Ngân hàng Phá Sản Đền Bù Bao Nhiêu? Tiền Gửi Có Nhận Lại được không?

Ngân hàng Phá Sản Đền Bù Bao Nhiêu? Tiền Gửi Có Nhận Lại được không?

Mặc dù khả năng ngân hàng phá sản là rất hiếm khi xảy ra nhưng điều này không có nghĩa là nguy cơ không có. Và vấn đề ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu? Tiền gửi có nhận lại được không? đang khiến cho những ai muốn gửi tiết kiệm ngân hàng phải đau đầu.

Và theo kinh nghiệm thì bạn sẽ nhận được tiền đền bù nhưng không nhiều và số tiền đền bù có thể thấp hơn nhiều so với số tiền mà bạn mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhé.

1. Ngân hàng phá sản khi nào?

Cũng giống như bất kể các ngành nghề kinh doanh nào đang diễn ra, ngân hàng có thể bị phá sản nếu như tình hình kinh doanh tài chính không tốt. Chúng ta có thể hiểu ngân hàng bị phá sản khi ngân hàng kinh doanh tiền nhưng bị thua lỗ, không thể bù lỗ, không thể trả lãi khách hàng… nói chúng là gặp khó khăn về tài chính. 

Hiện tại thì có hai dạng phá sản chính đó chính là phá sản phá sản đơn và phá sản gian lận. Và việc phá sản có thể là do ngân hàng chủ động yêu cầu hay do nhiều khách hàng đứng lên yêu cầu. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, người đứng đầu ngân hàng có thể đứng lên tuyên bố phá sản.

ngan-hang-pha-san_0503115335

Sau khi ngân hàng phá sản, toàn bộ tài sản, tiền vốn của ngân hàng sẽ được mang bán đấu giá hoặc trao đổi lại cho một đơn vị khác để lấy tiền thanh toán nợ cho khách hàng. Và trong lịch sử các ngân hàng Việt Nam chưa có ngân hàng nào bị phá sản, chỉ có ngân  hàng bị xác nhập hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.

Đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta cần tìm hiểu kỹ về các ngân hàng trước khi quyết định đầu tư, gửi tiến tiết kiệm vào ngân hàng đó. Và lựa chọn ngân hàng có tuổi đời lớn, số vốn điều lệ cao và có tiếng luôn là một lựa chọn an toàn nhất hiện nay. Mặc dù thế, cũng đừng nên bỏ qua các ngân hàng trẻ nếu như nó có độ an toàn cao nhé.

2. Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu?

Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu? Đây là câu hỏi được đưa ra bởi hầu hết những người đang nắm trong tay những cuốn sổ tiết kiệm ngân hàng. Và con số mà chúng tôi đưa ra có thể khiến bạn phải giật mình thon thót. Đó là 75 triệu đồng cho mỗi khách hàng .

Đây là mức tiền bảo hiểm mà ngân hàng chi trả cho khách hàng bao gồm cả lãi và gốc. Như vậy là cho dù bạn đang nắm giữ sổ tiết kiệm nhiều hay ít hơn 75 triệu thì số tiền đền bù tối đa của ngân hàng gửi cho bạn cũng chỉ là 75 triệu đồng. Với những người đang nắm số tiết kiệm số tiền lớn thì điều này thực sự là tồi tệ và quá sức tưởng tượng của họ. 

Tuy nhiên, bạn có thể còn không nhận được số tiền bảo hiểm này ngay nhé bởi theo quy định chung thì số tiền này có thể sẽ được gửi lại bạn sau khi hoạt động thanh lý tải sản của ngân hàng diễn ra. Vậy nên, nếu hoạt động thanh lý tài sản diễn ra nhanh thì bạn sẽ nhận tiền đền bù nhanh, còn nếu chậm thì bạn sẽ phải đợi dài dài.

Và một tin mừng khác dành cho bạn đó chính là sau khi hoạt động thanh lý tài sản diễn ra thành công, cơ quan chức năng sẽ tùy thuộc và các điều kiện khách quan và chủ quan để chi trả thêm cho bạn một khoản tiền khác. Tuy nhiên, các chủ nợ sẽ được ưu tiên với các đối tượng khách hàng sau:

  • Thứ nhất là chủ nợ là các khoản vay đặc biệt đầu tiên với ngân hàng
  • Thứ hai là những người gửi tiền hay nói cách khác là có sổ tiết kiệm ngân hàng
  • Thứ ba là tổ chức tín dụng có liên kết với ngân hàng đó
  • Thứ tư là người có sở hữu trái phiếu của ngân hàng
  • Thứ năm là nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho ngân hàng
  • Cuối cùng chính là các cổ đông của ngân hàng và nguy cơ mất trắng tài sản của những đối tượng góp vốn mở ngân hàng này là rất cao…

