Site icon Hỗ Trợ Vay

Nợ quá hạn là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý từ chuyên gia

Nợ quá hạn là gì mà hầu hết khách hàng lại đặc biệt lưu ý khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Bên cạnh việc quan tâm đến lãi suất hoặc các khoản phí phát sinh trong quá trình vay thì thời hạn vay vốn cũng là mối quan tâm hàng đầu của đại đa số khách hàng. Bởi lẽ, việc thanh toán trễ hạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người đi vay, nhất là lịch sử tín dụng nên chẳng may rơi vào nợ xấu.

Nợ quá hạn là tình trạng thường xuyên xảy ra trong hoạt động tín dụng. Để thu hồi khoản nợ mỗi ngân hàng sẽ áp dụng những chính sách tài chính khác nhau. Tùy vào thời gian quá hạn mà khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm nợ tương ứng. 

Làm sao để biết nợ quá hạn đã rơi vào nợ xấu? Có nên đảo nợ để không rơi vào nợ xấu? Tự tin với hơn 5 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực tín dụng, Trần Khả Ngân hiện là Founder Nastro.vn sẵn sàng giải đáp câu hỏi trên thông qua bài viết này.

1. Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay là cá nhân/doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng/tổ chức tín dụng  nhưng khi đến kỳ hạn trả nợ theo quy định ký kết trên hợp đồng thì không hoàn trả đầy đủ vốn gốc cũng lãi suất theo cam kết. 

Tùy thuộc vào thời gian trễ hạn mà ngân hàng sẽ xếp khoản nợ vào các nhóm nợ tương ứng, nếu thời gian trả nợ tiếp tục kéo dài khách hàng dễ rơi vào nợ xấu, lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật lên hệ thống CIC, gây ảnh hưởng lớn cho quá trình vay vốn sau này.

Để dễ dàng hơn cho khách hàng trong quá trình tất toán khoản vay, nhiều ngân hàng thường linh động thêm 1 – 3 ngày thanh toán, nếu sau thời gian này khách hàng vẫn chưa thể trả toàn bộ khoản vay nợ quá hạn sẽ chính thức phát sinh.

Cơ sở pháp lý về nợ quá hạn được quy định tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2016/TT-NHNN

2. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là gì?

Nastro gửi đến bạn một vài nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến tình trạng nợ quá hạn:

3. Cách phân chia nợ quá hạn

3.1. Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp)

Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo nghĩa là khách hàng thực hiện hình thức vay vốn dựa trên giá trị của tài sản thế chấp (sổ đỏ, giấy tờ nhà, giấy tờ xe, vàng, các tài sản bất động sản,..) nhưng không có khả năng thanh toán tiền vốn và lãi vay khi đến hạn. 

Mặc dù trong trường hợp này khách hàng vẫn chưa thể thu hồi vốn vay theo kế hoạch ban đầu nhưng vẫn có thể thu hồi vốn thông qua giá trị của tài sản thế chấp.

3.2. Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp)

Ngược lại với hình thức có tài sản đảm bảo thì nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nghĩa là khách hàng không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào để được vay vốn, hạn mức được cấp hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng. 

Trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán tiền gốc và tiền lãi khi đến hạn, khả năng cao ngân hàng sẽ “trắng tay” vì không có bất kỳ phương án nào để thu hồi vốn gốc.

4. Nợ quá hạn gây ra hậu quả gì?

Cần hạn chế tối đa trường hợp xảy ra nợ quá hạn, bởi lẽ khi tình trạng nợ quá hạn kéo dài điểm tín dụng của khách hàng sẽ giảm đi đáng kể, về lâu về dài khả năng rất cao sẽ rơi vào nợ xấu. 

Trước khi đồng ý gói vay vốn của bạn hầu hết ngân hàng/tổ chức tín dụng đều xem xét lịch sử tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC. Các giao dịch vay vốn tại ngân hàng chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tham khảo danh sách phân loại nhóm nợ, để nếu chẳng may rơi vào nợ quá hạn khách hàng sẽ dễ dàng cân nhắc để tránh gây ra nợ xấu:

Nếu rơi vào nợ nhóm 1,2 thì khả năng vay vốn của khách hàng vẫn tương đối cao, do đó, khách hàng mau chóng hoàn tất thanh toán khoản nợ tránh tiếp tục kéo dài. 

