Mô hình ponzi là một hình thức lừa đảo. Tuy nhiên nó lại có sự cám dỗ lớn đối với nhiều người và 99% người tham gia mô hình ponzi đều sẽ bị mắc lừa. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết một mô hình ponzi và tránh xa nó. Tôi sẽ giúp bạn làm tốt điều này bằng việc chia sẻ chi tiết các vấn đề liên quan đến mô hình ponzi trong bài viết sau. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.
1. Mô hình ponzi là gì?
Mô hình ponzi thực chất là một hình thức lừa đảo khi mà chúng ta vay tiền của người này để trả nợ cho người kia. Kẻ đi vay sẽ đưa ra các cam kết rằng mình có thể trả khoản lợi tức cao khiến cho người có tiền phải mắc bẫy, sẵn sàng đưa tiền cho họ vay. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng giới thiệu thêm những nhà đầu tư có tiềm năng khác chỉ để lấy khoản lợi tức cao này.
Mô hình ponzi càng rộng thì sẽ càng có nhiều người bị mắc lừa. Bởi rất đơn giản dành mọi người ai cũng muốn thu lợi cho chính mình. Và hiện nay mô hình ponzi đang xuất hiện ngày một nhiều tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nó trở thành một vấn nạn cần được kiểm soát và áp chế ngay nếu không có thể gây ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế cũng như cuộc sống của người dân.
Trên thực tế thế, đã có rất nhiều mô hình ponzi có xuất phát điểm là những doanh nghiệp hoạt động một cách hợp pháp. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động nếu không có lợi nhuận học vị thua lỗ các doanh nghiệp này sẵn sàng thực hiện các hành vi gian lận lôi kéo vừa lừa đảo người khác nhằm trục lợi cho mình. Và đây chính là lý do mà tại sao ngày càng có nhiều các công ty đa cấp được ra đời hoạt động giống như mô hình ponzi.
2. Dấu hiệu nhận biết một mô hình ponzi cần tránh xa
Nếu bạn muốn biết một cá nhân, một tổ chức hay một doanh nghiệp có phải là một trong những thành viên của mô hình ponzi hay không thì hãy dựa vào những gợi ý sau của chúng tôi. Đây là một trong 7 dấu hiệu đặc trưng của một mô hình ponzi đã được ghi nhận và tổng hợp:
- Người huy động vốn luôn cam kết mang lại lợi nhuận cao hơn những nơi khác và đảm bảo không có sự rủi ro phát sinh. Và hướng đến những khách hàng là người không có kinh nghiệm thực tế.
- Cam kết về mực mức lợi nhuận cao và ổn định bất chấp sự thay đổi của thị trường. Có thể là từ 200% đến 300% bất chấp việc đầu tư về sau có ổn thỏa hay không.
- Hình thức kinh doanh đầu tư không được đăng ký với cơ quan nhà nước mà hoạt động một cách tự phát, không có các giấy tờ kèm theo, tất cả chỉ được thỏa thuận bằng miệng.
- Các mô tả về sự đầu tư, và các vấn đề liên quan đến công việc đều được nói một cách rất rắc tối, tạo ra sự khó hiểu cho người khác họp luôn được giữ bí mật một cách tuyệt đối.
- Các nhà đầu tư sẽ không được phép và được quyền xem các giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng tiền nếu gặp phải các mô hình ponzi bởi thực tế thì tiền của bạn không được dùng vào các mục đích như đã quảng cáo.
- Một khi đã đầu tư khách hàng sẽ không thể nào rút tiền ra khỏi tổ chức dù đó là một yêu cầu chính đáng. Và dĩ nhiên, khả năng bị mất tiền đầu tư là rất cao.
- Một người làm việc cho mô hình ponzi thường ăn nói một cách rất tinh mắt và có thể gọi là hot như chim, thường xuyên đưa ra các quảng cáo hoặc các ví dụ về những người đã từng tham gia trước đó để câu kéo người khác…
3. Những người dễ bị mô hình ponzi lừa đảo
Từ các phi vụ poizi nổi tiếng chúng ta có thể khẳng định rằng mô hình ponzi chính là một hình thức lừa đảo. Tuy nhiên, sự tài tình của ponzi chính là làm sao để con mồi của mình tự sa bẫy mà không thể kiện cáo được ra trước pháp luật. Ta sẽ có những đối tượng dễ bị ponzi lừa đảo, đó là:
3.1. Những người nghèo không có kiến thức
Đây là kiểu người phổ biến nhất trong một mô hình ponzi. Khi bạn nghèo bạn sẽ bị những quảng cáo về lợi tức cao làm hoa mắt và bạn sẽ sẵn sàng đầu tư hoặc rủ thêm người đầu tư của mình. Đây cũng chính là lý do tại sao mô hình ponzi thường hướng đến những đối tượng khách hàng của mình là những người sống tại các vùng nông thôn, nơi mà người dân còn có rất ít sự giao lưu xã hội cũng như các kiến thức liên quan khác.
