Vốn chủ sở hữu là gì? Kiến thức về vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu là gì? Kiến thức về vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp

Ngày nay, xu hướng khởi nghiệp trong giới trẻ rất đông, nếu bạn đang thắc mắc những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp thì nên nắm rõ những chi tiết đơn giản nhất..

Việc đầu tiên muốn vận hành doanh nghiệp là cần có vốn. Vậy có bao nhiêu loại vốn? Nguồn vốn ai sở hữu nói lên điều gì? Hãy cùng Vay Online Nhanh tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì nhé!

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là tất cả tài sản thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các cổ đông của công ty cổ phần. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân chia và các nguồn khác.

von-chu-so-huu-doanh-nghiep-la-gi

Vốn chủ sở hữu là nguồn cung cấp chủ yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi nào doanh nghiệp phá sản, vốn đó sẽ ưu tiên trả nợ, sau đó mới bắt đầu phân chia có các cổ đông theo tỷ lệ phần trăm số vốn đã góp từ ban đầu.

2. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, tổ chức, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong thời gian nhất định, số vốn này được quy định trong điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ thay đổi khi có sự đồng ý của các thành viên cổ đông. Vốn điều lệ trên báo cáo tài chính được gọi là vốn cổ phần.

Vốn điều lệ là cơ sở để xác định phần trăm tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, dựa vào tỷ lệ đó sẽ phân chia quyền lợi, nghĩa vụ của thành viên.

phan-biet-von-chu-so-huu-va-von-dieu-le

Ai có tỷ lệ phần trăm cao nhất sẽ được bầu làm chủ tịch hội đồng thành viên theo bộ Luật Doanh Nghiệp 2020.

Như vậy, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ chỉ khác nhau ở chỗ vốn điều lệ mang tính chất đăng ký pháp lý còn vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi liên tục trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Các khoản lỗ, lợi nhuận được tính vào nên vốn chủ sở hữu sẽ chênh lệch.

Nếu muốn thay đổi hay góp thêm vốn điều lệ thì phải thông qua 2⁄3 Hội đồng thành viên đồng ý, vốn điều lệ không được tự ý thay đổi hay thay thế, nếu muốn chuyển nhượng hay góp thêm thì phải đợi các cổ đông trong HĐTV rút lui bằng đúng số vốn muốn góp thêm.

3. Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Chúng ta thường thấy vốn chủ sở hữu kê khai trong các bảng kế toán dưới các dạng sau:

3.1. Vốn góp (vốn cổ đông)

Vốn góp của cổ đông là số vốn mà cổ đông đầu tư vào vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Vốn cổ phần: Là số vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định trong điều lệ công ty, nếu công ty này là công ty cổ phần thì số số vốn góp được quy đổi dưới dạng cổ phiếu.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Khoảng lợi nhuận chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.

VD: Mức giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của một công ty chưa niêm yết là 10.000VND, giá tham chiếu của cổ phiếu công ty ABC trên thị trường là 25.000VND.

Doanh nghiệp ABC sẽ phát hành ra 30000 cổ phiếu, khi đó số tiền công ty ABC thu về được là 25000*30000= 750.000.000 VND

Số tiền được chia như sau:

  • Vốn cổ phần: 10000*30000= 300.000.000 VND. Và 30000 cổ phiếu này chính là cố phiếu đang lưu hành.
  • Số dư còn lại: 750.000.000-300.000.000= 450.000.000 VND. Đây chính là phần thặng dư cổ phần của công ty ABC.

3.2. Vốn từ nguồn khác

Vốn từ nguồn khác chủ yếu từ cổ phiếu quỹ. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu, được tính tại thời điểm hiện tại và toàn bộ các chi phí liên quan, vốn ở khoản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn sở hữu.

3.3. Lợi nhuận từ kinh doanh

  • Các quỹ: quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,… Các quỹ này được doanh nghiệp dùng để đề phòng cho các hoạt động đầu tư. Quỹ này được trích từ các khoản lợi nhuận trong năm.
  • Lợi nhuận chưa phân phối: Khoản lợi nhuận sau khi thanh khoản hết, chưa chia.

3.4. Chênh lệch đánh giá tài sản

Chênh lệch đánh giá tài sản bao gồm:

  • Chênh lệch giá trị tài sản: Khoản chênh lệch giá lúc đầu và giá được đánh giá lại tại thời điểm hiện tại của công ty ví dụ như bất động sản, các loại tài sản cố định, hàng tồn kho chưa kinh doanh,…
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Phát sinh trong các trường hợp trao đổi giao dịch bằng ngoại tệ, chuyển đổi từ các đồng ngoại tệ sang VND,…

3.5. Nguồn vốn chủ sở hữu

Đối với các loại doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ những nguồn khác nhau, có thể kể đến như:

nguon-von-chu-so-huu

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: vốn chủ sở hữu là vốn do nhà nước cấp hoặc đầu tư, do đó chủ sở hữu vốn là nhà nước.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn thành lập được hình thành do các thành viên tham gia công ty đóng góp, do đó các thành viên này chính là chủ của vốn.
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông. Vậy chủ sở hữu là các cổ đông của công ty.
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty với số lượng thành viên trên 2, các thành viên này là các chủ sở hữu vốn.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp vì vậy vốn sở hữu thuộc về chủ doanh nghiệp.

4. Cách tính nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: Bạn mua một ngôi nhà 4 tỷ nhưng có khoản vay 500tr đối với ngôi nhà đó (nợ phải trả), như vậy ngôi nhà chỉ đại diện cho 3,5 tỷ đồng đối với chủ sở hữu của nó.

Nguồn vốn chủ sở hữu có thể là con số âm nếu số nợ cần thanh khoản vượt quá nguồn vốn.

Đối với một công ty, sau khi thanh toán các khoản cần thiết, số dư còn lại chính là vốn sở hữu. Nếu công ty đó giải tán, số đó sẽ chia theo % tỷ lệ vốn góp cho các thành viên.

5. Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu giảm sẽ nói lên hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt. Vốn chủ sở hữu tăng lên mỗi năm nhờ vào khoản lợi nhuận từ kinh doanh là chủ yếu.

Nếu vốn chủ sở hữu giảm thì doanh nghiệp buộc phải thu nhỏ quy mô sản xuất còn doanh nghiệp hoạt động thì bắt buộc phải đi vay nợ. Nếu như nợ nhiều sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính.

Share this post