Ngân hàng phát hành một số loại thẻ để phục vụ cho nhu cầu thanh toán, chi tiêu và giao dịch của khách hàng. Trong đó, thẻ ghi nợ là loại thẻ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ có giống thẻ tín dụng hay không? Tham khảo thông tin được tổng hợp trong bài sau.
1. Thẻ Ghi Nợ Là Gì?
Thẻ ghi nợ là thẻ Debit Card hay chính là thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành. Thẻ này được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản thì mới có thể chi tiêu, giao dịch, thanh toán hóa đơn bằng thẻ thay vì tiền mặt. Và số tiền trong thẻ có bao nhiêu thì bạn chỉ được phép chi tiêu bấy nhiêu (một số ngân hàng cần để lại 50.000 VND duy trì thẻ).
2. Phân Loại Thẻ Ghi Nợ
Có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến là:
- Thẻ ghi nợ nội địa: chỉ được dùng để thanh toán và chi tiêu trong nước, hay chính là thẻ ATM.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: được sử dụng để giao dịch, thanh toán tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Dòng thẻ này thường được phát hành bởi các tổ chức uy tín thế giới như Visa, MasterCard.
3. Chức Năng Của Thẻ Ghi Nợ Là Gì?
Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán với chức năng cụ thể là:
- Chuyển khoản.
- Rút tiền.
- Thanh toán hóa đơn ăn uống, mua sắm…
- Thanh toán trực tuyến.
- Truy vấn số dư.
- In sao kê.
4. Đánh Giá Tổng Quan Về Thẻ Ghi Nợ
Sử dụng thẻ ghi nợ sẽ có nhiều ưu điểm và nhược điểm.
4.1. Ưu Điểm
- Thực hiện được các giao dịch, thanh toán hóa đơn, chi tiêu mua sắm một cách an toàn mà không cần dùng tiền mặt.
- Chuyển khoản, rút tiền, truy vấn lịch sử giao dịch, quản lý chi tiêu cá nhân…
- Phí chuyển khoản, phí duy trì thẻ, phí rút tiền thấp.
- Chi tiêu bằng chính số tiền mình nạp vào thẻ, có thể giao dịch cả trong nước và quốc tế.
- Thủ tục đăng ký thẻ đơn giản, chỉ cần CMND/CCCD.
- Bảo mật thông tin, độ an toàn cao.
- Có thể gửi tiết kiệm hưởng lãi suất với số tiền có trong tài khoản thẻ.
4.2. Hạn Chế
- Chỉ được chi tiêu có trong thẻ, không được chi tiêu trước hoàn tiền sau như thẻ tín dụng.
- Thẻ ghi nợ ít được ưu đãi từ ngân hàng.
5. Thẻ Ghi Nợ Khác Thẻ Tín Dụng Như Thế Nào?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng hoàn toàn khác nhau:
- Thẻ ghi nợ chỉ được tiêu số tiền có trong thẻ, không thẻ chi tiêu quá hạn mức. Thẻ tín dụng được chi tiêu số tiền ngân hàng cấp trong thẻ, có thể chi tiêu vượt hạn mức nhưng phí khá cao.
- Thẻ ghi nợ phải nạp tiền vào tài khoản thẻ mới có thể chi tiêu. Thẻ tín dụng chi tiêu trên số tiền ngân hàng cấp hạn mức, chi tiêu trước hoàn tiền sau kỳ sao kê, miễn lãi tối đa 45 đến 55 ngày.
- Thẻ tín dụng không thể thực hiện thao tác chuyển tiền sang thẻ khác.
- Sử dụng thẻ tín dụng có thể chuyển đổi trả góp 0% lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi tại các đối tác của ngân hàng.
- Các khoản phí của thẻ ghi nợ thấp hơn thẻ tín dụng rất nhiều.
- Dùng thẻ ghi nợ không liên quan đến CIC. Thẻ tín dụng thì liên quan đến uy tín tín dụng – CIC cá nhân. Khách hàng không hoàn tiền đúng hạn sẽ bị đánh giá thấp mức độ uy tín và bị tính lãi suất.
- Thẻ ghi nợ ít chương trình ưu đãi. Thẻ tín dụng sẽ được ngân hàng hỗ trợ rất nhiều ưu đãi kích cầu khách hàng.
