Lãi Suất Âm là gì? Xảy ra khi nào? Và cách nhận biết sử dụng?
Lãi suất âm là hình thức tính lãi đối với người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tức là thay vì được nhận một khoản tiền lời nào đó hàng kỳ. Thì người gửi sẽ phải đóng phí cho khoản tiết kiệm đó. Nghe thì rất vô lý nhưng lại được áp dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thời gian xảy ra và cách nhận biết lãi suất âm,… Hãy cùng xem nhé!
1. Thế nào là lãi suất âm
Thường thì nhắc đến lãi suất gửi tiền tiết kiệm thì không hề có khái niệm âm. Mặc dù không biểu thị ra ngoài nhưng chúng ta vẫn luôn ngầm định đó là số dương dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện thêm “lãi suất âm”. Để lý giải về điều này, chúng ta có thể hiểu đây là hình thức giao dịch tài chính ngược.
Người gửi vốn sẽ phải nộp phí lãi cho ngân hàng và không được lời đồng nào. Và số tiền đó sẽ do ngân hàng trung ương nắm giữ. Và vị trí người gửi tiền sẽ được hiểu ngầm là các ngân hàng. Hiện nay, các tổ chức lớn sử dụng hình thức này bao gồm cả Nhật Bản và các nước châu Âu.
2. Tại sao lại có lãi suất âm?
- Trên cơ sở giấy tờ thì lãi suất âm nhằm khai thác giá trị, lưu hành đồng tiền một cách mạnh mẽ. Hay nói cách khác là khuyến khích cá nhân chi tiêu tiền. Tránh trường hợp nguồn tiền mà các ngân hàng đã huy động được trở nên lãng phí. Thay vào đó, thúc đẩy quá trình cho vay, để tiền đều được sử dụng, chi tiêu.
- Trong thị trường chứng khoán, quá trình đầu tư sẽ diễn ra sôi nổi hơn. Các doanh nhân sẽ bị hấp dẫn, thu hút bởi quá trình khởi sắc của chứng khoán.
- Giúp tăng trưởng kinh tế là ưu điểm thứ 3. Mặc dù điều này vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một lý do thuyết phục đối với các ngân hàng và cá nhân. Là thay vì gửi vốn, thì nên sử dụng tiền đó để kinh doanh, đầu tư, cho vay,… Khi đó lạm phát và nền kinh tế sẽ được thúc đẩy.
3. Khi nào xảy ra lãi suất âm
Cơn gió lãi suất âm đã xuất hiện cách đây hơn 10 năm.Tổ chức khởi xướng chính là ngân hàng Thụy Điển, đầu tiên áp dụng vào năm 2009. Sau đó, đến Đan Mạch, ECB – ngân hàng trung ương Châu Âu, Thụy Sĩ. Gần đây nhất có một cái tên phải kể đến là Nhật Bản.
Vốn dĩ tại Việt Nam, người ta vẫn chưa quen với cụm từ lãi suất âm do chúng ta vẫn chưa áp dụng. Bởi nó không cần thiết với tình hình lạm phát còn phải giảm đi của Việt Nam hiện nay. Thay vào đó, còn khuyến khích gửi tiền vào các ngân hàng. Để tăng giảm phát, thúc đẩy quỹ vốn tích lũy càng nhiều.
Đồng thời, với một lý do khác là Việt Nam chủ yếu là nước nhập khẩu hàng ngoại về nhiều. Việc xuất khẩu còn hạn chế nên không giống với điều kiện để áp dụng lãi suất âm như các nước. Có chăng nếu xảy ra thì chỉ áp dụng với đồng đô la về vấn đề đô la hóa trong nước mà thôi.
Ngoài ra, khi nước ta chưa phát hành thì đã nhận thấy rõ nhiều điểm hạn chế, nghịch lý của lãi suất âm. Nên sẽ không vội vàng cuốn theo “cơn gió tài chính” đó. Đồng thời đang không ngừng quan tâm xem xét đến tình hình tài chính thế giới.
