Mở cửa hàng sữa tươi, sữa bột ở nông thông cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi nhiều người muốn tìm đáp án khi họ ấp ủ mở một cửa hàng ở vùng nông thôn. Chưa khảo sát được thị trường, sức mua của người dân, không biết số vốn cần bỏ ra khoảng bao nhiêu là những nỗi băn khoăn của họ. Mặt hàng sữa tươi, sữa bột được đánh giá là mặt hàng khá đắt đỏ, chính vì thế chúng ta cần xác định vốn không hề nhỏ như các mặt hàng khác. Tuy nhiên, “liệu cơm gắp mắm”, tùy vào tiềm năng khu vực bạn mở cửa hàng, tùy thuộc vào số vốn bạn định đầu tư mà có kế hoạch kinh doanh sữa phù hợp.
1. Vốn nhập sữa khi mở cửa hàng sữa tươi, sữa bột ở nông thôn
Thực chất, thật khó để trả lời câu hỏi mở cửa hàng sữa tươi, sữa bột ở nông thôn cần bao nhiêu vốn? Chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tính toán khái quát về các chi phí phải bỏ ra để có thể vận hành một cửa hàng để tham khảo mà thôi. Bạn cần khảo sát xem tiềm năng tiêu thụ của khu vực bạn định mở cửa hàng như thế nào. Nếu bạn muốn mở cửa hàng bán lẻ sữa thì vốn rơi vào khoảng 100 triệu. Trong 100 triệu, bạn nên chi 50% cho chi phí nhập hàng. 50% còn lại để đầu tư cơ sở vật chất, mặt bằng, nhân lực…
Tiếp theo, nên có kế hoạch về việc nhập hàng. Ví dụ, mỗi dòng sữa bạn chỉ nên nhập thử vài hộp nhằm thăm dò thị trường, khoanh vùng đối tượng khách hàng. Sau đó nếu muốn đầu tư thêm thì mới có cơ sở đầu tư. Nếu bạn muốn kinh doanh bán buôn sữa thì vốn rất cao, khoảng vài tỉ đồng. Mở cửa hàng nhỏ vốn dao động từ 100 triệu trở lên. Bạn có thể nhập sữa từ nhà phân phối khu vực bạn mở cửa hàng, các công ty sữa lớn đều có nhà phân phối tại các vùng. Hoặc bạn có thể nhập sữa từ các đại lý sữa trung gian.
Nếu bạn nhập sữa từ công ty thì bạn bắt buộc phải đăng ký số lượng hàng nhập từ đầu tháng. Bạn sẽ được hưởng mức chiết khấu từ công ty sữa. Với cách nhập hàng này bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhập hàng, đảm bảo hàng chuẩn chính hãng. Nếu bạn đăng ký trở thành đại lý thì bạn còn được công ty hỗ trợ bảng biển, quầy, tủ trữ. Đổi lại bạn phải cam kết đảm bảo doanh số cố định nào đó. Hơi khó khăn với những cửa hàng mới mở vì chưa thể xác định được lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng nhiều hay ít để cam kết nhập hàng với công ty được.
Nếu nhập sữa từ đại lý trung gian thì bạn có thể thoải mái hơn trong việc nhập số lượng hàng bao nhiêu. Càng nhập nhiều thì chiết khấu càng cao. Vốn không tồn đọng, tuy nhiên nguồn hàng khó kiểm soát chất lượng.
Thường ở nông thôn, mức tiêu thụ sữa không cao như ở thành thị. Chính vì thế, số vốn bỏ ra nhập sữa khi mở cửa hàng sữa tươi, sữa bột ở nông thôn không cao như mở cửa hàng ở thành phố. Hãy chia nhỏ số vốn bạn có để đảm bảo vận hành được cửa hàng của mình tốt nhất có thể.
2. Chi phí cơ sở vật chất cho cửa hàng sữa
Đầu tiên là mặt bằng. Nếu có sẵn mặt bằng thì tốt. Còn không bạn sẽ phải thuê mặt bằng. Mặc dù mở cửa hàng sữa tươi, sữa bột ở nông thôn nhưng bạn cần thuê mặt bằng ở đường to, khu đông dân cư. Phí thuê dao động vào khoảng 5 đến 7 triệu đồng 1 tháng.
Tiếp theo là chuẩn bị cơ sở vật chất cho cửa hàng. Cần có kệ bày hàng hóa, quầy thanh toán tiền. Gía tiền kệ sữa hay quầy thanh toán phụ thuộc vào quy mô cửa hàng. Tuy nhiên, tính dao động vào khoảng 5 đến 20 triệu đồng.
Nên có phần mềm quản lý bán hàng, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch để phục vụ công việc kinh doanh sữa. Một phần mềm bán hàng có giá khoảng 1 triệu đồng hoặc ít hơn mua theo tháng sẽ giúp bạn quản lý mọi con số nhập, bán sữa, doanh số, doanh thu dễ dàng hơn. Phần mềm quét mã vạch sản phẩm, in hóa đơn giúp thao tác bán hàng nhanh chóng, thể hiện sự chuyên nghiệp.
Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể có một website cho cửa hàng của mình. Thời đại công nghệ bùng nổ, khách hàng có thể đặt hàng trên website nhanh chóng, thuận tiện giúp cửa hàng gia tăng lượng khách online.
3. Chi phí thủ tục đăng ký kinh doanh và thuế
Để cửa hàng có thể hoạt động được, bạn cần bỏ chi phí đi làm giấy phép kinh doanh. Có thể đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh hợp pháp. Tự làm cũng được nhưng khá mất thời gian. Bạn có thể nhờ bên dịch vụ làm giúp, chi phí khoảng 2-3 triệu đồng.
Tiếp đến là thuế, kinh doanh là phải đóng thuế. Gồm có các loại thuế như thuế môn bài mỗi năm nộp một lần tùy theo vốn điều lệ. Nếu đăng ký thuế giá trị gia tăng thì bạn cần đóng thuế này. Nếu dùng hóa đơn thông thường, trực tiếp thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng.Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản quyết toán vào cuối năm. Thuế này quy định 28%. Khoản này đánh vào doanh thu thuần. Tức là con số chênh lệch của doanh thu cung ứng dịch vụ trừ đi chi phí hợp lệ. Nếu khoản này nhỏ hơn 0 thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân tính cho người có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên. Doanh nghiệp thống kê hàng tháng các khoản thu nhập của công nhân viên để tính thuế này. Còn thuế thu nhập không thường xuyên là khoản thuế phải nộp cho cơ quan thuế khi chi trả hợp đồng thuê ngoài. Ngoài ra, nếu nhập khẩu sữa thì phải nộp thuế xuất nhập khẩu…
Tóm lại, để mở một cửa hàng sữa tươi, sữa bột ở nông thôn cần bao nhiêu vốn? Có lẽ chúng ta cũng đã nhẩm tính con số khái quát tương đối. Con số thực tế là bao nhiêu còn phụ thuộc vào tiềm lực vốn của mỗi người kinh doanh. Chúc các bạn thành công!