Kinh Nghiệm Mở Quán Ốc: Vốn, Tìm Địa Điểm, Bí Kiếp Thực Đơn?
- Mở quán ốc có lời không?
- Thực đơn mở quán ốc như thế nào?
- Địa điểm mở quán ốc ở đâu hợp lý?
Tất cả những vấn đề này sẽ có trong nội dung bài viết Kinh Nghiệm Mở Quán Ốc hiện nay: Vốn, Tìm Địa Điểm, Bí Kiếp Thực Đơn? dưới đây, nếu bạn là người đam mê kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Ốc là một món ăn bình dân được nhiều người yêu thích và đã có rất nhiều người thành công trong lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên, không phải bất kì ai kinh doanh cũng sẽ thành công và đem lại lợi nhuận cao, trước khi quyết định kinh doanh gì đó bạn hãy lên kế hoạch rõ ràng và chuẩn bị mọi thức thật chu đáo. Dưới đây là những kinh nghiệm về kinh doanh quán ốc mà bạn có thể tham khảo.
1. Mở quán ốc cần bao nhiêu vốn?
Trước khi tính toán mở quán ốc cần bao nhiêu vốn thì bạn cần xác định quy mô đầu tư quán ốc của mình như thế nào?. Nếu như bạn chọn mở một quán ốc lớn với địa điểm thuê là trung tâm thì mức vốn cần chuẩn bị khá lớn trên 200 triệu đồng đã bao gồm phí sửa chữa và trang trí quán, tiền cọc thuê mặt bằng.
Đối với những quán ốc với quy mô nhỏ thì chỉ cần 50 đến 100 triệu hoặc quán ốc vỉa hè thì bạn không cần mất tiền thuê mặt bằng chỉ mất chừng khoảng 10 triệu tiền vốn đầu tư. Trong đó từ 5 đến 7 triệu là bàn ghế, chén.. tiền mua và đầu tư bếp.
Ngày nay, hầu hết các quán ốc đều nhỏ và được trang trí đơn giản và đẹp theo hướng dân gian nên có thể tiết kiệm khá nhiều tiền. Việc bạn đầu tư một quán ốc lớn với số vốn trên 200 triệu đồng khá mạo hiểm vì vậy khi mới bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này trước hết bạn cần thử nghiệm bằng cách mở quán nhỏ để xem lượng khách hàng có ổn định hay không, có thể mang lại lợi nhuận cho bạn hay không rồi hãy tính đến việc kinh doanh lớn.
Đặc thù của hình thức kinh doanh quán ốc chính là dòng tiền xoay vòng, chỉ sau một ngày kinh doanh chủ quán có thể thu về phần vốn để bù vào việc chi trả cho nguyên liệu, thuê nhân viên và tính được tiền lãi một cách dễ dàng.
Chúng tôi tính đơn giản nếu như bạn mở một quán ốc nhỏ bình dân trung bình một tối sẽ có chừng 20-30 bàn thì sẽ có doanh thu vài triệu đồng, bạn có thể kiếm được 1-2 triệu đồng tiền lãi một cách dễ dàng, trong một thời gian ngắn có thể hoàn lại phần vốn đầu tư một cách nhanh chóng.
2. Lựa chọn địa điểm mở quán ốc
Khi mở quán ốc bạn không cần bỏ ra một số tiền lớn để thuê mặt bằng quá rộng ở những con đường lớn sẽ dẫn đến việc lãng phí và tiền vốn đầu tư nhiều. Bạn có thể dễ dàng tận dụng được việc mở quán ở trong các con ngõ hoặc ở các vỉa hè khu chung cư, công viên với số tiền thuê khá rẻ.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn những địa điểm không quá nhỏ và có chỗ để xe, an ninh. Tốt nhất bạn nên thuê người giữ xe vì hầu hết ở những nơi buôn bán đông đúc rất dễ bị mất trộm xa cộ. Dù mở quán ốc ở vỉa hè hay bạn thuê địa điểm thì cũng cần sắp xếp bàn ghế ngồi hợp lý, sao cho thoải mái nhất, mỗi bàn nên có bỏ một thùng rác nhỏ để khách hàng bỏ rác vào như vậy quán của bạn trông sẽ sạch sẽ và tiết kiệm được thời gian dọn dẹp hơn.
3. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tượng khách hàng
Trước khi mở quán ốc bạn nên thăm dò thị trường, xem thử xung quanh địa điểm bạn mở quán ốc đã có quán nào chưa, lượng khách hàng như thế nào? đối tượng khách hàng khu vực bạn có ý định mở quán như thế nào? Để từ đó có kế hoạch kinh doanh rõ ràng hơn.
4. Chọn nguyên liệu thế nào?
Đối với một quán ốc muốn thành công và thu hút khách hàng ngoài việc nấu ngon ra thì chất lượng nguyên liệu phải đặt lên hàng đầu, bạn nên chọn nơi cung cấp nguyên liệu uy tín, ốc tươi, ngon và chỉ lấy đủ để chế biến trong ngày. Bạn có thể tìm mua nguyên liệu ở các chợ sỉ lớn, các mối nhập sỉ thủy sản. Khi mới bắt đầu kinh doanh bạn nên căn lượng khách để mua nguyên liệu sao cho hợp lý nhất. Không nên lấy quá nhiều, dư ra hôm sau chế biến sẽ không được tươi và ngon.
