Site icon Hỗ Trợ Vay

Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Nhỏ Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Gì?

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội. Nếu bạn muốn gia nhập thị trường này bằng việc mở cửa hàng tạp hóa nhỏ 2021 thì đây sẽ là những câu hỏi bạn quan tâm:

1. Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn 2021?

Để mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải chuẩn bị vốn để chi cho những chi phí sau.

1.1. Chi phí 1 triệu/tháng thuê mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa

Để mở cửa hàng tạp hóa, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn phải có một mặt bằng phù hợp để mở cửa hàng. Nếu như nhà bạn ngay mặt phố, thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí thuê cửa hàng. Nhưng nếu như nhà bạn không có vị trí đẹp, phù hợp mở cửa hàng tạp hóa thì bạn cần phải đi thuê một bằng bằng thuận lợi, gần khu dân cư để mở cửa hàng.

Tùy vào vị trí mà bạn muốn thuê để mở cửa hàng tạp hóa mà giá thuê có thể khác nhau. Nhưng trung bình trên thị trường hiện nay, một mặt sàn có diện tích 50m2 khoảng 10tr/tháng.

1.2. Chi phí 100 triệu để nhập hàng cho cửa hàng tạp hóa

Sau khi đã có một mặt bằng hợp lý để kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì bước tiếp theo bạn cần chuẩn bị đó là nhập hàng về bán. Ban đầu, theo tư vấn của mình thì các bạn nên nhập hàng với số lượng vừa phải, không cần ôm đồm số lượng quá lớn. Tuy nhiên phải đảm bảo nhập đa dạng ngành hàng. Số tiền vốn dự kiến để nhập hàng cho cửa hàng tạp hóa dự kiến khoảng 100 triệu đồng.

Với số vốn nhập hàng đó, các bạn nên chia nhỏ thành các đợt thanh toán để đảm bảo quay vòng nguồn vốn, tránh gặp khó khăn khi cần tiếp vốn để nhập hàng những đợt sau. Bên cạnh đó, cần lưu ý về nguồn gốc hàng hóa nhập về. Bạn cần kiểm tra, đảm bảo chắc chắn hàng nhập về có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi nhà sản xuất có uy tín, giá cả hợp lý trên thị trường.

Danh sách các nhóm, ngành hàng cần thiết phải mua cho cửa hàng tạp hóa gồm có:

– Nhóm thực phẩm bánh kẹo: đây là nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ % doanh thu của cửa hàng tạp hóa, nhưng hạn sử dụng không dài, vì vậy cần có kế hoạch nhập hàng với số lượng hợp lý để đảm bảo khả năng tiêu thụ.

– Nhóm hóa chất tẩy rửa và mỹ phẩm: tuy là nhóm hàng có vòng quay vốn chậm nhưng ưu điểm là thời hạn lưu trữ dài, là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Tùy theo khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của khu vực dân cư xung quanh cửa hàng mà bạn nên lựa chọn nhập những dòng sản phẩm phù hợp.

– Nhóm sản phẩm cho mẹ và bé: Đây là nhóm hàng cần có lượng vốn đầu tư rất cao, vì vậy các bạn nên tìm hiểu kĩ về nhu cầu của dân cư quanh đó để có kế hoạch nhập hàng phù hợp.

– Nhóm đồ uống, sữa tươi, sữa chua, kem…: Đây cũng là một nhóm hàng kinh doanh thiết yếu cần có ở mỗi cửa hàng tạp hóa, phục vụ nhu cầu cơ bản đời sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là vào mùa hè.

– Nhóm băng vệ sinh và khăn, giấy: Đây là nhóm ngành hàng cơ bản trong đời sống của người dân, có thời gian lưu trữ lâu, vốn đầu tư không nhiều, tỷ suất lợi nhuận cao và thời gian quay vòng vốn nhanh mà bạn cần nhập về.

– Nhóm đồ gia dụng cơ bản: Nếu như cửa hàng tạp hóa nhỏ thì chỉ nên tập trung nhập những món đồ gia dụng cơ bản phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, cho nhà bếp.

– Nhóm đồ dùng văn phòng: Một cửa hàng tạp hóa cũng nên cân nhắc nhập về kinh doanh một số đồ dùng văn phòng cơ bản như giấy, bút, vở… phục vụ nhu cầu thường ngày của người dân.

– Nhóm đồ chơi: Đây cũng được xem là nhóm hàng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho các cửa hàng tạp hóa, mà thời gian lưu trữ được lâu.