4. Cách nhận biết sử dụng lãi suất âm
Việc đưa ra hình thức này diễn ra khá công khai trên các nước. Nên để nhận biết khá là dễ dàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tại ngân hàng trung ương Boj đã đưa ra thông báo sẽ phải nộp phí 0,1 %. Tức là lãi âm 0,1 % đối với cá nhân gửi tiền ngân hàng.
Chỉ khó thấy hơn một chút là không chỉ tại ngân hàng mà trong trái phiếu cũng diễn ra vấn đề này. Cụ thể là trong trái phiếu của các nước như Thụy Sỹ, người đầu tư sẽ phải trả cái giá là 1,2 % lãi suất âm cho kỳ hạn 2 năm.
5. Thực tế về lãi suất âm hiện nay
Mặc dù trên lý thuyết ta thấy lãi suất âm được phát hành rất có lý, đem lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng của một quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó không dễ dàng xảy ra. Và có những nhược điểm đáng chú trọng thay đổi:
5.1. Lạm phát chưa thực sự tăng
Lấy ví dụ tính trong một tháng tại Nhật, mặc dù tiền đang rẻ, các ngân hàng, doanh nghiệp vẫn không thu được lợi nhuận là bao từ các khoản cho vay. Thậm chí giá tiêu dùng lõi lại bị âm mất 0,5 % so với kỳ trước. Đồng nghĩa với việc giảm phát không thực sự biến mất. Đồng thời việc ngân hàng cho vay với lãi suất thấp sẽ khiến cho lợi nhuận giảm và bị gây sức ép.
5.2. Thị trường chứng khoán vẫn không khá hơn là bao
Với mục đích ban đầu là kích thích thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn khởi sắc. Thì sau khi ứng dụng thực tế lại không có kết quả mấy. Bởi việc phát hành một cách mơ hồ, không rõ ràng sẽ không thu hút được các nhà đầu tư chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu. Sự kỳ vọng ấy đã không được như mong đợi. Ngược lại, khiến ngân hàng đi lùi và chứng khoán cũng khó mà đi lên.
5.3. Tiền rẻ nhưng tâm lý mọi người vẫn không tích cực hơn
Tất nhiên, khi bị giảm lợi nhuận thì đối tượng đầu tiên buồn sẽ là ngân hàng. Vì không những doanh thu không có là bao mà còn phải trả phí cho ngân hàng trung ương. Điều này sẽ làm cho không ít ngân hàng phải đau đầu. Sau đó, sẽ là công chúng bởi sự mất niềm tin và hy vọng.
6. Các ngân hàng sẽ giải quyết ra sao khi phải tuân theo lãi suất âm?
Để có đủ phí bắt buộc nộp cho ngân hàng trung ương thì phải tăng nguồn thu. Nguồn tiền đó sẽ phải lấy từ tiền việc tăng lãi âm của khách gửi. Nhưng cũng có thể là giảm lãi cho khách để có cơ sở vay mức thấp hơn tại ngân hàng trung ương. Đồng thời tăng lãi suất cho người vay vốn. Điều này tạo ra nghịch lý và mâu thuẫn với ý tưởng ban đầu. Do đó, chỉ dựa vào bản phác thảo lý thuyết thì không thể tin tưởng và chắc chắn nó sẽ xảy ra y chang trên thực tế được.
7. Châu Âu và Nhật Bản áp dụng lãi suất âm. Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Mặc dù không tham gia vào việc áp dụng hình thức tài chính này. Nhưng Việt Nam có thể bị ảnh hưởng gián tiếp. Bởi, Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao quan trọng với những quốc gia này. Trong đó có vấn đề lưu thông tiền tệ, trao đổi thông thương. Khi chính sách tiền tệ bên đó có sự thay đổi. Tức tình hình tài chính gặp rủi ro. Thì vấn đề ngoại tệ ở nước ta cũng phát sinh nhiều hạn chế.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc về Khái Niệm Lãi Suất Âm, Có Lợi Hay Không. Ắt hẳn nó sẽ rất hữu ích đối với những người quan tâm đến tình hình tài chính ngân hàng. Cũng như là định hướng để bạn xây dựng một kế hoạch thích hợp trong lĩnh vực này.