Kinh Doanh Phụ Tùng Xe Máy Cần Bao Nhiêu Vốn, chia sẻ mô hình KD
Hiện tại bạn đang muốn khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh phụ tùng xe máy vì nhận thấy rằng tiềm năng phát triển của ngành này là khá cao. Tuy nhiên về kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này thì bạn lại chưa có nhiều và không biết nên chuẩn bị số vốn đầu tư ban đầu bao nhiêu là đủ.
1. Kinh doanh phụ tùng xe máy là gì?
Đây là một hình thức kinh doanh có mối liên quan mật thiết với ngành sản xuất và phân phối xe gắn máy. Chính vì vậy, với thị trường mua bán xe máy nhộn nhịp như hiện nay, khi mà trong một gia đình có thể có từ 2-5 chiếc xe máy thì thị trường phụ tùng xe máy đương nhiên cũng sẽ trở nên sôi nổi không kém vì nhu cầu khách hàng là rất cao.
Hoạt động kinh doanh phụ tùng xe máy có thể được triển khai dựa trên những hình thức như làm trung gian nhập các sản phẩm phụ tùng xe máy về và bán lại cho những cơ sở sửa chữa, lắp ráp xe hay thậm chí đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Hoặc cũng có thể mở ra một xưởng sản xuất phụ tùng xe máy đảm bảo chất lượng và phân phối sỉ, lẽ lại cho những người hay tổ chức có nhu cầu mua.
2. Có nên kinh doanh phụ tùng xe máy?
Đối với người dân Việt Nam, nhu cầu mua bán và sử dụng xe gắn máy là rất cao. Điều này dễ dàng được chứng minh bởi việc ta có thể bắt gặp rất nhiều xe máy trên mọi tuyến đường. Và khi đã sử dụng xe máy thì tất nhiên là sẽ phát sinh thêm nhiều nhu cầu bổ sung khác như sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng, đổ xăng hay rửa xe,…
Chính điều này là nguyên nhân chính giải thích cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh phụ tùng xe gắn máy. Bên cạnh nhu cầu khách hàng cao thì việc kinh doanh phụ tùng xe máy còn có một số ưu điểm nổi trội khác như rào cản gia nhập ngành thấp, cơ hội lợi nhuận trên từng sản phẩm cao, không yêu cầu quá cao về mặt kiến thức kỹ thuật chuyên môn,…
Tuy nhiên, cùng với những cơ hội thì ngành kinh doanh phụ tùng xe máy cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định. Và thách thức lớn nhất phải kể đến là mức độ cạnh tranh trong ngành là khá gay gắt. Cụ thể, rất nhiều sản phẩm phụ tùng xe máy được cung ứng trên thị trường hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc với mức giá rẻ, điều này gây khó khăn cho việc tiêu thụ các loại phụ tùng chính hãng.
Mặc dù có những thách thức nhưng lựa chọn kinh doanh phụ tùng xe máy vẫn là một quyết định đúng đắn. Hãy tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ trước khi kinh doanh, đồng thời triển khai hoạt động kinh doanh bằng sự nghiêm túc, có đầu tư thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
3. Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn
Để triển khai bất cứ một hoạt động kinh doanh nào thì điều đầu tiên bạn nhất định phải chuẩn bị đầy đủ đó là nguồn vốn. Vậy thì đối với việc kinh doanh phụ tùng xe máy thì cần bao nhiêu vốn là đủ, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
3.1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Một mặt bằng được coi là thuận lợi để kinh doanh phụ tùng xe máy nên thỏa mãn những tiêu chí sau:
- Rộng rãi: Vì có rất nhiều loại phụ tùng xe máy khác nhau với nhiều kích cỡ và hình dạng. Ngoài ra, có những loại phụ tùng nhìn xa thì khá giống nhau nhưng lại được dùng cho những mục đích và bộ phận riêng biệt. Chính vì vậy bạn nên chọn những nơi có không gian rộng rãi để thuận lợi bày trí sản phẩm lên kệ, tránh tình trạng hàng hóa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm.
