Site icon Hỗ Trợ Vay

Top 14 Cách Làm Giàu Ở Nông Thôn Miền Núi Hiện Nay

Nếu bạn là một người được sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn miền núi còn nghèo nàng, kinh tế kém phát triển và bạn đang loay hoay chưa biết làm gì, làm thế nào để thoát nghèo hay xa hơn nữa là để trở nên giàu có thì bài viết Top Cách Làm Giàu Ở Nông Thôn Miền Núi Hiện Nay hi vọng sẽ là nguồn tham khảo để bạn có thể tìm ra hướng đi phát triển kinh tế bền vững từ địa phương miền núi khó khăn của mình

1. Phân tích nhu cầu tìm kiếm cách làm giàu ở nông thôn

Dựa vào công cụ marketing trên các công cụ search google, youtube, facebook,.. chúng tôi thống kê sơ bộ, nhu cầu mong muốn lập nghiệp khởi nghiệp, làm giàu ở vùng nông thôn, vùng núi ngày tăng cao.

Thanh niên quyết làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình ngày càng tăng, để có trộn bộ keyword liên quan đến các ngành nghề, dịch vụ có thể giúp làm giàu được tại nông thôn, miền núi, vùng quê,… bạn liên hệ chi tiết admin của chúng tôi tại đây

2. Làm Giàu Với Nghề Youtuber

Nghề Youtube là gì? Với rất nhiều còn chưa biết Youtube lại kiếm ra tiền. Đây là 1 nghề kiếm tiền rất thành công với số lên trên 100 triệu/tháng. Hình thức làm giàu rất đơn giản mà cũng không hoàn toàn đơn giản với nhiều người.

Bạn cần phải đăng ký 1 channel với youtube, sau đó quay video, ghi hình lại và đăng lên youtube, khi kênh của đạt được ngưỡng cho phép thì youtube sẽ cho phép bạn đặt quảng cáo bạn sẽ có tiền. Đây là hình thức kiếm tiền tự động. Bạn Hiện có rất nhiều bài báo đăng tải hướng dẫn cách kiếm tiền bạn có thể xem.

Làm Youtube có thích hợp với miền núi? Bạn hãy tận dụng nguồn tài nguyên núi đồi hùng vĩ sẽ có vô vàng ý tưởng để bạn làm video và kiếm hàng ngàn $ từ mô hình này.

3. Làm giàu từ phát triển du lịch sinh thái vùng núi

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, đây là điểm lợi thế để phát triển du lịch cho các dân tộc vùng núi của nước ta đặc biệt là các dân tộc vùng núi phía bắc với sự đa dạng cảnh quang mà thiên nhiên ban tặng. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến hiện nay đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các vùng quê miền núi:

3.1. Trải nghiệm đi bộ, leo núi

Hoạt động này được tổ chức tại nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc phục vụ nhóm du khách ưa vận động và chinh phục bản thân, khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thưởng ngoạn khí hậu trong lành mát mẽ và có thể kết hợp lưu trú tại nhà dân. Giúp cho dân bản địa làm kinh tế du dịch tăng thu nhập cho gia đình.

Chúng ta có thể thấy nhiều tuyến đường đi bộ đã được tổ chức như : Hang Pắc Bó – Suối Lê Nin, thác Bản Dốc – động Ngườm Ngao ở tỉnh Cao Bằng, đi bộ dọc theo thung lũng Mường Hoa hay xuống bản Tả Phìn ở Sa Pa. Những ai ưu chinh phục tuyến leo núi ở Điện Biên sẽ phục vụ : Điện Biên Phủ – Mường Chà – Mường Nhé – A Pa Chải –  Cột mốc số 0.

3.2. Tìm hiểu trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số

Đây là điều rất thú vị và kích thích tính tò mò khám phá của những du khách đam mê bản sắc dân tộc vùng núi. Có thể nói các nếp sống sinh hoạt, tập tục, truyền thống canh tác, lễ hội , ẩm thực, âm nhạc của các dân tộc thiểu số là nét đặc trưng không nơi đâu có được nên rất hấp dẫn khách du lịch bốn phương là vậy. 

Sức hút và tính đặc thù riêng của kiểu du lịch này là du khách được tham quan tiềm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng, được ngủ tại nhà dân, làm bếp, lên nương rẩy, dệt thổ cẩm cùng với dân. Ngoài ra du khách còn được tham gia các phiên chợ, lễ hội vùng cao đặc trưng mà ở miền xuôi không thể có được.

