1. Mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì?
1.1. Nghiên cứu thị trường
Rất nhiều người khi quyết định mở quán đều bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là bước quan trọng nhất quyết định quán cà phê của bạn có được đón nhận hay không. Thị trường cần gì ở bán? Một quán cà phê take a wake, một nơi yên tĩnh để vừa cà phê vừa làm việc hay một không gian mới mẻ để check in. Một ly cà phê đậm đà hương vị truyền thống hay những thức uống mang hơi hướng hiện đại…? Có rất nhiều thứ ở thị trường mà bạn cần tìm hiểu ngay từ đầu để việc phát triển kinh doanh sau này được tốt hơn.
1.2. Xây dựng ý tưởng
Không thể đùng một cái bạn xây dựng, mở quán cà phê mà không có sự chuẩn bị trước. Sau khi nghiên cứu thị trường, biết được thứ mà thị trường cần hiện nay thì bạn hãy dựa vào đó để lên ý tưởng thiết kế, xây dựng cho quán của mình.
Và khi xây dựng ý tưởng, bạn chỉ nên cố gắng tập trung vào một đối tượng mà bạn cảm thấy có tiềm năng phát triển và có thể duy trì lâu dài nhất. Bởi bạn không thể nào mở một quán cà phê dành do tất cả các đối tượng được.
1.3. Lập kế hoạch kinh doanh
Dù bạn kinh doanh gì thì bạn cũng cần phải tập trung vào việc lập kế hoạch. Bạn phải biết được cái gì quan trọng nhất, cái gì kém quan trọng hơn. Điều gì cần chú trọng nhiều hơn, điều gì làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn không có kế hoạch mà cứ thực hiện mỗi thứ một ít sẽ rất khó để bạn kiểm soát được hết công việc. Thêm nữa nếu không rõ ràng trong công việc, bạn cũng sẽ rất khó có thể tính toán được chi tiêu, lợi nhuận.
1.4. Tính toán đầu tư chi phí
Sau khi lập kế hoạch theo từng bước, bạn dựa vào đó để tính toán, ước lượng mức chi phí mà mình cần bỏ ra cho từng bước. Điều này giúp bạn chủ động được nguồn vốn. Nếu bản thân không có đủ, bạn có thể vay mượn rồi mới bắt đầu thực hiện. Nếu không tính toán, dự trù nguồn chi phí chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều rắc rối trong khi thực hiện kế hoạch kinh doanh đấy.
2. Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn?
Vốn là yếu tố cần thiết và rất quan trọng khi bạn quyết định tự kinh doanh bất cứ ngành nghề gì. Để có thể ước tính được số vốn bạn cần bỏ ra để kinh doanh một quán cà phê, bạn phải tính đến những chi phí sau đây:
2.1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Lựa chọn vị trí để mở quán cà phê là điều hết sức quan trọng. Ngày nay, tất cả mọi người đều quan tâm đặc biệt đến sự tiện lợi và nhanh chóng. Chính vì vậy, đặt vị trí kinh doanh trên những con đường lớn chính là sự lựa chọn hàng đầu của tất cả các startup. Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý đến vị trí mặt bằng ở gần những công ty có số lượng nam giới đông hoặc gần nơi các trường đại học… đó cũng sẽ là một sự lựa chọn tốt để bạn phát triển kinh doanh lâu dài.
Tùy thuộc vào từng địa điểm bạn lựa chọn để mở quán mà giá cả sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Nếu bạn chọn vị trí mở quán ở những con đường lớn, những khu vực trung tâm thì tất nhiên chi phí cho việc thuê mặt bằng sẽ cao hơn. Chi phí cho việc thuê mặt bằng sẽ dao động từ khoảng 15 triệu đến 50 triệu đồng/ tháng.
2.2. Chi phí xây dựng và thiết kế
Bạn cần xác định hướng kinh doanh của mình để thiết kế và xây dựng quán cho phù hợp. Bạn cũng cần phải cân nhắc số vốn mình bỏ ra để xây dựng và trang trí quán sao cho vừa phù hợp vừa độc đáo nhưng lại vẫn có thể tiết kiệm.
Muốn mở quán cà phê, ngoài không gian trang trí bạn cũng cần phải chú ý đặc biệt đến nội thất của quán. Bàn, ghế, đèn trang trí, cách bài trí không gian… cũng sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng đến quán bạn. Tùy thuộc vào mô hình bạn muốn kinh doanh mà bạn chọn bàn ghế và những dụng cụ trang trí quán cho phù hợp. Tất cả những khoản chi phí này rơi vào từ 100-300 triệu tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh của bạn.
2.3. Chi phí đầu tư trang thiết bị
Về các dụng cụ pha chế, phục vụ như máy móc, ly tách… cũng cần phải được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt là các dụng cụ pha chế cần được đảm bảo và đầy đủ thì mới có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Bạn cũng cần phải đầu tư sử dụng phần mềm thanh toán, order để thể hiện sự chuyên nghiệp với khách hàng và có thể kiểm soát được mọi hoạt động. Khoản chi phí cho trang thiết bị dao động từ 50-100 triệu.