- Gần nơi có đông người qua lại hay trong trung tâm thành phố: Tại vị trí này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng, thu hút khách hàng đến với cửa tiệm hay đại lý của mình.
- Có nơi để xây dựng kho hàng dự trữ: Nếu quy mô kinh doanh là lớn thì bạn nên xây thêm một kho để cất trữ hàng hóa. Vì nếu không có hình thức lưu trữ phù hợp thì các sản phẩm phụ tùng xe máy sẽ có thể bị hỏng hóc hay gỉ sắt, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn sau này.
Nếu bạn đã có sẵn một mảnh đất hay cửa hàng để kinh doanh thì thật tốt. Nhưng ngược lại, nếu chưa có thì bạn có thể thuê địa điểm kinh doanh với mức giá thuê tham khảo tại các thành phố lớn như sau: ứng với 20m2 diện tích đất mặt tiền thì giá thuê có thể giao động từ 7-8 triệu đồng. Còn giá thuê thực sự sẽ phụ thuộc vào vị trí và quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn.
3.2. Chi phí mua phụ tùng xe máy đầu vào
Đây là một khoản chi phí mà bạn phải cân nhắc và tính toán thật kỹ lưỡng trước khi triển khai. Vì nếu lựa chọn không đúng nguồn hàng hay nhập hàng về với số lượng lớn mà không cân nhắc sẽ dẫn đến tình trạng dồn ứ, không bán được hàng. Đây là mối lo rất lớn đối với mọi nhà kinh doanh vì nó sẽ gây ra thua lỗ.
Vậy, để hoạt động kinh doanh được hiệu quả thì bạn nên nghiên cứu và phân tích xem đối tượng mục tiêu của bạn là ai, họ sử dụng những dòng xe nào để nhập loại nguồn hàng phụ tùng về. Vì với mỗi loại xe thì phụ tùng tương ứng sẽ là khác nhau. Đừng quá tham lam khi muốn phục vụ toàn bộ thị trường xe máy khi chưa có nhiều kinh nghiệm vì điều đó chỉ có thể dẫn đến thất bại.
Kinh nghiệm là bạn nên đi lên và phát triển công việc kinh doanh một cách từ từ, đừng quá nóng vội. Một khi đã nắm được gần như hết những kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành này thì bạn mở rộng quy mô kinh doanh của mình vẫn chưa muộn.
Có rất nhiều nguồn hàng phụ tùng xe máy khác nhau mà bạn có thể liên hệ. Chẳng hạn như lấy hàng từ Làng Rùa, chợ Trời, chợ Tân Bình, hay nhập hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất phụ tùng xe máy hoặc có điều kiện hơn thì có thể nhập khẩu từ nước ngoài. Tuyệt đối không nên vì ham lợi nhuận cao mà nhập hàng kém chất lượng vì như vậy sẽ làm giảm uy tín về lâu dài cho hoạt động kinh doanh của bạn.
3.3. Lương nhân viên
Tùy vào quy mô kinh doanh của bạn thì bạn có thể tuyển thêm nhân viên bán hàng, nhân viên hỗ trợ thay thế và sửa chữa phụ tùng xe cho khách (nếu cần) để phụ giúp cho mình trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, lương của những nhân viên này thường giao động từ 5-8 triệu đồng tùy vào vị trí công việc và số lượng công việc mà họ phải làm.
3.4. Chi phí sinh hoạt
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh phụ tùng xe máy sẽ phát sinh thêm những khoản chi phí sinh hoạt như tiền điện nước, wifi, tiền vận chuyển hàng hóa đầu vào hay giao hàng cho khách,… Tùy vào quy mô kinh doanh của bạn là lớn hay nhỏ thì khoản tiền sinh hoạt mà bạn phải trả hàng tháng sẽ nằm trong khoản từ 2-5 triệu đồng.
3.5. Vốn duy trì hoạt động kinh doanh
Vào giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh phụ tùng xe máy thì việc dành ra một khoản tiền từ 20-50 triệu đồng, tạm gọi là vốn duy trù hoạt động kinh doanh là một điều rất cần thiết. Bởi vì vào thời điểm này bạn sẽ chưa có nhiều khách và số lượng phụ tùng bán được sẽ không nhiều, không được như dự kiến, từ đó dẫn đến lỗ.