Từ nợ nhóm 3, khoản nợ chính thức rơi vào nợ xấu. Khi rơi vào các nhóm nợ này khả năng duyệt gói vay tại các ngân hàng/tổ chức tín dụng là không cao, nhiều ngân hàng “thẳng tay” từ chối các hồ sơ vay có nợ xấu.

5. Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng như thế nào?

Tùy thuộc vào hình thức nợ quá hạn mà quy trình thu hồi nợ của mỗi ngân hàng sẽ có các điểm khác nhau, tuy nhiên vẫn tuân thủ theo 2 nguyên tắc chủ yếu:

5.1. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn có tài sản bảo đảm

Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn có tài sản bảo đảm sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

5.2. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm

6. Cách xóa nợ quá hạn như thế nào?

Các khoản nợ bị quá hạn sẽ được cập nhật trên hệ thống CIC, gây nhiều khó khăn cho quá trình vay vốn sau này của khách hàng. Do đó, cần xóa nợ quá hạn, nợ xấu để dễ dàng vay vốn tại bất kỳ ngân hàng/tổ chức tín dụng.

Bước 1: Trước tiên cần kiểm tra tình trạng nhóm nợ hiện tại qua một trong các cách sau:

Bước 2: Tất toàn tất cả các khoản nợ chưa thanh toán bao gồm tiền gốc, tiền lãi và phí phạt phát sinh.

Bước 3: Hệ thống CIC sẽ nhanh chóng cập nhật lại lịch sử tín dụng của khách hàng. 

Hệ thống CIC sẽ ghi nhận lịch sử tín dụng trong thời gian 5 năm gần nhất. Đối với các nhóm nợ 1 và 2, sau 12 tháng kể từ ngày hoàn tất thanh toán ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ vay vốn. Riêng đối với các nhóm nợ 3, 4 và 5 do đã rơi vào nợ xấu nên thường cần đến 5 năm để nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng. 

7. Làm thế nào để tránh nợ quá hạn khi vay vốn?

Tình trạng nợ quá hạn thường xuyên xảy ra trong hoạt động tín dụng, bạn cần lưu ý một vài điều để hạn chế thấp nhất khả năng gây ra nợ quá hạn khi vay vốn.

8. Có nên đảo nợ để không rơi vào nợ xấu?

Đảo nợ là thực hiện một hợp đồng vay mới tại ngân hàng và sử dụng khoản tiền từ hợp đồng vay mới để thanh toán các hợp đồng vay cũ trước đó.

Đảo nợ được đánh giá là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên đối với ngân hàng và khách hàng vẫn tồn tại những ưu điểm tích cực:

Chỉ nên tiến hành đảo nợ khi các doanh nghiệp nắm được tỉ lệ cao hợp đồng vay vốn mới sẽ được thông qua, ngược lại nếu đánh giá khả năng duyệt hợp đồng vay không cao thì không nên thực hiện đảo nợ ngân hàng bởi đảo nợ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Chỉ đảo nợ khi thực sự cần thiết.

9. Kết luận

Hy vọng bài viết này phần nào giải đáp các thắc về nợ quá hạn bao gồm khái niệm nợ quá hạn là gì? Nguyên nhân và cách phân chia nợ quá hạn. Bên cạnh đó, những hậu quả gây ra bởi nợ quá hạn đều được cập nhật chi tiết ở bài viết hôm nay. 

Nợ quá hạn là tình trạng không một ai muốn dính vào khi thực hiện các hoạt động tín dụng, chắc chắn bao gồm cả bạn đúng không? Để hạn chế tối thiểu khả năng dẫn đến nợ quá hạn, bài viết này bạn không thể bỏ qua. Với đội ngũ nhân sự có thâm niên làm việc ở phòng ban tín dụng, chúng tôi sẵn sàng tư vấn hỗ trợ khách hàng toàn miễn phí.

Thông tin liên hệ:

Exit mobile version