1.3. Chi phí 3 triệu/tháng thuê nhân viên cho cửa hàng tạp hóa

Nếu ban đầu mới mở cửa hàng thì bạn có thể trông coi, quán xuyến được, nhưng khi lượng khách hàng đông lên và khối lượng công việc nhiều thì bắt buộc bạn phải có nhân viên trông hàng, hay nhân viên kiểm kê, thanh toán… Vì đây đều là công việc không yêu cầu lao động tay nghề cao nên bạn có thể thuê các bạn sinh viên, lao động tự do làm thuê theo ca chi phí từ 1 – 2 triệu/ca.

1.4. Chi phí 40 triệu đầu tư thiết bị cho cửa hàng tạp hóa

Bạn cần phải đầu tư các thiết bị cơ bản cho một cửa hàng tạp hóa đó là kệ bày hàng (khoảng 20tr), máy tính cài phần mềm bán hàng (khoảng 8 triệu_, phần mềm bán hàng (khoảng 5 triệu), bàn thu ngân (2 triệu), máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn (5 triệu). Tùy theo diện tích và quy mô cửa hàng mà bạn có thể đầu tư thêm các kệ bày hàng hóa cũng như số lượng máy bán hàng, tủ lạnh, tủ đựng kem,…

2. Marketing cho cửa hàng tạp hóa nhỏ như thế nào?

Với một cửa hàng tạp hóa thì chiến lược marketing hiệu quả nhất chính là nhắm vào giá sản phẩm và các chương trình khuyến mại.

Về giá, bạn nên nhập sản phẩm từ các đối tác uy tín và các nhà cung cấp chính hãng để được hưởng chính sách chiết khấu cao và hưởng các chương trình khuyến mại của hãng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật các chương trình ưu đãi của hãng, làm thẻ tích điểm cho khách hàng thường xuyên, có chính sách tặng quà hay chiết khấu khi khách hàng mua đơn hàng giá trị lớn.

3. Các bước để mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ

3.1. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa

Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh có ý nghĩa sống còn đến sự thành công của một cửa hàng tạp hóa. Nếu bạn mở cửa hàng ở một nơi quá thưa thớt dân cư hay đã có đối thủ cạnh tranh lớn, lâu năm, có nhiều đối thử cạnh tranh thì rất khó để bạn có thể bán được hàng.

Vì vậy, đầu tiên các bạn cần lựa chọn vị trí thích hợp để mở cửa hàng. Bạn nên chọn những khu vực có đông người dân sinh sống, lưu lượng người qua lại nhiều, tốt nhất là nên ở mặt đường, hoặc gần chợ, gần trường học, nhà máy, xí nghiệp, công ty, bệnh viện…

Tốt nhất cửa hàng của bạn nên có mặt tiền khoảng 5m, diện tích cửa hàng từ 50 – 60 m2, sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận thấy cửa hàng, cũng như bạn dễ dàng bài trí, sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng mình. Ngoài ra, một điểm quan trọng để thu hút khách hàng đến với cửa hàng của mình đó là trước cửa hàng phải có đủ chỗ để đậu xe, không gây cản trở giao thông, giúp khách hàng dễ dàng ghé qua cửa hàng của bạn.

Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng kinh doanh tại nhà mình thì quá tốt. Nếu đi thuê thì bạn cần đàm phán các thủ tục , hợp đồng với chủ nhà thật kĩ lưỡng để tránh gây ra những phiền phức, xáo trộn trong quá trình kinh doanh, cũng như cân đối chi phí và lợi nhuận thu được từ việc bán hàng tạp hóa.

3.2. Tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa

Khi đi tìm nguồn hàng, bạn nên có sự tham khảo trước giá cả trên thị trường, cũng như khảo sát thị trường những mặt hàng dân dụng được nhiều người hiện nay ưa thích sử dụng.

Sau đó khi nhập hàng, bạn nên tìm đến các đại lý lớn của hãng có uy tín để được nhập sản phẩm có mức chiết khấu tốt nhất, hoặc liên hệ trực tiếp với hãng để được nhận những ưu đãi giá, chương trình khuyến mại. Hiện nay một số hãng còn có các chính sách hỗ trợ in ấn biển cửa hàng, tờ rơi… cho cửa hàng tạp hóa. Như vậy cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí mở cửa hàng.

