Nên Đầu Tư Gì khi kinh tế khủng hoảng suy thoái?

Nên Đầu Tư Gì khi kinh tế khủng hoảng suy thoái?

  • Khủng hoảng và suy thoái kinh tế là gì?
  • Đầu tư gì khi kinh tế khủng hoảng?
  • Những ý tưởng hay để đầu tư khi kinh tế khủng hoảng

Đây chắc hẳn là thắc mắc của khá nhiều bạn đọc, hôm nay hãy cùng HoTroVay.Vn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin hữu ích liên quan.

1. Ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế

1.1. Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế và các lĩnh vực tài chính của đất nước.

Sự suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng và liên quan đến sự giảm đồng thời của các vấn đề kinh tế như vấn đề việc làm, nguồn vốn của doanh nghiệp, sự đầu tư của các nhà đầu tư và doanh thu cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp.

1.2. Khủng hoảng kinh tế là gì?

Nghiêm trọng hơn cả suy thoái, chính là tình trạng khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế được biết đến như sự suy giảm kéo dài của các hoạt động kinh tế liên tục trong thời gian dài.

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến và trải qua các cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế mà hậu quả của nó mang lại là những con số chỉ số tài chính liên tục tụt giảm và để khắc phục hậu quả của nó phải mất nhiều năm.

Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát triển với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. Việt Nam mở rộng các mối quan hệ hợp tác phát triển với nhiều quốc gia, hợp tác trên tất cả mọi mặt, tăng cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài rót vào thị trường Việt Nam, tăng cơ hội quảng bá và xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

1.3. Những tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế

Có thể thấy khủng hoảng và suy thoái kinh tế mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, khi càng ngày càng nguy cơ khủng hoảng và suy thoái kinh tế càng tăng cao, nhất là đối với các nước lớn, các nước phát triển.

screen-shot-2020-03-27-at-171302-15853039918472093470138

Nền kinh tế Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các biến động kinh tế đó. Bởi khi hợp tác với các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới, nếu xảy ra biến động điều đó sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế.

Các thị trường tài chính của nước ta như chứng khoán, trái phiếu đều bị ảnh hưởng làm thay đổi các chỉ số cũng như hoạt động tài chính khác, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện hiện tượng lạm phát.

1.4. Tâm lý chung của các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư dường như dè dặt hơn trước các quyết định đầu tư của mình vì những lý do nêu trên. Nhu cầu đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình vào các hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều, sự phát triển đa dạng của các ngành nghề và sự quan tâm và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Nhà nước ngày càng nâng cao.

Dường như các nhà đầu tư phần nào yên tâm hơn về tỷ suất rủi ro hơn và các doanh nghiệp cũng mạnh dạn hơn trong việc mở rộng sản xuất.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường cũng được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn các ngành nghề kinh doanh. Trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, thì mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh cũng thể hiện ưu thế và hạn chế khác nhau.

Trong xu hướng kinh tế cạnh tranh như hiện nay, đòi hỏi các nhà đầu tư bên cạnh việc nắm bắt thị trường và cập nhật xu thế phát triển của kinh tế, thì cũng cần có sự nghiên cứu các lĩnh vực kinh doanh một cách kỹ lưỡng để giảm thiểu các tác động xấu của suy thoái kinh tế.

2. Tư vấn đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kinh tế

2.1. Thị trường mục tiêu là gì?

Việc nghiên cứu kỹ thị trường và xác định được thị trường mục tiêu sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh, tránh gây tổn thất trong doanh thu khi thị trường biến động và giúp các nhà đầu tư đưa ra được những phương án dự phòng khi có những hiện tượng suy thoái xảy ra.

Thị trường mục tiêu (target market) là phân đoạn khách hàng nhất định mà doanh nghiệp hướng tới, hay nói cách khác thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó dựa vào các nguồn lực kinh tế, nguồn vốn có thể huy động và tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai.

Nhờ vào các dự báo tài chính mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ xác định thị trường mục tiêu riêng của mình.

2.2. Nên đầu tư vào những thị trường nào?

2.2.1. Du lịch và dịch vụ

Trong sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Việt Nam đang được biết đến nhiều hơn trên bản đồ du lịch thế giới thì lượng khách du lịch đến với Việt Nam gần như đều tăng qua từng năm.

Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và sự quan tâm, đưa ra những chính sách hỗ trợ và quản lý trong lĩnh vực này ngày càng hợp lý của nhà nước đối với du khách.

