Tài khoản thấu chi là gì? Có rút tiền mặt được không?

Tài khoản thấu chi là gì? Có rút tiền mặt được không?

Bạn đang sở hữu một tài khoản thấu chi và không biết nó dùng làm gì hay có thể rút tiền bằng thẻ này được hay không? Bạn không biết phải hỏi ai để có câu trả lời chính xác nhất. Và ngay sau đây HoTroVay.Vn sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến tài khoản thấu chi là gì và cách sử dụng tài khoản thấu chi hiệu quả hơn và an toàn nhất.

1. Tài khoản thấu chi là gì?

Tài khoản thấu chi có thể hiểu một cách đơn giản đó là việc tài khoản ngân hàng của bạn cho phép thanh toán hóa đơn mua sắm với một số tiền vượt quá mức có trong số dư tài khoản tín dụng ở thời điểm hiện tại. Số tiền thanh toán vượt mức nằm trong giới hạn thấu chi mà ngân hàng đưa ra khi bạn mở tài khoản.

vay-thau-chi-la-gi-vay-thau-chi-cho-phep-khach-hang-chi-tieu-vuot-qua-so-tien-thuc-co-trong-tai-khoan_1703181305

Thông thường, ngân hàng sẽ đưa ra hạn mức thấu chi phù hợp với từng khách hàng. Hạn mức thấu chi này thường bằng số tiền lương mà bạn được chuyển và tài khoản ngân hàng hàng tháng. Chính vì thế, khi đăng ký tài khoản thấu chi bạn sẽ cần cung cấp bảng lương chính xác cho ngân hàng để hòa tất các thủ tục mở thẻ. 

Chúng ta có thể lấy một ví dụ cơ bản là bạn mở một tài khoản thấu chi ở ngân hàng ABC với hạn mức thấu chi hàng tháng là 10 triệu đồng. Như vậy là ngay cả khi số dư tài khoản thẻ của bạn ở mức 0 đồng bạn vẫn có thể tiến hành mua sắm quẹt thẻ hay rút tiền với số tiền tối đa không quá 10 triệu đồng theo hạn mức thẻ thấu chi.

2. Có thể rút tiền trong tai khoản thấu chi hay không?

Thông thường thì thẻ thấu chi sẽ được tích hợp trong một thẻ ATM nào đó. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể rút tiền qua thẻ thấu chi ngân hàng. Các thao tác rút tiền qua thẻ thấu chi được tiến hành giống như các thẻ ATM thông thường và có thể làm tại hệ thống ATM của cùng ngân hàng hoặc các ngân hàng có liên kết.

vay-thau-chi-vpbank-co-rut-duoc-tien-mat-anh-cu1

Hạn mức rút tiền theo quy định chung tuy nhiên nó chỉ áp dụng với số tiền có trong thẻ tín dụng. Theo quy định thì chúng ta sẽ không thể rút tiền có trong tài khoản thấu chi ngân hàng bởi ngân hàng chỉ các nhà băng chỉ chấp thuận chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán.

Nếu muốn rút số tiền có trong hạn mức thấu chi bạn sẽ cần tiến hành các thủ tục vay theo tài khoản thấu chi. Sau khi số tiền vay thấu chi được chuyển vào tài khoản ngân hàng, tải khoản thanh toán của bạn thì bạn sẽ có thể tiến hành rút tiền một cách nhanh chóng nhất nhé. 

3. Giới thiệu dịch vụ vay vốn qua tài khoản thấu chi ngân hàng

3.1. Các hình thức vay thấu chi cơ bản

Cũng giống như các hình thức vay vốn khác, vay thấu chi tài khoản cũng được tiến hành với các cách sau:

3.2. Đặc điểm của vay qua tài khoản thấu chi là gì?