3.3. Thưởng thức ẩm thực, sản vật địa phương

Đây có thể xem là nội dung vô cùng quan trọng của sản phẩm du lịch tìm hiểu cuộc sống cộng đồng này, du khách có thể kết hợp việc tham quan với thưởng thức các món ăn đặc sản của các dân tộc anh em khác. Có thể mua sắm các sản vật, đặc sản riêng của vùng miền núi như mật ong, măng rừng…Chính điều này sẽ là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân tộc thiểu số này.

4. Làm giàu từ nghề nuôi động vật hoang dã

Động vật hoang dã là các con vật sống ngoài môi trường tự nhiên trong các rừng núi, nhưng ngày càng cạn kiệt bởi sự săn bắn bừa bãi mà không đi đôi với việc phát triển bảo tồn nên ngày nay việc săn bắt đã bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Bởi vậy một số người đã nghĩ ra phương pháp nuôi các loài động vật hoang dã hợp pháp để cung cấp nguồn thịt rừng cho thị trường luôn khao khát món hàng này như hiện nay.

4.1. Mô hình Nuôi lợn rừng

Thịt heo rừng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất được ưa chuộng hiện nay luôn được các nhà hàng quán ăn hay các gia đình săn lùng nên nguồn cung vô cùng khan hiếm vì thế heo rừng được con người nuôi để cung ấp nguồn thịt quý giá này, đây là mô hình mang lại nguồn thu nhập cao cho những hộ dân xây trang trại nuôi tại các địa phương miền núi nơi mà có điều kện sống gần nhất với môi trường tự nhiên của heo rừng.

Nuôi heo rừng rất ít tốn công chăm sóc cũng như heo ít dịch bệnh như loại heo nhà khác. Nhưng việc xây dựng chuồng trại cũng rất quan trọng trong việc nuôi heo rừng, chuồng heo phải thông thoáng rộng rải, tạo thành các ô nhỏ có mái che ngoài trời để heo trú ngụ, và phải có san chơi cho heo bởi heo rừng quen với ập tính cày ủi đất để kiếm ăn.

Thức ăn của heo rừng khá đơn giản, chủ yếu là các cây cỏ, ngô, củ quả đều là nguồn rất dễ tìm. Vậy chỉ cần nắm rỏ kỹ thuật nuôi heo rừng là ta có thể phát triển trang trại tại địa phương miền núi để thoát nghèo đi lên làm giàu rồi.

4.2. Mô hình Ruồi lính đầu đen

Đây là mô hình nuôi con vật mới nhất, dễ nhất kiếm tiền nhanh nhất hiện nay, hiện nay đang được áp dụng và nhân rộng ở phía bắc. Ruồi đầu đen không gây nguy hại, nuôi ruồi để lấy ấu trùng để làm thức ăn cho động vật nuôi và phân bón cho cây.

Hãy tận dụng trang trại của mình kết hợp mô hình này nhé, vừa có thể cung ứng thức ăn cho cho trang trại của mình, vừa có thể bán thành phẩm ra ngoài thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.3. Mô  hình Nuôi thỏ

Thỏ loài động vật cực kỳ dễ thương va thịt của chúng cũng mang lại nguồn dinh dưỡng không hề kém nên nuôi thỏ hiện nay được xem là nghề mang lại hiểu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thỏ rất được nhiều hộ gia đình chọn lựa để thoát nghèo bởi vì vốn đầu tư ban đầu không cao, nguồn vốn mua con giống không đắt đỏ như trâu bò hay các loài động vật khác, diện tích xây dựng chuồng trại lại không lớn lắm.

Nguồn thức ăn của thỏ lại vô cùng dồi dào ở các vùng quê mền núi và thỏ cũng ít dịch bệnh nên việc nuôi thỏ sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân và nếu phát triển mô hình rộng ra thì việc làm giàu từ nuôi thỏ là chuyện vô cùng khả thi.

4.4. Mô hình Nuôi Nhím

Nhím là loài động vật rất dễ nuôi vì chúng là loài ăn tạp, nó ăn tất cả các loại củ quả, sắn ngô, bí, rau cỏ rừng nên điều này rất thuận lợi cho các hộ gia đình có thể tìm kiếm trên nương rẫy và tự trồng nên giảm được nguồn chi phí đáng kể. Và nhím cũng là loài ít bệnh, có sức đề kháng tốt nên rất an tâ trong việc chăm sóc.

