Quỹ tín dụng là gì? Tìm hiểu về quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng là gì? Tìm hiểu về quỹ tín dụng nhân dân

Có lẽ với nhiều người ở đô thị lớn, cái tên “qũy tín dụng” có vẻ khá xa lạ dù cho đây là nơi có mạng lưới ngân hàng khá dày. Tuy nhiên quỹ tín dụng đang là nơi cung cấp tín dụng cho rất nhiều người ở các tỉnh, nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vậy quỹ tính dụng là gì? Bài viết dưới đây HoTroVay.Vn sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ và chi tiết về quỹ tín dụng để mọi người có cái nhìn rõ hơn về tổ chức này.

Theo thống kê trên toàn nước Việt Nam, tính đến tháng 11/2017, có:

  • Hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân (gọi tắt là quỹ tín dụng);
  • Khoảng 1,8 triệu thành viên;
  • Tổng nguồn vốn huy động khoảng 88.000 tỷ đồng.

Con số này đến hiện nay đã tăng lên gấp nhiều lần. Vậy quỹ tín dụng là gì?

quy-tin-dung-nhan-dan

1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân (tiếng Anh:The People’s Credit Funds of Vietnam) là tổ chức tín dụng được các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định với mục tiêu là hướng tới việc tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như phát triển đời sống.

Việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân được quy định trong luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi năm 2017) và Luật hợp tác xã 2012, cụ thể:

Khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010:

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng như cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hơn tác xã.

Bạn đọc có thể tím hiểu chi tiết Quy định về quỹ tín dụng nhân dân tại đây

2. Vai trò của quỹ tín dụng

  • Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng thuận tiện, ổn định và lâu dài, nhằm giúp các thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • Mục tiêu hướng đến là thành viên có thể thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình chứ không phải từ lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của quỹ tín dụng.
  • Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương và góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, các quỹ tín dụng hiện nay vừa phải đảm bảo trang trải đủ các chi phí đã bỏ ra, vừa phải đảm bảo tích lũy ngày càng lớn mạnh để có thể đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để từ đó có thể hướng đến mục tiêu đáp ứng các yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thường xuyên, ổn định, chất lượng hơn với mức giá cả hợp lý hơn.

3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo những quy tắc đặc biệt

3.1. Nguyên tắc Tự nguyện

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình hay đối tượng khác có đủ điều kiện đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân

Các thành viên cũng có quyền ra khỏi Quỹ theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.

3.2. Nguyên tắc Dân chủ, bình đẳng và công khai

Các thành viên của Quỹ có quyền tham gia quản lý, kiểm tra cũng như giám sát các hoạt động của Quỹ tín dụng và có quyền ngang nhau trong việc biểu quyết.

3.3. Nguyên tắc Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi

Quỹ tín dụng tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của quỹ; đồng thời tự quyết định về việc phân phối thu nhập.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản của Quỹ tín dụng, phần lãi sẽ được trích một phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng. Một phần chia theo vốn công sức đóng góp của thành viên. Một phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ.

3.4. Nguyên tắc Hợp tác và phát triển cộng đồng

Các thành viên trong quỹ tín dụng phải phát huy tinh thần xây dựng tập thể; hợp tác với nhau và hợp tác giữa các Quỹ tín dụng theo quy định của pháp luật.

4. Các sản phẩm và dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân

Các sản phẩm và dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân

Đối tượng Cho vay Tài khoản – Tiết kiệm
Dành cho cá nhân
  1. Vay mua nhà.
  2. Vay xây dựng, sửa chữa nhà.
  3. Vay tiêu dùng sinh hoạt.
  4. Vay hỗ trợ vốn kinh doanh.
  5. Vay mua ô tô.
  6. Vay hỗ trợ du học.
  7. Vay hỗ trợ xuất khẩu lao động.
  8. Vay phát triển nông nghiệp.
  9. Vay hỗ trợ du học.
  10. Vay cầm cố giấy tờ có giá.
  11. Vay tín chấp cho nhân viên quỹ tín dụng nhân viên.
  12. Vay tín chấp cho cán bộ viên chức.
  13. Vay thấu chi tài khoản.
  14. Đăng ký tư vấn.
  1. Tiền gửi thanh toán.
  2. Tiết kiệm không kỳ hạn.
  3. Tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ.
  4. Tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi định kỳ.
  5. Tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi trả trước.
  6. Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi.
  7. Tiết kiệm có kỳ hạn, lãi suất lũy tiến theo thời gian gửi.
  8. Tiết kiệm có kỳ hạn, lãi suất lũy tiến theo số dư tiền gửi
  9. Tiết kiệm gửi góp theo định kỳ.
  10. Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ.
  11. Tiết kiệm gửi rút linh hoạt.
Dành cho doanh nghiệp
  1. Vay vốn lưu động sản xuất kinh doanh trong nước.
  2. Vay vốn lưu động dưới hình thức thấu chi tài khoản.
  3. Vay vốn tài trợ mua tài sản cố định phục vụ sản xuất.
  4. Cho vay tài trợ mua xe thế chấp bằng chính xe mua.
  5. Vay vốn bổ sung kinh doanh.
  6. Cho vay tài trợ nhập khẩu.
  7. Cho vay tài trợ xuất khẩu.
  1. Tài khoản – Tiền gửi:
  2. Tiền gửi có kỳ hạn.
  3. Tài khoản thanh toán.

5. Quy định về lãi suất cho vay và lãi suất gửi tiết kiệm tại quỹ tín dụng

5.1. Lãi suất cho vay

Quyết định số 420/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 về mức lãi suất cho vay của quỹ tín dụng nhân dân quy định:

  • Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND là 6,5%/năm
  • Lãi suất cho vay dài hạn (đang cập nhật…)

5.2. Lãi suất gửi tiết kiệm quỹ tín dụng

Theo Quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) áp dụng đối với các Quỹ tín dụng Nhân dân:

  • Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 là 5,25%/năm
  • Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ do quỹ tín dụng nhân dân tự ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

5.3. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm quỹ tín dụng

Mức lãi suất của quỹ tín dụng nhân dân được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày), và được quy định phù hợp với lãi suất thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như an toàn hoạt động của tổ chức.

Lãi suất của quỹ tín dụng được tính như sau:

Đối với tiền gửi không kỳ hạn

Đối với tiền gửi không kỳ hạn, quỹ tín dụng thường áp dụng tính lãi theo tích số. Và thường những ngày cuối tháng sẽ thực hiện việc tính lãi.

Ngày tính lãi cụ thể sẽ do từng Quỹ tín dụng quy định riêng.

Công thức tính lãi:

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất (tháng)/30 ngày

Trong đó: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (Số dư x Số ngày thực tế mà số dư tồn tại).

Đối với tiền gửi có kỳ hạn

Đối với tiền gửi có kỳ hạn, quỹ tín dụng thường áp dụng tính lãi theo món. Lãi sẽ được tính căn cứ vào số tiền gửi vào quỹ, thời gian gửi tiền cũng như mức lãi suất cụ thể được áp dụng cho thời gian gửi tiền.

Công thức tính lãi:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Trên đây là một số thông tin về quỹ tín dụng là gì cũng như mục đích, vai trò của quỹ tín dụng. Hy vọng với những  thông tin này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quỹ, từ đó có thể thuận lợi trong quá trình vay vốn tại đây.

Share this post