3.2. Người thùng rỗng kêu to, không biết nhưng thích nói nhiều
Từ những người không có kiến thức khi tham gia vào một mô hình ponzi họ sẵn sàng bênh vực các dự án, hoặc các tổ chức mà mình đang đầu tư. Họ thậm chí còn có thể quảng cáo, khẳng định mức độ uy tín của các mô hình ponzi mà không hề hay biết rằng mình đang bị lừa.
Với kiểu người này chúng ta sẽ không thể nào nói nghĩa trái phải với họ bởi đơn giản họ là một tờ giấy trắng và đã bị mô hình ponzi vẽ lên đó. Khi này, mọi điều mà tổ chức nói sẽ trở thành lý lẽ sống của họ.
3.3. Kiểu người thừa biết là lừa đảo nhưng vẫn chấp nhận
Số lượng những người này trong mô hình ponzi có không nhiều. Thường thì đều là những người hoạt động trong giới kinh doanh và họ biết đâu là thời điểm để đầu tư vào các dự án đa cấp nhằm mang lại lợi nhuận cho mình. Thông thường, dạng người này khi tham gia vào các mô hình ponzi thường hoạt động một cách rất kín tiếng và sẽ không câu kéo bất cứ một ai khác tham gia cùng đặc biệt là người thân hay bạn bè của mình.
3.4. Người vô công rỗi nghề
Tỷ lệ những người vô công rỗi nghề trong các mô hình ponzi thường rất đông. Đó có thể là những người phụ nữ đang ở nhà nuôi con không có thu nhập kinh tế, những bạn sinh viên muốn kiếm tiền để trang trải cuộc sống, hai các ông bà già đã đến tuổi về hưu và không có việc làm…
Tất cả những đối tượng này đều bị hấp dẫn khi được người khác nói về các khoản lợi tức thu được khi đầu tư vào mô hình ponzi. Và đây chính là những con mồi béo bở nhất của những mô hình ponzi lừa đảo chuyên nghiệp.
4. Mô hình Ponzi Alibaba Việt Nam
Mới nhất ở Việt Nam, Công ty Alibaba địa ốc đã vận hành mô hình lừa đảo ponzi được cho là lớn nhất lịch sử Việt Nam. Chỉ với 3 năm hoạt động số vốn điều lệ từ 1 tỷ đến 5.600 tỷ VNĐ. Với số vốn này Alibaba được sắp vào hạng doanh nghiệp bất sản lớn nhất Việt Nam, sánh với FLC, Phát Đạt, Nam Long,…
Alibaba đã vẽ ra cả hàng ngàn dự án “bất động sản ma”, kiểu dạng mô hình ponzi đầu tư sinh lời, mô hình liên kết rất chặt chẽ từ mọi khâu
Theo hợp đồng thì alibaba sẽ trả khách hàng với mức lãi suất 2-3%/tháng, định kỳ 3-6 tháng/lần. Ví dụ: Khách hàng đầu tư cho ALibaba khoản 500tr VNĐ, thì định kỳ 6 tháng khách hàng sẽ nhận tiền lãi 90tr VNĐ, 1 viễn cảnh được vẽ ra rất hấp dẫn cho mọi dân đầu tư. Và nhiều nhà đầu tư vẫn nhìn thấy rõ mức lãi suất của Alibaba/năm sẽ cao hơn lãi suất ngân hàng. Đồng nghĩa là huy động tiền đầu tư của người này, trả cho nợ cho người khác. Và cứ thế, người kẻ đi vay ngày càng được hưởng khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.
Đào tạo nhân sự bài bản, với mức thu nhập hấp dẫn đến không tưởng: Vận hành được mô hình này, ALibaba đã phải rất thành công trong việc đào tạo nhân sự, họ được nhét vào trong não những lời tuyên bố sức mạnh + lợi nhuận mang lại quá hấp dẫn, nên toàn bộ hệ thống nhân sự tuân theo 1 cách tuyệt đối.
Và hiện nay, Cơ quan chức năng đã bắt giữ tạm giam lãnh đạo và điều tra về tập đoàn địa ốc Alibaba, tới thời điểm hiện tại thì chưa có thêm kế quả nào công bố trước pháp luật.
Lời khuyên: Mô hình ponzi vẫn thành công đối với nhà đầu tư thông minh, nếu bạn chắc chắn rút khỏi kịp cuộc chơi, để không phải nhà đầu tư cuối cùng thì hoàn toàn có cân nhắc. Vì thực tế vẫn mang lại khoản lời cho bản thân nếu kêu gọi được người đầu tư khác ở cấp dưới.
5. Có nên tham gia vào mô hình ponzi không
Khi nói đến mô hình ponzi có thể sẽ có người ca ngợi và cũng sẽ có nhiều ý kiến chê bai. Vì thế có nên tham gia vào mô hình ponzi không là tùy thuộc vào sự lựa chọn và cách nhìn nhận của chúng ta về nó. Trên thực tế, nhà đầu tư vào mô hình ponzi thành công mặc dù vệ tỷ lệ thành công là rất thấp hiếm khoảng phần trăm trong số các nhà đầu tư.