2.4. Chi phí cho nguyên vật liệu
Bạn cần chuẩn bị đầu đủ các nguyên liệu để có thể pha chế được tất cả các món được liệt kê trong menu. Nguyên liệu bạn chọn cần phải đạt chất lượng tốt và bạn cũng cần phải biết cách để bảo quản nó. Chi phí cho nguyên vật liệu có thể dao động từ 50-100 triệu.
2.5. Chi phí nguồn nhân lực
Đây là khoản chi phí mà bạn sẽ phải tốn hàng tháng. Tùy thuộc vào quy mô của quán và số lượng khách ước tính của quán mà bạn có cách tuyển nhân sự cho phù hợp và tiết kiệm. Nhân viên của bạn cũng cần được đào tạo chuyên môn và kinh nghiệm để giúp cho việc kinh doanh của quan được thuận lợi. Chi phí hàng tháng cho nhân viên dao động từ 15-50 triệu
2.6. Chi phí marketing
Khoản chi phí dành cho marketing phụ thuộc phần lớn vào bạn. Bạn muốn quảng bá quán nhiều hay ít, bạn chỉ khoanh vùng hay muốn mọi người đều biết đến… Và nó cũng tùy thuộc vào từng loại hình quảng cáo mà bạn lựa chọn như: tờ rơi, băng rôn, chạy quảng cáo trên mạng… Chi phí này thấp nhất trong tổng số vốn của bạn, từ 500-1 triệu đồng.
2.7. Chi phí duy trì
Trong những ngày đầu kinh doanh, có thể sẽ rất khó để bạn thu hút được nhiều khách. Lượng tiền thu lại không đủ để bạn xoay sở cho những tháng đầu. Chính vì vậy, bạn cần phải có nguồn vốn dự trữ để duy trì quán trong những ngày đầu. Dù không có nhiều khách nhưng tiền mặt bằng, tiền điện, tiền nước thì bạn cần phải đóng mỗi tháng. Nếu không có chi phí duy trì, rất khó để bạn có thể tiếp tục được việc kinh doanh. Chi phí duy trì bạn cần chuẩn bị từ 100-200 triệu để duy trì hoạt động trong những tháng đầu.
3. Kinh nghiệm mở quán cà phê thành công
Để thành công khi mở quán cà phê kinh doanh, bạn cần phải lưu ý đến những điều sau đây:
3.1. Chọn loại hình kinh doanh phù hợp
Đây là yếu tố hàng đầu có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh trong tương lai của bạn. Một loại hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn phát triển được lâu dài và ổn định hơn. Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh mà khách hàng của họ là những đối tượng rất khác nhau. Bạn có thể dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước và đối tượng mà mình muốn nhắm đến để chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
3.2. Tạo thức uống đặc trưng của quán
Đây là cách làm cho khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn. Bất kỳ người nào cũng có điểm khác biệt để nhận dạng, thì bạn cũng nên xây dựng quán bạn một điểm khác biệt bằng món đồ uống đặc trưng của quán.
3.3. Trang trí quán đẹp và vui nhộn
Người ta tìm đến cà phê chủ yếu để thư giãn, giải trí vì vậy bạn nên tạo một không gian thật thỏa mái. Nếu được thì có thể kèm những phụ kiện trang trí mới lạ, độc đáo để mang lại cho quán của mình một cái view “hút hồn” những vị khách ghé thăm.
3.4. Am hiểu về cà phê
Chủ quán cà phê mà không am hiểu về cà phê thì coi sao được nhỉ? Bạn phải có ít nhiều kiến thức về cà phê, về nguyên phụ liệu làm ra cà phê, cách pha chế cà phê, loại cà phê ngon… thì mới có thể tư vấn cho khách và đào tạo nhân viên của mình được.
3.5. Định giá sản phẩm hợp lý
Bạn cần tính toán xem nguyên liệu bạn lấy về đắt hay rẻ? Thiết bị máy móc bạn đầu tư cho món đó có đắt không? Mỗi ngày bạn bán bao nhiêu cốc cà phê với giá đó là có thể lấy lại vốn, bao nhiêu cốc thì bạn có lời… rất nhiều câu hỏi đặt ra để bạn có thể tính toán chi phí cho thật hợp lý.
4. Thủ tục đăng ký mở quán cà phê
Mở quán cà phê bạn cũng cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bạn có thể chuẩn bị trước những giấy tờ này trước khi đi đăng ký để tránh mất nhiều thời gian
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân
- Giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ này, bạn gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký nơi bạn mở quán. Bạn đợi cán bộ đăng ký xét duyệt hồ sơ, nếu thiếu thì bạn sẽ được yêu cầu bổ sung tại chỗ hoặc bằng giấy tờ, văn bản. Sau thời gian 3 ngày kể từ khi cơ quan đăng ký nhận bản hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Những chia sẻ từ bài viết mở quán cà phê cần những gì, bao nhiêu vốn có lẽ đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi muốn khởi nghiệp bằng quán cà phê rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.