3.3. Tìm hiểu nhu cầu của dân cư trong khu vực mở cửa hàng tạp hóa

Khi đã xác định được vị trí mở cửa hàng thì bạn nên tìm hiểu nhu cầu cũng như thói quen tiêu dùng, khả năng chi tiêu của người dân quanh khu vực đó để có kế hoạch nhập hàng đáp ứng được thị hiếu của người dân.

Đây là việc rất quan trọng, quyết định xem sản phẩm của bạn có bán được hàng không. Ví dụ nếu như dân cư quanh khu vực bạn bán hàng đã có thói quen sử dụng bột giặt OMO mà bạn lại nhập Tide về bán thì chắc chắn tốc độ tiêu thụ hàng sẽ không nhanh được.

3.4. Lên danh sách đa dạng hóa sản phẩm cho cửa hàng tạp hóa

Đúng như tên gọi là cửa hàng tạp hóa, các bạn cần nhập hàng đáp ứng được những nhu cầu mua sắm hàng ngày cơ bản của người dân trong vùng. Các mặt hàng cần đa dạng từ thực phẩm, đồ uống … đến các sản phẩm tẩy rửa, dụng cụ đồ dùng nhà bếp, nhà tắm, các loại gia vị… Ngoài ra, bạn cũng nên xác định được nhóm hàng chủ đạo đóng góp doanh thu chính cho cửa hàng và thu hút khách hàng đến với cửa hàng mình.

Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát được số lượng hàng nhập về. Khi mới bán bạn không nên nhập số lượng quá lớn để tránh bị tồn kho. Đặc biệt với các nhóm hàng thực phẩm nếu bị cận date sẽ rất khó để tiêu thụ.

Sau khi cửa hàng đã đi vào ổn định và bạn nắm được nhu cầu, sức tiêu thụ của khách hàng đối với từng mặt hàng thì lúc đó bạn có thể cân nhắc nhập số lượng lớn những mặt hàng có tình hình kinh doanh tốt để được tăng thêm chiết khấu từ nhà cung cấp.

3.5. Bày biện, sắp xếp hàng hóa cho cửa hàng tạp hóa

Việc sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng tạp hóa có ý nghĩa rất quan trọng đến việc thúc đẩy người mua hàng và tăng doanh thu cho cửa hàng. Bạn cần sắp xếp cửa hàng một cách khoa học, gọn gàng ngăn nắp, đẹp mắt giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn mua sản phẩm, cũng như tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

4. Lợi nhuận của cửa hàng tạp hóa có cao không 2021?

Nhiều người tính rằng một ngày một cửa hàng tạp hóa có thể thu lợi nhuận từ 1 – 2 triệu. Tuy nhiên để đạt được con số lợi nhuận như vậy thì bạn cần phải có một kế hoạch bài bản, cân nhắc cẩn thận, nghiên cứu kĩ càng thị trường để có thể có được lợi nhuận tốt nhất. Những khoản lợi nhuận của việc bán hàng tạp hóa đến từ các nguồn thu sau:

– Lợi nhuận trực tiếp từ sản phẩm: Đây là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu của các của hàng. Theo đó, nếu bạn càng tìm được nguồn hàng gốc có mức chiết khấu cao thì lợi nhuận của bạn sẽ càng cao. Mức chênh lệch cho mỗi sản phẩm có thể dao động từ vài nghìn đến vài chục nghìn 1 sản phẩm.

Tuy nhiên với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì nếu như không tính toán cẩn thận, các bạn sẽ có thể bị gặp sự cạnh tranh đến từ các cửa hàng của các đối thủ, khiến lợi nhuận không thu được như mong muốn. Vì vậy bạn có thể có chính sách giảm giá một số mặt hàng để bù đắp vào đó số lượng nhằm giữ chân khách hàng đến với cửa hàng mình.

– Lợi nhuận từ việc hưởng chiết khấu nếu bạn đạt doanh thu mà nhà cung cấp đề ra. Theo đó nếu bạn đạt được mức doanh thu mà nhà cung cấp đưa ra thì bạn có thể nhận được thêm một khoản hoa hồng nữa.

– Lợi nhuận từ việc trưng bày quảng cáo cho các nhãn hàng có mong muốn quảng cáo sản phẩm của họ.

Như vậy với bài viết của nganhang4h.vn, hy vọng đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan cũng như các bước cần chuẩn bị để mở cửa hàng tạp hóa nhỏ. Bạn cần biết trước tiên là mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn để khỏi bị hụt hẩn khi bắt đâu kinh doanh. Chúc các bạn thành công!

Exit mobile version