng hóa định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần để có thể kịp thời phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết.
7. Cân nhắc trong việc tuyển nhân sự khi kinh doanh sắt thép
Đối với nhân viên kho bãi thì bạn nên cân nhắc tuyển lao động là nam giới, có sức khỏe, có khả năng sắp xếp và bưng bê tốt. Vì đặc tính công việc là phải tiếp xúc với những hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn. Việc lựa chọn lao động như vậy vừa giúp công việc kinh doanh thêm hiệu quả vừa giảm thiểu các rủi ro về tai nạn lao động.
Về nhân viên tại cửa hàng thì nên lựa chọn những bạn có vẻ ngoài thân thiện, nhiệt tình, có khả năng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Phong cách phục vụ và bán hàng của nhân viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra ấn tượng tốt của khách hàng về thương hiệu của bạn.
Bên cạnh nhân viên kho bãi, nhân viên bán hàng thì bạn còn phải chú trọng trong việc lựa chọn tài xế lái xe hay còn gọi là nhân viên vận chuyển hàng hóa. Những tài xế này phải có kinh nghiệm và có kĩ năng cao trong việc điều khiển các loại xe có tải trọng lớn để đảm bảo an toàn cho chính họ và những người xung quanh.
Và cho dù là loại nhân viên nào thì việc đảm bảo an toàn lao động trong hình thức kinh doanh sắt thép này phải được đặc biệt chú trọng. Vì sắt thép là những hàng hóa nguy hiểm, có độ sát thương cao và nếu không cẩn thận thì sẽ dễ xảy ra tai nạn.
8. Tính toán chi phí trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh sắt thép
Trên đây là những điều cần phải chuẩn bị kỹ khi muốn tiến hành mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép. Vậy thì kinh doanh sắt thép cần bao nhiêu vốn? Câu trả lời sẽ là tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn lựa chọn kinh doanh. Nhưng nhìn chung số vốn bạn phải bỏ ra để mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép là không nhỏ.
Việc ước tính nguồn vốn cho một cửa hàng kinh doanh sắt thép phải dựa trên những khoản chi phí như:
- Tiền thuê mặt bằng cửa hàng, kho bãi hàng tháng từ 20-50 triệu đồng.
- Tiền hàng hóa đầu vào tùy theo quy mô kinh doanh có thể ước tính từ 100-300 triệu đồng.
- Tiền thuê nhân công hàng tháng, bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên kho bãi, nhân viên vận chuyển hàng hóa, kế toán, nhân viên quản lý kho,… giao động từ 100-150 triệu đồng.
- Tiền mua phương tiện vận chuyển hàng hóa, tùy vào kích cỡ xe nê giá có thể giao động từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
- Bên cạnh những chi phí trên thì bạn nên dự trù một khoản tiền nhất định gọi là vốn dự phòng để chi trả cho những khoản chi phí phát sinh thêm.
Tóm lại, để có thể mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép thì nguồn vốn ước tính bạn cần có là khoảng từ 720 triệu đến 1,5 tỷ đồng. Đây chỉ là con số tham khảo, còn khi tiến hành kinh doanh thật sự nếu bạn xác định được số nguồn vốn càng cụ thể thì khả năng thành công sẽ càng cao.
Trên đây là những chia sẻ của HoTroVay.Vn về những điều cần thiết để mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép cần bao nhiêu vốn và những ước tính chi phí tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được bạn trong hoạt động kinh doanh sắp tới!