Thị trường chứng khoán trong những năm gần đây luôn là những đề tài nóng được đề cập rất nhiều. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Tỷ số P/E (Chỉ số PER) trong chứng khoán là gì? Và cách xác định đúng nhất. Nếu các bạn là những người quan tâm đến chứng khoán thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
1. Tỷ số P/E là gì?
Chỉ số P/E là tên viết tắt của Price to earing ratio hay còn gọi là PER. Nó được xem là hệ số giữa giá cổ phiếu tính trên lợi nhuận của một cổ phiếu. Qua tỷ số P/E này có thể phản ánh được mối quan hệ giữa giá thị trường với giá cổ phiếu và thu nhập được tính trên mỗi cổ phiếu.
1.1. Vì sao chỉ số P/E là chỉ số quan trọng?
Mỗi hệ số P/E đều mang một ý nghĩa riêng như sau:
Xét các hệ số P/E ở mức độ thấp
- Giá cổ phiếu ở mức thấp nhất
- Lợi nhận ở trên mỗi cổ phiếu nằm ở mức cao
- Qua chỉ số này có thể cho biết các công ty có gặp vấn đề về tài chính không, có thể có nguy cơ vỡ nợ và phá sản
Xét các hệ số P/E nằm ở mức cao:
- Giá cổ phiếu trên thị trường đang ở mức cao
- Lợi nhuận cổ phiếu đang ở mức cao
- Nếu như bạn muốn đầu tư cổ phiếu vào công ty nào đó cần có sự quan sát và tìm hiểu thật kỹ về các chỉ số P/E ở các công ty này để có thể tránh mức rủi ro, thông thường hệ số P/E nằm ở mức <=20 bạn có thể xem xét việc đầu tư cổ phiếu vào đó.
1.2. Cách xác định tỷ số P/E chính xác
Đối với chỉ số P/E sẽ có công thức tính là: P/E= Price/EPS cuối năm. Trong đó:
- P (Price): là giá cổ phiếu đang được mua ở thời điểm hiện tại.
- EPS(Earning per share) thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Chỉ số P/E này sẽ được tính dựa trên các cơ sở dữ liệu của các công ty trong vòng một năm. Nhưng các bạn cũng nên xem xét chỉ số này có thể lên hoặc xuống thất thường bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan/ Vì vậy chỉ số P/E có thể biến động đột ngột qua nhiều thời kỳ khác nhau nên cần theo dõi kĩ càng trước khi đầu tư.
Trước khi đầu tư vào thịt rường chứng khoán và mua cổ phiếu ở một công ty nào đó bạn cần xem xét chỉ số P/E không chỉ trong thời gian hiện tại một năm mà cần tìm hiểu chỉ số P/E và giá trị cổ phiếu ở những năm trước đó. Nếu cần thiết bạn cũng nên so sánh chỉ số P/E ở công ty này với những công ty khác trong cùng ngành hoặc lĩnh vực kinh tế để so sánh và tìm hiểu những điểm tương đồng rồi hãy quyết định đầu tư.
2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Chúng ta nên biết rằng chỉ số P/E nó chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng một hoàn cảnh và điều kiện như nhau và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng hoặc lợi thế kinh doanh, một số rủi ro về mặt tài chính và lãi suất cùng tốc độ tăng trưởng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu thyoong qua việc tính chỉ số P/E.
2.1. Các góc độ đánh giá chỉ số PE
Khi đánh chỉ số P/E ngoài tốc độ phát triển kinh tế bạn cần lưu ý một số góc độ sau:
- Chỉ số tăng trưởng năm ở mức 5-7% mà P/E vẫn cao thì chứng tỏ giá cổ phiếu ở công ty này quá cao.
- Khi muốn so sánh tốc độ tăng trưởng và định giá P/E chúng ta cần lưu ý chỉ được so sánh các công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh thì mới có thể cho kết quả chính xác. Không thể đem chỉ số P/E của công ty điện lực đi so sánh với công ty chế tạo máy móc được.
- Cần xem xét các yếu tố rủi ro của các doanh nghiệp: nợ tài chính hoặc rủi ro về quản trị nhân sự…
2.2. Những lưu ý về chỉ số P/E
Có thể nói đối với những người trong ngành cổ phiếu có thể thấy rằng chỉ số P/E thực sự rất đơn giản và dễ tính toán nó như là một công cụ một bài toán mà đối với bất kì người nào muốn đầu tư cổ phiếu cũng phải đánh giá và làm quen với nó. Khi tính chỉ số P/E bạn cần lưu ý một vài điều như sau:
- EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi ở một số âm, tức là chỉ số P/E luôn nằm ở mức dương
- Nếu đánh giá P/E phải đánh giá trong một thời gian dài từ 3-5 năm do lợi nhuận và thị trường cổ phiếu sẽ có nhiều biến động nên muốn đánh giá chính xác cần theo dõi trong một thời gian dài.
3. Tìm hiểu về thị trường chứng khoán
3.1. Chứng khoán là gì?
Chứng khoán nói một cách đơn giản nhất chúng là các chứng chỉ và có thể quy đổi thành tiền. Có thể hiểu các chứng chỉ đó chính là các loại giấy chứng nhận phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu ở một công ty nào đó, khi bạn bỏ tiền ra mua các cổ phiếu đó thì xem như đã đầu tư vào công ty đó.
3.2. Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch, buôn bán và trao đổi chứng khoản, việc mua bán và trao đổi này sẽ được thực hiện tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc mua bán sẽ thông qua các công ty chứng khoán mô giới và thị trường chứng khoán đơn thuần là thịt trường thứ cấp.
Với những thông tin trên chúng tôi hi vọng nó sẽ hữu ích đối với những người bước đầu chơi cổ phiếu, khi xác định mua cổ phiếu ở công ty nào đó trước hết cần xem xét các chỉ số P/E trong thời điểm hiện tại và vài năm về trước. Chúc các bạn thành công.