Thịt nhím được xem là nguồn đặc sản núi rừng ban tặng nên rất nhều người chọn mua, săn lùng để thưởng thức nên đầu ra cho việc nuôi nhím là chuyện nhỏ, không cần quan tâm nhiều mà vẫn an tâm nuôi.

4.5. Mô hình nuôi dúi

Nuôi dúi cũng là mô hình đã phát triển từ lâu, nếu bạn ở vùng quê đồi núi hoàn toàn có mở trang trại nuôi dúi. Dúi là con vật hoang dã, bạn có thể mua giống đã được thuần chuẩn, thức ăn chủ yếu là tre, cỏ, nứa, mía,… ít ăn cám công nghiệp.

Dúi sinh sản lớn nhanh, 1 năm đẻ 4 lứa, 4-5 con/ lứa. Trang trại hoàn toàn dễ, bạn có thể nuôi nhốt hoặc thả tùy địa hình và hoàn cảnh. Dúi giống hiện giá dao động 1 triệu/cặp, gia dúi thịt 400 nghìn vnđ/kg.

4.6. Mô hình nuôi gà rừng

Ở vùng đồi núi bạn hãy tận dụng ngay tài nguyên để mở trang trại gà rừng. Chọn giống hoang dã hoặc mua giống thuần. Nên làm chuồng và nuôi theo mô hình bán thả vườn.

Mô hình mang lại kinh tế khá cao hiện nay, đổi đời làm giàu của nhiều hộ gia đình miền núi. Giá gà rừng giống 300-400/con, giá gà thịt thương phẩm bán ra 1tr/kg.

4.7. Mô hình nuôi gà thả đổi

Gà thả đồi khác với mô hình gà nhốt chuồng, tận dụng ngay quỹ đất đồi núi tại quê nhà bạn. Mở trang trại gà và không có chuồng nhốt. Thả gà tự nhiên trong trang trại tất nhiên nằm trong phạm vi quy hoạch trang trại để quản lý.

Gà thả đồi khác với gà nhốt là gà thịt gà sẽ thơm ngon hơn, ít mỡ. Gà sống thích nghi với môi trường hoang dã nên sẽ được ưu chuộng hơn khi bán ra thị trường.

5. Làm giàu nhờ phát triển trồng rừng

Đất nước ta hơn 3⁄4 diện tích là đồi núi nên việc trồng rừng là một ý tưởng không hề tồi khi nghỉ đến việc phát triển kinh tế nông thôn vùng núi. Đây còn là phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất và biến đổi khí hậu như hiện nay. Trồng rừng đã và đang  trở thành hình thức phát triển kinh tế bền vững ở vùng núi giúp xóa đói giảm nghèo và đi vào ổn định cuộc sống. Trồng cây lấy gỗ ngắn ngày có thể xem là biện pháp hàng đầu hiện nay

5.1. Trồng cây nhanh lấy gỗ

Cây keo lai là loại cây sinh trưởng phát triển nhanh trên hầu hết các loại thổ nhưỡng của nước ta, đặc biệt là đất miền núi rất phù hợp trồng loại cây này, cây có khả năng chống chọi sâu bệnh tốt và thích ứng với tất cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cây keo lai nhanh cho thu hoạch và cho sản lượng cao, sau thời gian trồng từ 5 đến 6 năm là có thể cho thu hoạch được. Tính theo giá cả kinh tế thị trường  hiện tại thì trên một hecta đất trồng rùng keo có thể thu được từ 50 đến 60 triệu đồng và nếu thâm canh tốt thì giá trị kinh tế còn cao hơn nữa, sẽ từ 70 đến 80 triệu đồng.

Hiện nay gỗ nguyên sinh nguyên  khối đang ngày càng cạn kiệt do sự khai thác quá mức và bừa bài của con người nên ngành phát triển gỗ dăm mạnh như hiện nay là biện pháp thay thế và đây sẽ là nguồn đầu ra cực tốt cho việc trồng cây lấy gỗ ngắn ngày như keo lai.

