Commercial banking hay còn được gọi là ngân hàng thương mại là nơi kinh doanh tiền, cung cấp các dịch vụ tài chính tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, tại Việt Nam có một hệ thống các ngân hàng thương mai đang hoạt động rất hiệu quả.
Và Commercial banking đang dần dần khẳng định vị thế của nó trong sự phát triền không ngừng của nền kinh tế thông qua việc mang đến những dịch vụ tài chính, tín dụng thông minh và có độ an toàn cao.
1. Khái niệm Commercial banking – ngân hàng thương mại
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về Commercial banking – ngân hàng thương mại. Và tại các quốc gia khác nhau con người lại đưa ra những định nghĩa cũng như cách nhìn nhận về Commercial banking khác nhau. Chúng ta có thể lấy ra các ví dụ sau:
- Ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại được xem là là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ người có điều kiện kinh tế và có trách nhiệm hoàn trà tiền gốc và lãi theo quy định. Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng sử dụng cho vay hoặc kinh doanh với mục đích sinh lời theo đúng quy định của nhà nước.
- Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại chính là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Chúng hoạt động một cách độc lập theo một chế tài riêng và có thể thay đổi mục địch theo từng thời gian, giai đoạn cụ thể,
- Tại Pháp: Ngân hàng thương mại được biết đến là những nơi thực hiện nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác và sử dụng số tiền đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tài chính tín dụng khác…
Như vậy, chúng ta dễ thấy một đặc điểm chung chính là các ngân hàng thương mại chính là nơi chung chuyển của đồng tiền. Biến đồng tiền vốn là thứ có giá trị sẽ trở lên có giá trị hơn. Và để phục vụ nhu cầu của khách hàng, ngày nay các ngân hàng thương mại còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ tiện ích khác nhau như một cách để nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Chức năng, nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại
2.1. Chức năng 1: Huy động vốn
Đó là việc các ngân hàng thương mại tiến hành nhận tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng theo các kỳ hạn khác nhau. Khách hàng ở đây có thể là tổ chức, cá nhân hoặc các ngân hàng khác như ngân hàng nhà nước. Hình thức gửi tiền phổ biến nhất là gửi tiền có kỳ hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu…
2.2. Chức năng 2: Cấp tín dụng
Dưới các hình thức như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng…ngân hàng sẽ là nơi cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Chức năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng chính số vốn lưu động thường xuyên và tiền mà khách hàng gửi để tạo ra các giá trị thặng dư khác.
2.3. Chức năng 3: Cung cấp các dịch vụ tài chính tín dụng
Nếu có nhu cầu thanh toán, thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chiết khấu chứng từ… thì các ngân hàng Commercial banking chính là lựa chọn lý tưởng cho khách hàng. Và chính chức năng nhiệm vụ này đã khiến cho ngân hàng trở nên gần gũi hơn với con người trong cuộc sống hàng ngày.
2.4. Chức năng 4: Kinh doanh tiền và ngân hàng đầu tư
Sử dụng nguồn vốn của mình dể tham gia trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng, góp vốn đầu tư, mua cổ phần, dịch vụ bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ tư vấn tài chính, tín dụng khác… sao cho sinh lời cao nhất để mang lại các tiềm lực về kinh tế mới, biến ngân hàng của mình trở thành lớn mạnh nhất trong giới ngân hàng.
3. Phân loại ngân hàng thương mại
3.1. Dựa vào chiến lược kinh doanh
- Ngân hàng thương mai bán buôn chủ yếu giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp lớn, các công ty tài chính. Hạn chế giao dịch với khách hàng là cá nhân.
- Ngân hàng bán lẻ sẽ cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng cá nhân hạn chế giao dịch với các công ty, tổ chức khác.
- Ngân hàng hỗn hợp cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính tín dụng để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau.
3.2. Dựa vào chủ sở hữu
Một vài cái tên tiêu biểu khác gồm:
- Ngân hàng Xây dựng Construction Bank – CB
- Ngân hàng Đại Dương Oceanbank
- Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu GPBank
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN
Một số các tên tiêu biểu dành cho bạn gồm:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Ngân hàng thương mại cổ Đông Á
- Ngân hàng thương mại cổ Quân đội
- Ngân hàng Tiên Phong Tien Phong Bank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
- Kỹ Thương Việt Nam Techcombank
- Sài Gòn Công Thương Saigonbank, SGB
- Sài Gòn – Hà Nội SHBank, SHB…
Một số cái tên tiêu biểu dành cho bạn gồm:
- Indovina Bank Limitted
- Ngân hàng Việt Nga
- Shinhanvina Bank
- Vid Public Bank
- Vinasiam Bank
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài nguồn vốn điều lệ hoàn toàn từ nước ngoài, do sự sở hữu của nước ngoài và hoạt động với dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ngân hàng có trị sở đóng tại Việt Nam và hoạt động theo những quy định chung của pháp luật.
Một số ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài nổi bật nhất gồm:
- Ngân hàng Commerzbank AG (Đức)
- Ngân hàng Bank Sinopac (Đài Loan)
- Ngân hàng Société Générale Bank – tại TP. HCM (Pháp)
- Ngân hàng Fortis Bank (Bỉ)
- Ngân hàng Phongsavanh (Lào)
- Ngân hàng Acom Co., Ltd (Nhật)
- Ngân hàng Hana Bank (Hàn Quốc)
- Ngân hàng Bank of India (Ấn Độ)
- Ngân hàng Australia Commonwealth Bank tại Việt Nam
- Ngân hàng Singapore United Overseas Bank tại Việt Nam
- Ngân hàng Bank of China tại Việt Nam
3.3. Phân loại theo tính chất hoạt động
Theo tính chất hoạt động chúng ta có thể phân loại Commercial banking thành ngân hàng thương mại chuyên doanh chỉ hoạt động trên một lĩnh vực kinh tế và ngân hàng thương mại tổng hợp với nhiều các lĩnh vực kinh tế khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, vận tài, dịch vụ mua bán…
4. Nên lựa chọn ngân hàng thương mại nào
Nếu xét về độ an toàn và mức độ ổn định của mức lãi suất thì các ngân hàng nhà nước sẽ là sự lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ cạnh tranh về lãi suất thì bạn nên lựa chọn các ngân hàng thuộc ngân hàng thương mại cổ phần bởi các chương trình về lãi suất gửi tiết kiệm được đưa ra rất cạnh tranh và luôn đảm bảo cao hơn các ngân hàng khác.
Trên thực tế, các ngân hàng liên doanh và ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài không được người dân lựa chọn nhiều bởi chính tên tuổi của nó chưa được phổ cập đến công chúng. Và ngân hàng ngày dương như có ít khách hàng hơn và dĩ nhiên mà mức độ rủi ro khi đầu tư vào ngân hàng ngày cũng cao hơn.
Hy vọng với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn biết “Ngân hàng thương mại (commercial banking) là gì? Đặc điểm, vai trò và chức năng”. Nếu đã từng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng này cung cấp bạn hãy chia sẻ cùng mọi người nhưng thế mạnh và hạn chế của nó để cùng nhau học hỏi và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống nhé.