Cùng với đó là sự ưu ái của thiên nhiên về các cảnh quan, danh lam thắng cảnh của nước ta, yếu tố an ninh trật tự xã hội ngày càng được củng cố. Tất cả các yếu tố lợi thế trên đang tạo đà cho sự phát triển, tiềm năng bùng nổ cho lĩnh vực du lịch của Việt Nam.

2.2.2. Chăm sóc sức khỏe và y tế

Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng qua từng năm, chứng tỏ mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Khi xã hội càng phát triển, mức sống được nâng cao thì vấn đề sức khoẻ càng được quan tâm sâu sắc hơn. Cuộc sống càng văn minh con người càng có nhu cầu chăm sóc bản thân, trong đó không thể bỏ qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Mức chi cho sự chăm sóc sức khỏe của bản thân ngày càng cao hơn.Chính vì lý do đó ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe cá nhân ngày càng khẳng định tính hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư.

dau-tu-trong-suy-thoai-kinh-te-300x225

Bên cạnh các cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cùng với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe rất thành công, không thể không kể đến hệ thống các bệnh viện chăm sóc sức khỏe và y tế ngày một phát triển trên cả nước.

Cho đến nay việc thực hiện cổ phần hoá hệ thống bệnh viện công vẫn chưa trở thành hiện thực, nhưng trên thực tế đã tồn tại rất nhiều các bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài với cơ sở vật chất hiện đại và kỹ thuật điều trị tiên tiến.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu: “Năm 2008 sẽ là năm phát triển mạnh bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài”. Với sự thiếu thốn cơ sở vật chất và nguồn tài chính, các bệnh viện công đang gặp nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, lĩnh vực y tế-Chăm sóc sức khoẻ cũng là một lĩnh vực tiềm năng. Và ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

2.2.3. Giáo dục

Giáo dục đã và đang là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng, phù hợp với định hướng phát triển lâu dài bền vững. Một ý tưởng kinh doanh giáo dục tốt có thể mang đến một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, tạo nguồn lợi nhuận ổn định, không chỉ có lợi cho bản thân nhà đầu tư mà còn đem lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội, có thể thấy giáo dục ở Việt Nam là một thị trường kinh doanh rất lớn đang bị bỏ ngỏ.

Cơ hội tiếp cận giáo dục ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa hiện đang thấp hơn rất nhiều so với khu vực thành thị. Điều này thể hiện rất rõ qua tỷ lệ trẻ em hoàn thành bậc trung học phổ thông ở nông thôn (chỉ 13%) so với ở thành phố (37%).

Không chỉ vậy, học sinh và người lao động đến từ vùng nông thôn cũng tỏ ra thua kém hơn về mặt kiến thức và kỹ năng nên rất khó để đáp ứng được yêu cầu của trường đại học cũng như các nhà tuyển dụng, làm giảm tỷ lệ được nhận học và tìm được công việc tốt của những đối tượng này.

Do đó, có thể nói rằng thị trường kinh doanh giáo dục ở Việt Nam chưa hề phát triển cân bằng và vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Hiện nay, trên thị trường giáo dục Việt Nam chưa có nhiều tổ chức uy tín đầu tư vào kinh doanh dịch vụ giáo dục chất lượng mặc dù đây là một địa hạt tiềm năng, đặc biệt là giáo dục trẻ em.

Thế hệ trẻ nhỏ là thế hệ cần được học tập và trau dồi nhiều nhất vì đây là thời điểm “vàng” của sự phát triển tư duy và não bộ. Chính bởi vậy mà đầu tư vào việc phát triển trí não cho trẻ ở thời điểm này luôn được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm và coi trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện có khá ít các chương trình chất lượng mang thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Đây chính là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Việt kinh doanh dịch vụ giáo dục. Kinh doanh giáo dục mang lại lợi nhuận rất lớn vì nhu cầu học tập không bao giờ có điểm dừng.

Thực tế cho thấy lĩnh vực giáo dục, luôn nằm trong top các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của các biến động kinh tế nhất.

3. Các ý tưởng kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam

3.1. Homestay

Với sự phát triển mạnh của ngành du lịch tại Việt Nam đi cùng với đó là lượng khách du lịch nước ngoài và lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. Kéo theo đó là cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển, trong đó có các dịch vụ lưu trú cho khách du lịch.

Bên cạnh khách sạn, nhà nghỉ thì một hình thức lưu trú khi du lịch được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là homestay bởi sự tiện lợi và không gian sống nổi bật mà nó mang lại. Đây còn là cơ hội làm giàu cho khá nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh hiện nay.