Khi trong các tháng đầu kinh doanh mà gặp thua lỗ thì bạn không nên quá lo lắng vì đây là thời gian công việc kinh doanh đang đi dần vào ổn định và sau đó lợi nhuận sẽ bắt đầu xuất hiện rồi tăng dần lên. Chính vì vậy, chuẩn bị nguồn vốn duy trì là một điều thiết yếu để công việc kinh doanh đạt được thành công.
4. Mô hình kinh doanh phụ tùng xe máy
Hiện nay trên thị trường buôn bán phụ tùng xe máy tại Việt Nam có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng biệt. Nhưng điểm chung là với mọi mô hình bạn đều có thể kinh doanh thành công và hiệu quả nếu biết kinh doanh một cách thông minh và nghiệm túc. Sau đây là một số mô hình kinh doanh phụ tùng xe máy phổ biến nhất:
4.1. Làm đại lý cho nhà sản xuất
Nếu có điều kiện về mặt tài chính và mặt bằng kinh doanh bạn chọn là ở trung tâm thành phố, nơi có nhiều người qua lại thì mô hình kinh doanh phụ tùng xe bằng hình thức mở đại lý cho nhà sản xuất phụ tùng là một sự lựa chọn thông minh.
Với mô hình kinh doanh này, yêu cầu bạn phải bỏ ra nguồn vốn rất cao ngay từ ban đầu, tuy vậy về lâu dài nó sẽ đem lại cho bạn lợi thế kinh doanh vượt trội. Cụ thể, nếu làm đại lý cho các nhà sản xuất thì các sản phẩm phụ tùng mà bạn cung cấp sẽ được đảm bảo về mặt chất lượng trong mắt khách hàng, từ đó sẽ làm gia tăng số lượng khách hàng trung thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi làm nhà phân phối cho công ty sản xuất phụ tùng thì bạn còn có cơ hội nhận được những khoản ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn, giúp làm giảm đáng kể nguồn vốn cho việc mua các sản phẩm phụ tùng đầu vào. Nêu lựa chọn mô hình kinh doanh này thì bạn phải nắm trong tay nguồn vốn ít nhất là 300 triệu đồng.
4.2. Mở cửa hàng quy mô vừa và nhỏ
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh phụ tùng xe máy thì nên lựa chọn mở mô hình cửa hàng bán phụ tùng có quy mô vừa và nhỏ. Với hình thức này, mức vốn ban đầu phải bỏ ra sẽ khoảng 100 triệu đồng. Đây là một mức vốn trung bình, giúp bạn giảm rủi ro về mặt tài chính khi khả năng kinh doanh còn chưa vững.
4.3. Mở một gian hàng tại chợ
Đây là một hình thức kinh doanh khá thú vị vì được buôn bán phụ tùng xe máy ngay bên cạnh rất nhiều cửa hàng đối thủ của mình. Chỉ cần với 50 triệu đồng là bạn đã có thể tham gia vào thị trường buôn bán phụ tùng xe nhộn nhịp tại các khu chợ đầu mối, chợ trời. Ưu điểm của mô hình này là chi phí mặt bằng không cao và khách hàng tiềm năng sẽ tự tìm đến với gian hàng phụ tùng của bạn.
Một số khu chợ nổi tiếng nhất về lĩnh vực buôn bán phụ tùng có thể kể đến là Chợ Tân Thành tọa lạc tại quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh; Chợ Trời tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội;… Đây là những khu chợ với hàng trăm gian hàng bán phụ tùng xe máy các loại từ ốc vít, dầu nhớt, lọc nhớt, bugi, lọc gió, má phanh, lốp xe, bộ truyền động,…
Trên đây là những chia sẻ của HoTroVay.Vn về nguồn vốn cần thiết phải chuẩn bị nếu muốn kinh doanh phụ tùng xe máy và những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc trang bị kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh phụ tùng xe máy sắp tới. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống và công việc.