- Đăng ký mở thẻ ghi nợ chỉ cần CMND/CCCD. Đăng ký mở thẻ tín dụng cần chứng minh thu nhập và hộ khẩu/ sổ tạm trú.
6. Hướng Dẫn Làm Thẻ Ghi Nợ
Cách để đăng ký thẻ ghi nợ vô cùng đơn giản. Tất cả khách hàng có nhu cầu đều có thể mở thẻ ghi nợ dễ dàng.
6.1. Điều Kiện
Điều kiện mở thẻ là:
- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.
- Có CMND/CCCD còn hiệu lực. Người nước ngoài cần có hộ chiếu và giấy giới thiệu từ cơ quan công tác.
- Đã mở tài khoản ngân hàng.
6.2. Thủ Tục
Thủ tục mở thẻ cần có:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu.
- Mở thẻ ghi nợ quốc tế cần bản sao hộ khẩu thường trú.
- Giấy đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ.
6.3. Quy Trình
Để đăng ký mở thẻ, khách hàng cần tới trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và yêu cầu giao dịch viên hỗ trợ mở thẻ.
Sau khi điền vào đơn đăng ký mở thẻ, khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ thủ tục cho giao dịch viên và phí nếu có.
Giao dịch viên sẽ tiến hành mở tài khoản cho khách hàng và hẹn ngày tới nhận thẻ. Khách hàng cần giấy hẹn nhận thẻ và tới nhận thẻ đúng thời gian đã hẹn.
7. Nên Mở Thẻ Ghi Nợ Ngân Hàng Nào Tốt Nhất?
Khách hàng có thể tham khảo mở thẻ ghi nợ tại các ngân hàng lớn sau:
7.1. Sacombank
Ngân hàng Sacombank miễn phí mở thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế. Phí duy trì thẻ ghi nợ Visa từ 149.000 VND/ năm. Ngoài ra, Sacombank cũng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, dễ dàng giao dịch trực tuyến.
7.2. Vietcombank
Hạn mức chi tiêu thẻ ghi nợ của Vietcombank tương đối cao. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch, thanh toán hóa đơn dịch vụ internet, điện thoại… đơn giản, dễ dàng, trực tuyến 24/7.
7.3. TPBank
Ngân hàng TPBank miễn phí rút tiền mặt từ thẻ ghi nợ. Phí chuyển đổi ngoại tệ khá thấp, chỉ 1,8%. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán online, sử dụng thẻ giao dịch tại nước ngoài. Thẻ được bảo mật an toàn với chip thông minh EMV.
7.4. VPBank
Thẻ ghi nợ VPBank giúp khách hàng có thể dễ dàng chi tiêu mua sắm, thanh toán hóa đơn dịch vụ tại các điểm giao dịch trong nước và quốc tế. Hỗ trợ các tiện ích như Internet Banking i2b, SMS Banking và thực hiện chuyển tiền, rút tiền, truy vấn sao kê…
7.5. SHB
Thẻ ghi nợ SHB được đánh giá an toàn và vô cùng tiện lợi. Khách hàng dùng thẻ có thể dễ dàng thực hiện giao dịch trong nước và quốc tế, thanh toán trực tuyến, theo dõi lịch sử giao dịch, chuyển khoản, rút tiền và gửi tiết kiệm online với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn linh hoạt.
7.6. BIDV
Ưu thế của thẻ ghi nợ BIDV là có thể rút tiền bằng mã QR, thanh toán hóa đơn dịch vụ trong nước và quốc tế, thanh toán online, chuyển khoản nhanh 24/7, hưởng lãi trên số dư tài khoản và quản lý chi tiêu qua sao kê giao dịch.
8. Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Thẻ Ghi Nợ
Khi dùng thẻ ghi nợ bạn cần phải lưu ý:
- Bảo mật thông tin thẻ, tránh bị kẻ gian lấy trộm tiền.
- Theo dõi số dư và chi tiêu.
- Chọn ngân hàng nhiều ưu đãi, ít các khoản phí và mạng lưới ATM rộng để thuận tiện cho việc giao dịch.
9. Kết Luận
Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ – Debit Card là thẻ thanh toán mà khách hàng phải nạp tiền vào thì mới có thể chi tiêu, giao dịch, thanh toán hóa đơn chỉ trong hạn mức đã nạp. Bạn có thể giao dịch trong nước và quốc tế.