Tuy nhiên muốn kinh doanh homestay hiệu quả và gặt hái thành công, bạn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh homestay hợp lý giúp thu hút khách hàng đặt phòng homestay và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhanh chóng.

3.2. Bác sĩ gia đình

Sự bất cập khi phải chờ đợi của bệnh nhân tại các bệnh viện, không gian cơ sở hạ tầng tại các bệnh viện Việt Nam đang là một hạn chế lớn khi các bệnh viện công luôn trong trạng thái quá tải.

Không đáp ứng được tất cả các nhu cầu khám chữa bệnh của các bệnh nhân. Cuộc sống ngày càng bận rộn, các bệnh viện tư ra đời ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề kịp thời khi cần chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, cũng như bất cập đi lại của họ.

Nắm bắt được tâm lý chung của phân khúc khách hàng tiềm năng này, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe định kỳ và khi có yêu cầu ngay tại nhà dường như đang là một nhu cầu lớn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư.

Mô hình Bác sĩ gia đình giúp bệnh nhân có thể chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe, lưu trữ lại diễn biến sức khỏe bản thân liên tục theo định kỳ, vậy nên dịch vụ nói trên tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trước và sau điều trị chuyên sâu.

Kinh-doanh-gì-hiện-nay-6-ý-tưởng-kinh-doanh-tiềm-năng-2022-scaled

Không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình phục hồi của bệnh nhân, các nhân viên y tế tại gia còn giúp bệnh nhân phòng bệnh, theo dõi sức khỏe liên tục để lưu thành một hồ sơ y tế đầy đủ, bao gồm các chỉ số và hơn một trăm loại tầm soát về bệnh.Khi mỗi gia đình có một bác sĩ riêng, họ sẽ được theo dõi sức khỏe tốt hơn, các thông tin về sức khỏe sẽ được tổ chức và sắp xếp một cách khoa học.

Bộ hồ sơ y tế sẽ đóng góp rất nhiều vào quá trình ra quyết định của chuyên gia. Thay vì dựa vào kết quả kiểm tra ngay lúc đó thì các chuyên gia sẽ có trong tay đầy đủ các thông số của bệnh nhân trong một thời gian dài.

3.3. Kinh doanh nhượng quyền giáo dục

Tâm lý chung của các bậc cha mẹ chính là mong muốn con mình được tiếp xúc, trải nghiệm với các nền tảng giáo dục tiên tiến, luôn mong muốn con em được lĩnh hội các kiến thức với các phương pháp giảng dạy với nội dung tối ưu trên thế giới, thì kinh doanh giáo dục nhượng quyền là một lựa chọn tốt để đầu tư dành cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Kinh doanh nhượng quyền giáo dục là cho phép một cá nhân hay một tổ chức được kinh doanh sản phẩm, chương trình giáo dục theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thực hiện trong thực tế của bên nhượng quyền trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỉ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

Bên nhận nhượng quyền có mọi cơ hội để phát triển mà không phải mất quá nhiều thời gian để tạo dựng thương hiệu vì thương hiệu đã có sẵn và đã được khách hàng tin tưởng từ trước.

Bên cạnh đó bên nhận nhượng quyền còn được sự hỗ trợ tận tình từ A đến Z của bên nhượng quyền về đảm bảo cho việc thành lập, truyền thông và quảng bá. So với việc tự gây dựng thương hiệu thì việc mua nhượng quyền giáo dục cho phép các nhà đầu tư thu hút khách hàng nhanh chóng hơn, dễ dàng thu lại số tiền vốn đã bỏ ra, đồng thời cũng giảm thiểu rất nhiều rủi ro khác như thị trường không có khách, không phù hợp thị hiếu và nhu cầu khách hàng,….

Một trong những dịch vụ nhượng quyền giáo dục phổ biến hiện nay là nhượng quyền giáo dục trẻ em vì khi trẻ còn bé cũng là thời điểm “vàng” để tích lũy mọi tri thức và kỹ năng. Phụ huynh có con em ở độ tuổi tầm 4 đến 14 tuổi thường tìm đến những chương trình chất lượng mang tầm quốc tế với mong muốn mang lại nhiều tri thức cho các con.
Thông qua bài viết trên HoTroVay.Vn mong đã có thể giải đáp thành công những thắc mắc của bạn đọc và thông qua đó cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích. Chúc bạn có những ý tưởng đầu tư đúng đắn và thành công.

Share this post