3. Ngân hàng phá sản có nhận lại tiền gửi hay không?

Như đã thông tin ở trên, khách hàng gửi tiền tại ngân hàng sẽ là đối tượng được ưu tiên trả nợ thứ 2 khi ngân hàng phá sản. Và câu trả lời chắc chắn là không bởi bạn cứ hiểu đơn giả là khi ngân hàng đang bị thua lỗ thì họ sẽ không còn khả năng trả tiền cho bạn khi đã sử dụng tiền của bạn để làm việc khác.

ngan-hang-pha-san_0503115335

Nhiều người cho rằng nếu ngân hàng phá sản mà không trả nợ tiền gửi sẽ đâm đơn kiện. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc phá sản của họ là hoàn toàn hợp pháp và có sự xem xét của cơ quan chức năng. Do đó, ngay cả khi bạn đem đơn kiện đến tòa án thì sẽ chẳng ai giúp gì được bạn trừ khi ngân hàng đó lựa chọn hình thức phá sản gia lận và bị phát hiện thì bạn sẽ lấy lại được tiền gửi trước đó.

Vậy nên, Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu? Chúng ta có thể chốt lại là khi ngân hàng phá sản khách hàng sẽ nhận lại được các khoản tiền như sau:

  • Tiền bảo hiểm các hợp đồng gửi tiền với số tiền không quá 75 triệu đồng cho một khách hàng.
  • Tiền đền bù dựa vào tổng số tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng phá sản có thể ít hơn hoặc bằng tối đa số tiền đã gửi.

4. Nên chọn ngân hàng nào để gửi tiền nhằm tránh nguy cơ phá sản

Để không phải bận tâm với các câu hỏi ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu? Tiền gửi có nhận lại được không? bạn sẽ cần tìm cho mình những ngân hàng uy tín để mở sổ tiết kiệm. Và sẽ có hai yếu tố để bạn chọn lựa chính là độ rủi ro và lãi suất thực tế mà ngân hàng chi trả cho bạn.

Tại Việt Nam, hiện có hai nhóm ngân hàng mà bạn có thể tham khảo gửi tiền an toàn gồm:

4.1. Ngân hàng thương mại Nhà nước

Đây là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài, độ uy tín cao và không bao giờ bị báo động phá sản. Một số cái tên đáng chú ý gồm:

  • Ngân hàng Agribank với vốn điều lệ là 30.472,98 tỷ đồng
  • Ngân hàng Vietcombank với tổng tài sản: 5,88 nghìn tỷ VND
  • Ngân hàng Vietinbank với tốn điều lệ: 37.234.045 đồng
  • Ngân hàng Oceanbank với vốn điều lệ là 4.000,06 tỷ đồng
  • Ngân hàng Bank với vốn điều lệ là 3.018 tỷ đồng
  • Ngân hàng CB.bank với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng

4.2. Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân

Với những cái tên tiêu biểu gồm Techcombank, Maritimebank, TP.Bank, SeABank, VPBank, BIDV, Sacombank, SHBank, Saigonbank, HDBank , Nam A Bank, Đông Á Bank… Và nhiều ngân hàng khác…

hieu-ro-cac-loai-hinh-ngan-hang-tai-viet-nam-1024x438

Ngoài ra, còn có các ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài và các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc việc mở sổ tiết kiệm tại những ngân hàng này để tránh nguy cơ ngân hàng phá sản, không nhận được đền bù tiền gửi nhé. Và cũng không nên lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao để tránh rủi ro.

Theo tham khảo, thì các ngân hàng nhà nước và thương mại nhà nước thường chỉ đưa ra mức lãi suất trung bình, thấp hơn các ngân hàng khác từ 1-2%. Tuy nhiên, số lượng khách hàng lựa chọn dịch vụ của họ vẫn rất cao bởi do độ uy tín và an toàn gần như là tuyệt đối, tránh tối đa nguy cơ phá sản như các ngân hàng có mức lãi cao ngất ngưởng.

Ngoài ra, một điểm mà khách hàng cần chú ý khác đó chính là thường xuyên theo sát các hoạt động của ngân hàng mà mình lựa chọn gửi tiền. Khi có những biến động không hay có thể lập tức yêu cầu rút tiền để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Dĩ nhiên là với các khoản tiền lớn hơn tiền bảo hiểm là 75 triệu đồng còn nếu dưới mức này bạn bạn cứ an tâm và gửi tiền nhé.

Không ai trong chúng ta muốn nhận tiền đền bù của các ngân hàng khi họ bị phá sản bởi khi này các thủ tục đều khá phức tạp và thời gian chờ đợi rất lâu. Và dĩ nhiên với bài chia sẻ này chắc chắn bạn cũng đã biết gửi tiết kiệm không phải là hình thức đầu tư an toàn nhất trong thời điểm này nhưng nó cũng ít có rủi ro nhất.

Và nếu như bạn đã từng nhận được tiền đề bù từ một ngân hàng nào đó, hãy chia sẻ cùng chúng tôi để mọi người biết được “Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu? Tiền gửi có nhận lại được không?” và chủ động hơn khi mở số tiết kiệm với ngân hàng bất kỳ nhé.

Share this post