  • Hạn mức vay thấu chi có thể thay đổi một cách linh động khi số tiền vay có thể rất lớn tùy theo vào thu nhập, lịch sử tín dụng. Và số tiền thấu chi phổ biến mà các ngân hàng đang áp dụng bằng khoảng 5 lần lương.
  • Đối tượng vay thấu chi tài khoản ngân hàng chủ yếu là những người cần tiếp gập, cần tiền đột xuất mà không thể xoay từ những nơi khác.
  • Hình thức vay thấu chi chỉ được áp dụng tại một vài ngân hàng và có thể bạn sẽ cần xét duyệt tài sản đảm bảo. Ngân hàng cho vay thấu chi hiện nay gồm: VPBank, Vietcombank, Agribank, Pvcombank, TPBank…
  • Lãi suất khi vay thấu chi ngân hàng sẽ cao hơn các hình thức vay khác nhưng sẽ không quá 1,5 lần theo quy định chung bạn nhé.
  • Độ an toàn cao, loại tiền vay đa dạng và tiến hành các thủ tục một cách đơn giản nhất…

3.3. Tìm hiểu về lãi suất cho vay thấu chi tài khoản ngân hàng

Lãi suất khi vay thấu chi tài khoản ngân hàng bất kỳ hàng tháng được tính dựa theo dư nợ thấu chi thực tế và số ngày thấu chi thực tế. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn công thức tham khảo cụ thể như sau:

Tổng tiền lãi thấu chi tháng = ∑ dư nợ thấu chi thực thế * lãi suất thấu chi/360 * số ngày thấu chi thực tế

2.1._poster_-_vay_thau_chi_than_toc_vungxanhtc_-_final

Cùng lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu với trường hợp bạn sử dụng toàn bộ hạn mức thấu chi trong tháng với số tiền vay là 10 triệu đồng, thời gian sử dụng là 30 ngày. Khi này số lãi mà bạn sẽ phải trả cho khoản vay thấu chi sẽ được tính là:

Lãi suất vay thấu chi phải trả = (10,000,000 ∗ 9% ∗ 30)/ 360 = 75,000 VND

Và số lần vay thấu chi tài khoản ngân hàng cũng sẽ bị hạn chế. Theo đó ngân hàng thường quy định chúng ta chỉ có thể vay theo tài khoản thấu chi ngân hàng từ 1-2 lần/năm. Vậy nên, nếu muốn vay tiền nhiều hơn bạn nên tham khảo các cách vay tiền khác hoặc tìm đến các công ty tài chính uy tín nhé.

4. Mở tài khoản thấu chi ngân hàng như thế nào

Thủ tục mở tài khoản thấu chi ngân hàng hiện khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện bằng cách đến chi nhánh ngân hàng gần nhất và hoàn thành biểu mẫu mở thẻ theo yêu cầu. Thông thường, bạn sẽ cần cung cấp giấy tờ tùy thân cùng với bảng lương của mình để ngân hàng đưa ra hạn mức thấu chi phù hợp.

Ngoài ra, một số ngân hàng lớn còn có thể giúp bạn đăng ký thấu chi trực tuyến bằng cách truy cập vào website của họ. Bạn có thể đăng nhập vào web sau đó làm theo hướng dẫn chi tiết được đưa ra để sở hữu một tài khoản thấu chi và mua sắm thả ga ngay cả khi không có tiền trong tài khoản.

banner-mobile

Theo quy định thì tất cả các yêu cầu mở tài khoản thấu chi sẽ không bị ngân hàng tính phí, quý khách cũng sẽ không mất phí chuyển tiền nội bộ của một số ngân hàng, không phải trả phí thường niên và ngân hàng sẽ không quản lý mục đích sử dụng tài khoản thấu chi của bạn sau đó.

Tuy nhiên, nếu muốn đứng tên một tài khoản thấu chi bất kỳ thì bạn cần phải có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu trên hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và có thể sẽ phải trả qua quá trình kiểm tra xét duyệt của ngân hàng nhé.

Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp bạn biết “Tài khoản thấu chi là gì? Có rút tiền được không?”  Nếu bạn đã sử dụng dịch vụ  thấu chi của một ngân hàng bất kỳ, đừng quên chia sẻ với chúng tôi tại mục bình luận có sau bài viết này để trao đổi và học hỏi thêm những kinh nghiệm hay về tài chính ngân hàng và áp dụng và thực tiễn.

Share this post