Site icon Hỗ Trợ Vay

Vay tín chấp theo lương không trả có bị truy tố hình sự?

Bạn đang hoang mang và lo lắng khi sắp đến hạn trả nợ nhưng tình hình kinh tế không đủ khả năng đáp ứng. Vay tín chấp theo lương không trả liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự và phải giải quyết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

1. Vay tín chấp theo lương, có thể là con dao hai lưỡi

Vay tín chấp theo lương là hình thức vay phổ biến nhất hiện nay do điều kiện vay vốn đơn giản, thủ tục nhanh chóng, tiện lợi lại có cơ hội nhận được khoản vay ngay trong thời gian ngắn. Khách hàng chỉ cần chứng minh được thu nhập qua các giấy tờ: Bảng sao kê lương/ Giấy xác nhận lương/ Hợp đồng lao động (Mức lương trên 3 triệu) là có đủ điều kiện để được vay tín chấp theo lương với hạn mức lên đến 500 triệu tại các ngân hàng, công ty tài chính.

Tuy nhiên, sự dễ dàng này cũng là con dao hai lưỡi khi có nhiều khách hàng không tính toán đến khả năng kinh tế để trả nợ, hay xảy ra những rủi ro trong cuộc sống như: Mất việc, ốm đau bệnh tật,… dẫn đến việc không trả được nợ cho các đơn vị vay vốn khi đến hạn.

Rơi vào trường hợp như vậy, chắc chắn bất cứ ai cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tự hỏi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Liệu có bị kiện và phải vào tù không? Nhất là khi nhân viên tài chính cứ liên tục gọi điện và gửi tin nhắn đe dọa sẽ kiện ra tòa. Vậy, vay tín chấp theo lương không trả, liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự không và làm cách nào để giải quyết khi gặp phải tình huống này?

1.1. Vay tín chấp theo lương không trả nợ, có bị truy tố và vào tù không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chưa có nội dung nào đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng khách hàng vay tín chấp theo lương không trả được nợ do khó khăn về tài chính. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo điều 474 Bộ luật Dân sự:

Tuy nhiên, trách nhiệm mà quý khách phải chịu, sẽ còn phụ thuộc vào hành vi mà bạn thực hiện, có thể xem xét đến 2 trường hợp sau:

Như vậy, việc vay tín chấp theo lương không trả, bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm hình sự hay phải đi tù, trừ khi vướng phải tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khi bỏ trốn hay dùng tiền vào các việc làm phi pháp.

2. Nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bên cho vay vốn, bạn cần phải biết

Người đi vay khi đến kỳ hạn không trả được tiền thường có tâm lý chấp nhận mọi đòi hỏi và yêu cầu hoặc chịu đựng những hành vi của bên vay vốn. Tuy nhiên, bên cho vay cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực thi theo quy định mà người đi vay cần nắm được, như sau:

2.1. Vay tín chấp theo lương không trả, phải giải quyết như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay tín chấp theo lương không trả, do khả năng kinh tế không đáp ứng được, do những rủi ro trong cuộc sống như mất việc, ốm đau, bệnh tật, mất mát tài sản… Khi đến hạn vẫn chưa trả nợ, trước hết bạn không nên mất bình tĩnh, cắt mọi liên lạc với bên vay vốn hay tìm cách bỏ trốn khỏi khoản nợ mà nên cùng bên vay vốn tìm cách giải quyết để nhận được sự thông cảm và hỗ trợ tốt nhất từ họ. Hãy tham khảo hướng giải quyết sau:

Lưu ý: Khi khoản vay của bạn chưa thể hoàn trả trong một thời gian dài, tài khoản của bạn sẽ rơi vào nhóm nợ chú ý rồi đến nợ xấu do CIC phân loại, cụ thể:

Khi tài khoản nằm trong nhóm nợ xấu là các nhóm 3, 4, 5, bạn sẽ rất khó có cơ hội được tiếp tục vay vốn trong lần sau tại bất cứ cơ quan, tổ chức tín dụng nào. Do đó, hãy cố gắng tìm cách trả nợ trước khi quá hạn 3 tháng nhé!

Hy vọng thông tin trong bài viết phần nào giúp bạn gỡ bỏ nỗi lo lắng khi vay tín chấp theo lương không trả và tìm được hướng giải quyết đúng đắn nhất!

Exit mobile version