Ngoài việc bán ốc ra bạn có thể mua thêm những hải sản khác như càng ghẹ rang, trứng hột vịt lộn, cút lộn, trà đá, bia, rượu, nem chua… để khách hàng ngoài ăn vặt ra còn có nhiều sự lựa chọn hơn. Như vậy thì lượng khách hàng cũng sẽ đông hơn so với những quán chỉ có kinh doanh một mình ốc.
5. Học cách chế biến nước chấm và nấu món ốc ngon
Nước chấm là điều quan trọng nhất khi ăn ốc và hải sản. Bạn cần phải học cách chế biến nước chấm sao cho ngon và đặc biệt, hợp với khẩu vị của người ăn. Tuy nhiên, bạn cũng cần linh hoạt và tìm hiểu xem vùng bạn mở quán ốc chủ yếu là người dân đến từ miền nào để pha nước chấm hợp với đặc trưng của các vùng miền như vậy sẽ ngọn hơn.
Khi mở quán ốc bạn nên có công thức pha nước chấm riêng và đặc biệt cần chế biến các món ốc sao cho ngon nhất, vừa vặn khẩu vị khách hàng. Bạn cũng không nên kinh doanh quá nhiều mặt hàng mà nên tập trung vào thế mạnh của mình là món ốc, các món khác chỉ nên là những món đơn giản như luộc hoặc có sẵn để dễ dàng hơn trong việc chế biến.
6. Thực đơn hấp dẫn
Một thực đơn các món ăn cần hấp dẫn, nói thế không có nghĩa là yêu cầu quán của bạn cần kinh doanh nhiều mặt hàng mà ngoài ốc ra bạn cũng nên kinh doanh thêm vài món hải sản khác và những món ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích, ngao, hàu.. trứng vịt lộn.. để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Nếu như quán của bạn chỉ kinh doanh chuyên một món ốc thôi thì sự lựa chọn của khách hàng sẽ ít đi, khiến họ ít khi vào quán của bạn. Bạn có thể hình dung một nhóm người có thể người này thích ăn ốc, người kia thích ngao… thì sẽ sẽ lựa chọn những quán ốc có nhiều món để có thể dễ dàng lựa chọn hơn là quán chỉ kinh doanh chuyên về ốc.
Cần trình bày thực đơn đẹp mắt và nên ghi đầy đủ tên những món ăn cũng như các món nước giải khát lên trên đó để tránh trường hợp khách hàng không biết và hỏi nhiều lần.
7. Những kinh nghiệm khi kinh doanh quán ốc
Ngày nay việc kinh doanh ngoài việc bạn chế biến món ăn ngon ra thì việc đảm bảo an toàn thực phẩm cũng vô cùng quan trọng, món ốc là món ăn dễ gây dị ứng đối với những khách hàng có vấn đề về tiêu hóa, vì vậy việc lựa chọn nguyên liệu sạch là tiêu chí đặt lên hàng đầu.
Mặc dù quán ăn của bạn chỉ là quán ốc nhỏ thậm chí là quán vỉa hè nhưng bạn cũng đừng quên quảng bá hình ảnh cho quán thông qua kênh mạng xã hội nhé, thường xuyên chụp ảnh up lên các trang mạng xã hội cũng là hình thức quảng cáo đánh giá là tốt mà không cần tốn kém khoản PR nào hết.
Tâm lý của khách hàng khi đi ăn uống cũng cần nhận viên phục vụ với thái độ niềm nở, vì vậy, đội ngũ nhân viên rất quan trọng và tạo được thiện cảm cũng như ấn tượng tốt với khách hàng thì lần sau họ sẽ quay trở lại.
8. Bí quyết để kinh doanh thành công
8.1. Xác định rõ lĩnh vực kinh doanh
Việc xác định lĩnh vực cũng như hình thức kinh doanh là điều rất quan trọng để từ đó bạn có thể xác định được thế mạnh trong kinh doanh của mình là gì và vạch ra những định hướng cũng như kế hoạch chi tiết nhất.
8.2. Giá cả phù hợp và ổn định
Bán đồ ăn không giống như quần áo hay những mặt hàng khác, khách hàng không trả giá được và bạn cũng sẽ không nên thay đổi gía cả thất thường. Việc định giá cần ổn định và hợp lý, đồng thời việc tăng hay giảm giá cần lựa chọn những thời điểm thích hợp nhất, sau khi quán đã đi vào hoạt động ổn định.
8.3. Tăng chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng
Với quy mô nhỏ nên quán của bạn chắc chắn nội thất và không gian sẽ hạn chế và không thể bằng nhà hàng được, vì vậy chỉ còn cách là tăng chất lượng phụ vụ, quá lúc nào cũng sạch sẽ, vệ sinh và phục vụ nhanh chóng, vui vẻ để ghi điểm đối với khách hàng.
8.4. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ kinh doanh
Dù quy mô nhỏ nhưng để tiện lợi và tiết kiệm thời gian cũng như chuyên nghiệp hơn bạn nên dùng các phần mềm hỗ trợ để sắp xếp công việc một cách chuyên nghiệp và nhẹ nhàng hơn.
Với nội dung bài viết Kinh Nghiệm Mở Quán Ốc: Vốn, Tìm Địa Điểm, Bí Kiếp Thực Đơn? chắc hẳn các bạn cũng đã có cho mình một kế hoạch và dự định mới rồi đúng không nào, hãy bắt tay vào thực hiện kế hoạch ngay và luôn nhé. Chúc các bạn thành công.