99% khách hàng còn lại của các mô hình ponzi đều bị lừa đảo. Vậy nên, trước khi quyết định có tham gia vào mô hình ponzi hay không bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến nó. Xác định số tiền mình bỏ ra là nhiều hay ít và thường xuyên theo dõi hoạt động của các cá nhân tổ chức mà mình bỏ tiền đầu tư.
Để lòng tham của mình làm mờ mắt khi tham gia các dự án ponzi được hứa hẹn trả mức lãi tức cao bằng những 200% hoặc 300%. Điều này là hoàn toàn không thể bởi tiền rất khó kiếm để có thể trả cho bạn cao như vậy.
Và đừng nên quá tin vào những lời quảng cáo hay mời gọi tham gia các mô hình kinh doanh đầu tư có lời lớn khi mà bạn chưa biết về nó. Cách tốt nhất để có thể sinh lời dài hạn đó chính là đầu tư vào những mục đích chính đáng hoặc mở một sổ tiết kiệm ngân hàng, kinh doanh buôn bán truyền thống sẽ an toàn hơn nhiều.
6. Những vụ lừa đảo ponzi nổi tiếng
Allen Stanford.
Với lớp vỏ ngoài là tỷ phú nổi tiếng với cuộc sống xa hoa thì Stanford đã lừa khoảng 30.000 người với tổng số tiền khoảng 7 tỷ USD và bị lọt tràn bộ mặt thật vào tháng 2/2009, và từ đó cuộc đời của ông phải bóc lịch suốt 20 năm.
William Miller, “cha đẻ” của Ponzi
Mô hình Ponzi này do William Miller khởi xướng nên ông được mệnh danh là cha đẻ của Ponzi. Siêu lừa này tuyên bố rằng ông có bí quyết làm ăn ra nên giúp đỡ mọi người cùng đầu tư phát triển. Thời đó ông lừa được các nhà đầu tư 1 triệu USD, tương đường khoảng 25 triệu USD ngày nay. Nhưng sự việc rồi cũng vỡ lỡ. Và ông bị kết án tù 10 năm.
Charles Ponzi
Ông không phải là người sáng lập ra mô hình Ponzi nhưng vào thời điểm 1919, gã này đã lừa các nhà đầu tư phải mất trắng 20 triệu USD, đồng thời 6 ngân hàng phải phá sản vào thời điểm đó.
Tom Petters
Tom Petters là cái tên được nhiều người biết đến trong năm 2010 với vụ lừa đảo lên tới 3.65 tỷ USD do ông đạo diễn đã bị đưa ra ánh sáng. Vụ Ponzi này được xem là vụ lớn thứ 3 thế giới từ trước đến nay. Sau vụ này, ông bị kết an tù 50 năm và có thể đến chết ông vẫn còn ngồi bóc lịch vì thời điểm đó ông đã 52 tuổi.
Norman Hsu
Là cái tên bốc phót nhất cách đây 10 năm vì bị cáo buộc là người vận hành chương trình lừa đảo kiểu Ponzi với số tiền đầu tư khoảng 60 triệu USD. Khi bị tố giác, ông phải ngồi bóc lịch trong thời gian 24 năm.
Lou Pearlman
Vì thất bại trong ngành hàng không, và ông quay đầu làm lại và thành công trong ngành giải trí. Tuy nhiên ông lại lừa các nhà đầu tư và thành lập một công ty hàng không “ma” để gọi vốn và tới năm 2006 ông đã bị tố giác khi đã lừa được 300 triệu USD. Nhưng ông có ý bỏ trốn sang Indonesia và bị bắt và kết án 25 năm tù vào năm 2008.
Ponzi ở Albania
Kinh hoàng nhất là vụ Ponzi ở Albania vào 1997 đã đẩy nước này rơi vào cảnh hỗ loạn tài chính, lật đổ chính quyền và hơn 2.000 người thiệt mạng. Hơn 2/3 dân số Albania sập bẫy kiểu lừa đảo này, mất trắng 1,2 tỷ USD. Khi chưa bị phát hiện, nhà nước Albania còn khen ngợi hoạt động của công ty này để sau khi đổ vỡ thì người dân lại biểu tình phản đối chính phủ. Lúc này Liên hiệp quốc can thiệp mới lập lại trật tự ở nước này.
Hi vọng với các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên bạn đã biết được “Mô Hình PonZi Là Gì? Tại Sao 99% Người Tham Gia Đều Bị Lừa“. Nếu như bạn đã từng tham gia các dự án môn hay các dự án bán hàng đa cấp đừng quên chia sẻ kinh nghiệm của mình để mọi người có thể học hỏi và tránh xa những kẻ lừa đảo này nhé.
Thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn: