Từ trước đến nay bạn đã nghe qua rất nhiều về tội phạm rửa tiền, nhưng không biết rõ chúng là gì? Dấu hiệu phạm tội như thế nào và được định nghĩa ra sao? Tội rửa tiền có nặng không và có ảnh hưởng gì đến bản thân, gia đình và xã hội không? Để giải đáp những vướng mắc của bạn hôm nay nganhang24.vn sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi rửa tiền là gì? Bằng hình thức gì và bị phạm tội như thế nào?
1. Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm mọi cách để chuyển đổi các khoảng lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ những hành vi phạm tội, tham nhũng trở thành các tài sản được coi là hợp pháp bằng cách thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác mà các cơ quan công quyền không thể truy ra được nguồn gốc phi pháp ấy. Các khoản tiền sau khi rửa sẽ được cất dấu, phân chia cẩn thận, sử dụng theo các chiến lược an toàn sao cho không để bị các cơ quan chức năng phát hiện.
Rửa tiền còn được hiểu là “tiền nóng”, là chuyển tiền từ địa điểm này đến địa điểm khác để tránh các chính sách, quy định của chính phủ, có thể do sự mất lòng tin vào chính phủ khi tại đó đang xảy ra những biến động về kinh tế và chính trị.
Khi nhắc đến rửa tiền người ta sẽ nhắc đến Smurfing, Smurf là những nhân vật giúp chuyển tiền từ một tổ chức này sang tổ chức khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Người cầm đầu của Smurf được gọi là Papa Smurf – là những người trực tiếp chỉ đạo các Smurf gửi tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp tại các ngân hàng với số lượng ít hơn số lượng tối thiểu mà các tổ chức tài chính được yêu cầu phải báo cáo.
Sau khi rửa tiền, tiền được sử dụng trong nền kinh tế chủ đạo dưới các hình thức tích lũy tài sản như: mua bán bất động sản, đầu tư vào dự án, công trình, đầu tư chứng khoáng, tiết kiệm hay dùng cho các chi tiêu khác.
Như vậy, rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo cơ sở cho bọn chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được “làm sạch” để phục vụ cho các hoạt động khác.
Biến tướng nổi bật nhất của hành vi rửa tiền là nó ngày càng xâm nhập sâu vào rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh như (các ngân hàng lớn, các hiệp hội thể thao, cơ sở văn hóa hay thậm chí đến các cơ quan từ thiện). Bởi vậy mà ngày nay cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa dạng và quy mô hơn.
2. Hoạt động cụ thể của rửa tiền là gì?
Dùng tiền đầu tư vào một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm những cách khác để che đậy, ngụy trang nhằm cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất của sự thật hay vị trí, quá trình di chuyển hay quyền sỡ hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào một trong các giao dịch liên quan đến tiền hay tài sản do phạm tội mà có được. Cung cấp các giải pháp kỹ thuật hoặc trợ giúp gián tiếp các hoạt động phạm tội. Thu nhận, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, sử dụng và vận chuyển qua biên giới những tiền và tài sản do phạm tội mà có. Những đối tượng rửa tiền (ngoài các tổ chức khủng bố) được chia làm 3 nhóm như sau:
- Những người buôn lậu (buôn bán ma túy, vũ khí hoặc những hình thức lao động bất hợp pháp khác…)
- Những người tham nhũng hoặc có hành vi tham nhũng.
- Những đối tượng muốn tránh thuế hay gọi chung là những người muốn giấu kín nguồn thu nhập của mình dù là hợp pháp đi nữa cũng sẽ bị quy vào tội rửa tiền.
Những nhóm đối tượng kể trên không hoàn toàn tách biệt với nhau vì dù là kinh doanh bất chính hay tham nhũng… thì đều có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau để thực hiện hành vi của mình.
3. Quy trình thực hiện rửa tiền như thế nào?
Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về rửa tiền và các bước thực hiện của nó thì chúng ta hãy cùng đi qua những bước sau:
Sắp xếp: tội phạm tìm cách đưa các khoảng tiền có nguồn gốc từ những hành vi phạm tội có được vào hệ thống tài chính để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát giác nhất bởi khi gửi một lượng tiền mặt lớn sẽ bị nghi ngờ và thông thường tất cả những ngân hàng hoạt động sẽ được yêu cầu phải báo cáo các giao dịch có giá trị cao. Ở giai đoạn này sẽ có nhiều tội phạm bị lật tẩy bởi các cơ quan chức năng nhất.
Phân tán: Các khoảng tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại… để nhằm che giấu nguồn gốc tài sản. Số tiền này sẽ liên tục được rút và chuyển để thay đổi số tiền trong tài khoản, thay đổi chủng loại tiền tệ… Trong mọi hoạt động rửa tiền thì đây là bước phức tạp nhất, làm sao cho nguồn tiền bất hợp pháp này càng khó bị theo dõi, kiểm soát bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.
Quy tụ: sau giai đoạn phân tán mà không bị phát hiện thì các khoản tiền này chính thức được nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể dùng nó để sử dụng cho tất cả các mục đích. Đến đây thì những kẻ rửa tiền xem như đã thành công vì các cơ quan chức năng rất khó có thể bắt hoặc truy tố được nếu không thu được đầy đủ bằng chứng, chứng cứ từ những bước trên.
4. Rửa tiền bằng hình thức gì?
Các hình thức rửa tiền ngày nay cũng đang dần có nhiều thay đổi và thủ đoạn tinh vi hơn nhiều so với những hình thức truyền thống. Họ ít sử dụng bằng tiền mặt, ít ra vào các ngân hàng… mà thay vào đó sẽ sử dụng nhiều hơn các công cụ và thị trường tài chính khác như chứng khoáng hoặc dưới các hình thức trao đổi hàng hóa…
Các phương pháp rửa tiền khác liên quan đến đầu từ vào các mặt hàng như đá quý, vàng, các tài sản quý giá như bất động sản, đánh bạc, làm giả và tạo ra các công ty ảo nhằm làm vỏ bọc để phục vụ cho mục đích của mình.
Các hình thức rửa tiền ngày càng tinh vi hơn khi các dịch vụ internet ra đời. Việc sử dụng các dịch vụ internet đã tạo ra những cơ hội mới, cho phép người rửa tiền tránh bị phát hiện thông qua các ngân hàng trực tuyến, các dịch vụ thanh toán trực tuyến ẩn danh hay chuyển tiền sử dụng dưới dạng thẻ điện thoại di động và các loại tiền ảo như Bitcoin… Các tổ chức chuyên rửa tiền online thường sử dụng máy chủ Proxy và phần mềm ẩn danh nên gần như không thể bị phát hiện và nhờ đó tiền có thể được chuyển hoặc rút mà không hề có dấu vết của địa chỉ IP.
Hiện nay còn xuất hiện một chiến thuật rửa tiền mới đó là tiền điện tử. Các loại tiền này đang ngày càng được sử dụng trong các hoạt động tống tiền, buôn ma túy hay các hoạt động tội phạm khác do tính bảo mật giấu tên của chúng so với các hình thức tiền tệ khác. Tiền còn có thể được rửa thông qua đấu giá trực tuyến và bán hàng, những trang website cờ bạc và thậm chí các trang website trò chơi ảo, những nơi mà tiền tệ bị chuyển đổi thành tiền tệ trò chơi, sau đó được chuyển trở lại thành tiền thật, có thể sử dụng mà không thể tiết kiệm.
Ngoài ra ở một số nước có hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ thường tồn tại những ngân hàng không chính thống. Những hệ thống ngân hàng này sẽ hoạt động và luân chuyển tài chính chính thức những với những chi phí dịch vụ rẻ hơn và thủ tục nhanh gọn, kín đáo hơn. Đó là một trong những đặc điểm để cho bọn tội phạm nhắm tới vì tại đây chúng sẽ thực hiện được mục đích nhanh gọn mà lại được bảo mật thông tin.
5. Rửa tiền phạm tội như thế nào?
Những người tham gia vào các hoạt động rửa tiền đều bị xem là tội phạm và ứng với mỗi hình thức khác nhau sẽ có những án phạt khác nhau. Dưới đây là một số án phạt tương ứng với nhiều mức độ khác nhau mà bạn có thể tham khảo qua:
- Những người có hành vi được kể dưới đây sẽ bị phạt từ từ 01 đến 05 năm:
Những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do những hoạt động, hành vi, công việc bất hợp pháp có thể do mình hay do người khác mà có được.
Sử dụng nguồn tiền, tài sản do mình phạm tội hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện những hành vi phạm tội có được vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.
Che giấu thông tin về nguồn gốc, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết và có nhiều cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có được hoặc gây cản trở việc xác minh những thông tin đó.
- Phạm tội 1 trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt từ từ 05 đến 10 năm.
Những hoạt động rửa tiền có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội từ 2 lần trở lên, có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính quốc gia.
- Những trường hợp sau đây sẽ bị tù từ 10 năm đến 15 năm.
Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên, thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính quốc gia.
Người chuẩn bị phạm tội hoặc có ý định này bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc các công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hay có thể bị tịch thu một phần tài sản hay toàn bộ.
6. Tác động của rửa tiền đối với cuộc sống xã hội?
Mục đích chính của các hoạt động rửa tiền chính là đưa nguồn tiền bất hợp pháp thành nguồn tiền hợp pháp có thể sử dụng được trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống. Đây là những hành động trốn tránh trách nhiệm đối với nền kinh tế đất nước, những hành động vi phạm luật cấm, do đó nó sẽ gây ra những hậu quả như:
- Gây lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội, làm thay đổi sự phân bố của các nguồn lực này.
- Làm ảnh hưởng, sai lệch các thông tin và thống kê kinh tế của đất nước. Thiếu những con số chính xác, tất nhiên là chính sách kinh tế nhất là tiền tệ, như việc điều chỉnh lãi suất sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được.
- Làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố thu nhập và làm giảm đi sự tín nhiệm của xã hội vào thị trường tài chính đất nước
- Ảnh hưởng của mỗi loại tiền được “làm sạch” đều có khác nhau, ví dụ như những tiền có được do tham nhũng có ảnh hưởng khác với tiền có được do buôn lậu.
- Rửa tiền làm tác động đến các lợi ích kinh doanh hợp pháp bằng cách làm cho các doanh nghiệp làm ăn trung thực gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thương trường. Vì bản thân những người rửa tiền thường cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thấp hơn giá trị trung bình của thị trường.
7. Nạn rửa tiền ở Việt Nam hiện nay ra sao?
Tội phạm rửa tiền đã tác động đến nền kinh tế, tài chính của đất nước rất lớn. Thực tế cho thấy những tội phạm tham nhũng, buôn bán vũ khí hay ma túy đều có liên quan đến những tội phạm rửa tiền. Việt Nam lại là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, mở rộng đầu tư quốc tế đa dạng, phong phú với rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau sẽ là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho các tội phạm rửa tiền hoạt động.
Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều các vấn đề khó khăn trong xử lý các tội phạm rửa tiền do các nguồn đầu tư gửi tiền từ nước ngoài về nên việc xác minh được người gửi mất thời gian rất lâu. Hơn nữa các tội phạm rửa tiền hoạt động rất tinh vi, tiền được chuyển đi lòng vòng qua rất nhiều người, nhiều quốc gia khác nhau nhằm bịt đầu mối nên rất khó cho công tác điều tra.
Muốn phòng chống được nạn rửa tiền thì trước hết phải hoàn thiện các cơ chế quản lý về kinh tế tức là phải có sự khai báo rõ ràng về những thu nhập cá nhân, tài sản cá nhân. Các giao dịch thông qua ngân hàng đều phải được rõ ràng, minh bạch. Khi chuyển một lượng tiền lớn thì bắt buộc người chuyển và người nhận phải khai báo rõ rãng về nguồn tiền và lý do được chuyển hay được nhận.
8. Top 8 Vụ rửa tiền lớn nhất Thế Giới
Pablo Escobar
Hoạt động chủ yếu là buôn bán ma túy, kiểm soát được 80% thị phần cocain toàn thế giới. Năm 1989 tổng tài sản là 9 tỷ USD, xếp vào 7 tỷ phú giàu nhất thế giới. Tổng số tiền hắn đã rửa tiền ước tính 5-10 tỷ USD, lão đã chết vào 1993 trong vụ đấu súng ở Colombia.
Tổng thống Suharto
Là Tổng Thống Indonesia từ 1967-1998 nằm top danh sách nhà lãnh đạo tham nhũng nhất lịch sử. Theo tờ Time Asia thì khối tài sản lên đến 15 tỷ USD. Số tiền ước tính rửa là 73 tỷ USD vào gia đình Suharto trong thời gian ông cầm quyền và đã qua đời năm 2008 thọ 86 tuổi.
Ferdinand Marcos
Ông là luật sư, từng là tổng thống Philippines từ 1965-1986, ước tính số tiền rửa lên đến hàng tỷ USD đánh cắp thông qua các ngân hàng Thụy sĩ và Mỹ.
Meyer Lansky
Thuộc nhóm tội phạm Do Thái có sức ảnh hưởng lớn đến giới Mafia Ý, 1 chế đế cờ bạc xuyên quốc trải dài từ New York đến Las Vegas, Iowa. Là người tạo nên phương thức cho hoạt động rửa tiền. Hàng tỷ USD đã chảy từ casino đến các tài khoản bank Thụy sĩ, Hồng Kông, Nam Mỹ, Caribbean. Ông đã qua đời năm 1983 tài sản ước tính là hơn 100 triệu USD
Al Capone
Là người tiên phong trong mánh khóe rửa tiền, ước tính rửa tiền lên 1 tỷ USD thông qua nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Tiệm Giặt Là của ông là bức bình phong che đậy các hoạt động rửa tiền bẩn tinh vi cho các hoạt động mại dâm, cờ bạc với số tiền khổng lồ.
Nauru
Đây là điểm đen của các hoạt động rửa tiền khủng nhất lịch sử, đây chỉ là 1 hồn đảo cách bờ biển New Guinea 1.200 dặm.
Franklin Jurado
Tốt nghiệp Harvard và bị kết án tội rửa tiền 36 triệu USD năm 1996 dưới danh nghĩa trùm ma túy. Ông này có bộ óc kinh tế và trí thông minh của mình đã chuyển khoản lợi nhuận hàng tỷ USD từ CoCaine phân tán đi khắp nơi.
Ngân hàng BCCI
Là ngân hàng lớn thứ 7 thế giới vào những năm 1980, được cho là rò rỉ thông tin rửa tiền khối lượng lớn khổng lồ. Hàng tỷ USD lợi nhuận bất phi pháp từ hoạt động ma túy chảy vào ngân hàng này.
Tất cả những nguồn thông tin được chia sẽ trong bài viết rửa tiền là gì? Bằng hình thức gì và bị phạm tội như thế nào? có lẽ đã giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu về nạn rửa tiền và tội phạm rửa tiền rồi phải không. Hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm nguồn kiến thức mới bổ ích cho mình để có thể góp phần vào công cuộc đẩy lùi nạn rửa tiền của đất nước.