1. Vốn điều lệ của công ty là gì?
Vốn điều lệ chính là số vốn mà các thành viên và cổ đông đóng góp lại để thành lập một công ty, trong đó các thành viên cần cam kết đóng góp cổ phần vào một thời gian nhất định, số vốn đó có thể là tiền VND hoặc ngoại tệ, cũng có thể là vàng, quyền sử dụng đất hay các giá trị khác mà các thành viên góp lại để tạo thành vốn để duy trì và hoạt động công ty.
Rất nhiều người còn thắc mắc và chưa rõ về việc góp vốn là gì? bạn có thể hiểu góp vốn chính là đưa tài sản của bạn vào công ty để cùng trở thành chủ sở hữu của các công ty đó hoặc là cùng chung sở hữu.
Trong doanh nghiệp cũng có những quy định riêng về vốn điều lệ như:
- Các cá nhân góp vốn cần có sự cam kết và cùng chịu trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên của khách hàng, đối tác và đối với các doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ sử dụng để đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp
- Sẽ sử dụng nguồn vốn điều lệ này để phân chia khi có lợi nhuận đồng thời cần cùng nhau chịu rủi ro trong kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của vốn điều lệ
Vốn điều lệ chính là vốn do các thành viên và cổ đông cùng cam kết đóng góp trong một thời gian nhất định, theo quy định tại luật doanh nghiệp người tham gia góp vốn có thời hạn ít nhất 90 ngày để hoàn thành việc góp vốn và đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn thì vốn điều lệ có thời hạn ít nhất là 36 tháng.
Vốn điều lệ sẽ được hành thành từ nhiều loại tài sản khác nhau có thể là tiền VND, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, công nghệ, máy móc và các loại thiết bị khác và tất cả có thể được định giá bằng tiền Việt Nam để dễ dàng phân chia lợi nhuận cũng như mức độ rủi ro về sau.
3. Vai trò của vốn điều lệ trong việc vận hành công ty
Ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ chính là dựa vào số tiền góp vốn sẽ phân chia thành những cổ phần ứng với giá trị góp vốn khác nhau, nếu như góp vốn nhiều thì đương nhiên số cổ phần cũng nhiều hơn so với những người góp vốn điều lệ út.
Hiện nay, khi mở doanh nghiệp sẽ không cần chứng minh nguồn vốn điều lệ khi mở hoặc thành lập công ty, theo quy định thì sau 90 ngày kể từ ngày đăng kí cấp giấy đăng kí doanh nghiệp thì những cổ đông phải đóng góp đủ số vốn của mình, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp trên giấy tờ thì vốn điều lệ là 10 tỷ những thực số tiền đóng góp của cổ đông không đủ chừng đó những doanh nghiệp vẫn đi vào vận hành bình thường.
Đối với những cá nhân góp nguồn vốn điều lệ càng lớn thì khi công ty làm ăn có lợi nhuận thì mức lợi họ thu về cũng sẽ nhiều hơn so với những người có nguồn vốn ít. Đồng thời, nếu như công ty gặp rủi ro thì người có nguồn vốn nhiều hơn cũng chịu mất mát và rủi ro lớn hơn so với người có nguồn vốn hạn chế.
4. Vốn điều lệ thấp hơn vốn dự án đầu tư có được không?
Theo quy định của luật đầu tư thì vốn điều lệ và vốn đầu tư là hai khoản hòa toàn độc lập với nhau chính vì vậy vốn đầu tư có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với vốn điều lệ chúng không hoàn toàn ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án đầu tư.
Vốn điều lệ cao hay thấp cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc đăng kí kinh doanh mà nớ chỉ ảnh hưởng đến sô tiền mà các doanh nghiệp phải đóng lệ phí hàng năm. Tuy nhiên cũng nên hạn chế các trường hợp vốn điều lệ là 100 tỷ đồng mà các doanh nghiệp chỉ có trong tài chục tỷ đồng, số vốn điều lệ cũng phải đảm bảo để đáp ứng và duy trì cho các hoạt động kinh doanh, có thể đề phòng những rủi ro có thể xảy ra về sau.
5. Nên để vốn điều lệ cao hay thấp sẽ có lợi?
Vốn điều lệ cao hay thấp cũng một phần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng nên lưu ý rằng không nên đăng kí vốn điều lệ quá cao cũng như để quá thấp vì nếu như mức vốn điều lệ quá thấp trong khi chi phí để hoạt động doanh nghiệp cao hơn nhiều lần thì sẽ không đủ vốn và ảnh hưởng rất lớn để các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Vốn điều lệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát sinh các giao dịch lớn và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy nên để vốn điều lệ nằm ở mức tương đối vừa đủ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của công ty là gì? Có được sử dụng không? với nội dung bài viết trên hi vọng sẽ hữu ích đối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có ý định muốn thành lập công ty. Chúc các bạn thành công.