Site icon Hỗ Trợ Vay

Nợ Xấu Là Gì? Các nhóm nợ xấu và cách tra cứu nợ xấu

Nợ xấu là gì? Các nhóm nợ xấu? Cách tra cứu nợ xấu? Cách giải quyết khi bị nợ xấu tại ngân hàng?

Trong quá trình vay vốn tại ngân hàng, nếu bạn không thanh toán đúng hạn thì sẽ có nguy cơ cao bị rơi vào nhóm nợ xấu ảnh hướng đến điểm tín dụng cá nhân và nhiều hệ luỵ.

Trong bài viết này, HoTroVay.Vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nợ xấu là gì, khi nào thì bị nợ xấu cùng các thông tin liên quan.

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu trong tiếng Anh là bad debt, hay còn gọi là nợ khó đòi, là khoản nợ mà người đi vay không thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đã đến kỳ thanh toán như đã cam kết trên các hợp đồng tín dụng đã ký trước đó.

Theo định nghĩa chuyên ngành, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao), có thể hiểu đơn giản đó là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày.

Các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp bị liệt vào danh sách nợ xấu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn ở cả ngân hàng lẫn một tổ chức tín dụng khác ở những lần tiếp theo.

2. Các nhóm nợ xấu trên hệ thống CIC

CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Theo sự phân loại của CIC, nợ xấu sẽ được phân thành 5 nhóm, nhóm càng cao thì tỷ lệ vay vốn ở những lần sau càng thấp. Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ được phân loại theo quyết định số 22/2014/QĐ-NHNN ngày 4/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước

2.1. Nợ xấu nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

2.2. Nợ xấu nhóm 2 – Nợ cần chú ý

2.3. Nợ xấu nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn

2.4. Nợ xấu nhóm 4 – Nợ có nghi ngờ

2.5. Nợ xấu nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

3. Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân

Có 2 cách để xem nợ xấu cá nhân là thông qua ngân hàng hoặc kiểm tra online qua kênh thông tin của CIC.

3.1. Thông qua ngân hàng

3.2. Kiểm tra online qua CIC

Bước 1: Truy cập website của CIC https://cic.gov.vn/ Và đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản. Nếu chưa đăng ký tài khoản, bấm vào “Khai thác nhu cầu vay” như hình bên dưới

Bước 2: Đăng ký thông tin cá nhân

Điền đầy đủ các thông tin cá nhân theo yêu cầu. Sau đó bấm “Tiếp tục”. Lưu ý là cần điền số điện thoại và email thật chính xác vì đây là địa chỉ để CIC cập nhật gửi kết quả kiểm tra lại cho bạn.

Bước 3: Nhập mã xác nhận OTP

Mã OTP sẽ được gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký, nhập mã đó và ô bên dưới, bấm “Tôi xin chấp nhận điều khoản cam kết” và bấm “Tiếp tục”.

Bạn sẽ nhận được kết quả kiểm tra nợ xấu qua email cá nhân sau 1 ngày.

4. Lý do khiến bạn bị nợ xấu

Có rất nhiều lý do khiến bạn rơi vào tình trạng nợ xấu, các lý do này có thể do khách quan hoặc chủ quan. Việc nắm bắt một số nguyên nhân cơ dẫn đến nợ xấu có thể giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có.

5. Bị nợ xấu có vay được tiền tại ngân hàng và các công ty tài chính không?

Khi bạn đi vay tín chấp hoặc thế chấp tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, các tổ chức này sẽ cung cấp thông tin lên CIC tạo thành một bộ hồ sơ cá nhân về lịch sử sử dụng tín dụng của bạn. Đối với những người có nhóm nợ xấu càng cao thì càng khó tiếp cận được với các khoản vay.

Những người ở nhóm 1 vẫn có thể bị đẩy qua nợ xấu nhóm 2 nếu tình trạng trả quá hạn xảy ra thường xuyên và bị các tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt.

Bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính như Prudential Finance, FE Credit,… Tuy nhiên các tổ chức này sẽ tùy từng trường hợp, lý do trả chậm để xem xét rồi mới đưa ra quyết định có cho vay hay không.

Bạn phải đợi 2 năm để tình trạng tín dụng trên hệ thống CIC trở lại bình thường mới có thể tiếp tục xét duyệt hồ sơ vay vốn.

Đặc biệt, ở một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe thì sẽ không cấp tín dụng cho các khách hàng từ nhóm 3 trở lên dù trải qua bao nhiêu năm đi nữa.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể vay tiền online qua hệ thống tổ chức tín dụng tư nhân và tất nhiên là sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn khi vay tiền tại ngân hàng gấp nhiều lần.

6. Ảnh hưởng của việc bị nợ xấu

Nhiều người nghĩ nợ xấu không quan trọng, Tuy nhiên thực tế nó gây ra rất nhiều hệ lụy khác. Dưới đây là một số ảnh hưởng khi bạn vướng phải nợ xấu:

7. Làm gì khi bị nợ xấu?

Nợ xấu gây rất nhiều khó khăn cho bạn trong việc vay vốn ở ngân hàng. Do đó, bạn nên tìm các giải pháp để loại trừ nợ xấu đang tồn tại và ngay lập tức thanh toán hết các khoản nợ và phạt của mình, đây là cách tốt nhất để giải quyết nợ xấu.

Đăng ký thông tin với nhân viên tín dụng và họ sẽ báo cho bạn khi có khoản vay. Thông tin tín dụng sẽ được cập nhật từ 1 đến 3 tháng tùy tổ chức tín dụng bạn đang vướng phải nợ xấu, bạn chỉ cần nhập số tiền vay và thời gian vay sẽ tính được số tiền cần phải trả mỗi tháng, từ đó có thể cân đối chi tiêu để không bị dính vào nợ xấu.

8. Trong bao lâu thì sẽ đươc xóa nợ xấu?

Tùy vào các nhóm, thời gian xóa nợ xấu trên CIC sẽ khác nhau, đối với nhóm 2 thì thời gian xóa nợ là 12 tháng. Thời gian xóa nợ ở các nhóm 3, 4, 5 sẽ là 5 năm.

Trong khoảng thời gian đó nếu khách hàng không phát sinh thêm bất kỳ nợ xấu nào thì mới có thể đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

Tuy nhiên đối với một số khách hàng phát sinh nợ xấu do các lý do khách quan vẫn có thể xem xét được vay vốn trong điều kiện nguồn thu nhập tốt và có phương án vay rõ ràng.

9. Cần làm gì để tránh bị nợ xấu?

Việc trang bị những kiến thức để tránh nợ xấu là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có, bạn cần chú ý những lưu ý dưới đây để tránh bị nợ xấu:

10. Tổng kết

Nợ xấu là khoản nợ người đi vay không thể hoàn trả gốc và lãi khi đến kỳ thanh toán, nó được chia ra làm 5 nhóm tùy theo mức độ khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tra cứu được tình trạng tín dụng của bản thân, từ đó đưa ra các hướng xử lý cho phù hợp.

Nợ quá hạn gây ra rất nhiều hệ quả xấu trong hoạt động tín dụng của bạn, vì vậy bạn biết một số thông tin cơ bản để tránh rơi vào tình trạng không mong muốn này.

Nợ xấu là trường hợp mà ai cũng có thể gặp phải, do đó mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết để sử dụng các quỹ tín dụng của mình một cách hiệu quả.

Hi vọng thông qua bài viết của vayonlinenhanh.vn các bạn đã có biết nợ xấu là gì? và những cách phòng tránh nó nhé!

Xem thêm các bài viết kiến thức ngân hàng tại HoTroVay.Vn

Bài viết được biên tập bởi: HoTroVay.Vn.VN

Exit mobile version