5.2. Trồng cây gỗ quý lâu năm

Nếu như keo lai, bạch dàn hay các loại cây lấy gỗ ngắn ngày  khác là một giải pháp để phát triển kinh tế để nhanh thu lợi nhuận thì việc trồng các loại cây gỗ quý sẽ là giải pháp lâu dài hơn để đi theo hướng làm giàu cho các địa phương miền núi.

Nhưng để việc bắt đầu trồng cây lấy gỗ quý lâu năm là điều không hề dễ dàng nên bạn cần phải hiểu các loại cây định trồng và các vùng đất tương thích phù hợp nhất để có lựa chọn đúng đắn nhất. Trên thị trường hiện nay việc phân phối giống cây có  hiệu quả kinh tế cao cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc được các nhà vườn ươm giống cung cấp đầy đủ, đây sẽ là một lợi thế rất lớn.

Ngày nay các loại cây cho gỗ quý như cây sưa đỏ, giổi, cẩm lai, dáng hương, gụ, dó bầu, lát, trắc… đây là những loại cây gỗ lâu năm rât quý và rất lâu phát triển nhưng giá trị kinh tế nó mang lại không hề nhỏ chút nào. Điển hình như gỗ cây sưa đỏ được tính giá theo Kg chứ không theo mét khối thông thường, giá một Kg sưa đỏ dao động từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng trên thị trường hiện nay, như vậy thì một cây sưa đỏ sẽ có tiền tỷ là chuyện bình thường. Hay cây dó bầu đây là nguồn sản sinh ra trầm hương đắt đỏ.

6. Làm giàu từ nghề nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh được hiểu nam na đó là những loài cá chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường nước có nhiệt độ thấp, trung bình dưới 25 độ C. Cá hồi, cá tầm… được gọi chung là cá nước lạnh, chúng thích nghi với môi trường nước ở các vùng sông suối miền núi phía Bắc nước ta. Cá tầm cá hồi là các loại cá có giá trị dinh dưỡng cao nên đồng nghĩa với giá trị kinh tế của nó cũng tương ứng.

Vì vậy việc phát triển nuôi trồng 2 loại cá này ở các địa phương mà hợp với môi trường sống của chúng được xem là hướng đi đúng đắn trên con đường làm giàu cho các gia đình ở vùng cao này.

Việc nuôi cá nước lạnh lại không hề đơn giản, đòi hỏi người  nuôi phải nắm vững ký thuật nuôi cũng như hiểu rỏ về tập tính sống và phát triển của cá mới có thể nuôi được. ví dụ như người nuôi phải canh giờ ăn cho cá, thay bể nước thường xuyên và phải điều hòa nhiệt độ nước ao cá cho phù hợp, biết được tình hình dịch bệnh và phương pháp cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho đàn cá.

Nêú biết tận dụng lợi thế địa hình vùng núi có nhiệt độ nguồn nước luôn thấp và sạch sẽ đó là điều kiện thiết yếu cho loại cá nước lạnh và kết hợp kỹ thuật nuôi đúng yêu cầu thì việc nuôi thương phẩm các tầm và cá hồi mang lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ. Vì thịt các hồi cá tầm là nguồn thực phẩm sạch cung cấp nhiều dinh dưỡng nên được cả thị trường trong và ngoài nước vô cùng ưa chuộng như các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đây có thể xem là nguồn động lực vô cùng lớn cho các trang trại cá nước ngọt.

Còn vô vàng cách làm giàu ở miền núi vùng quê tùy vào địa hình và khí hậu bạn sinh sống. Cho dù Nuôi con gì, trồng cây gì, hoặc kinh doanh dịch vụ gì, bạn cần phải tìm hiểu rõ: nhu cầu, thị trường, kỹ thuật, tài chính,…

Giới thiệu cách làm giàu khác bằng việc săn lùng và tạo dáng cây cảnh ở miền núi, xem web tương tự đã thành công https://hoacanhquangvy.com

Tôi hy vọng rằng những  thông tin về Top 14 Cách Làm Giàu Ở Nông Thôn Miền Núi Hiện Nay mà chúng tôi cung cấp ở trên bạn sẽ chọn lựa cho mình mô hình phù hợp nhất trên con đường phát triển kinh tế bền vững vương lên làm giàu tại các địa phương nông thôn mền núi hiện nay.

Một số thông tin hữu ích cho bạn: 

Exit mobile version