Lãi nhập gốc là gì? Phương thức tính và ưu điểm
Bạn đang có dự định tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhưng còn mù mờ về các hình thức tính lãi suất?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một trong những công cụ tính lãi suất phổ biến nhất hiện nay, đó chính là lãi nhập gốc.
Vậy lãi nhập gốc là gì? Cách tính như thế nào và được áp dụng ra sao? Cùng Vayonlinenhanh tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!
1. Lãi nhập gốc là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn, cùng xem qua định nghĩa lãi nhập gốc là gì đã nhé!
Lãi nhập gốc thực chất là hình thức tính lãi dựa trên số tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Khi đến thời gian đáo hạn nhưng khách hàng vẫn chưa đến nhận lãi thì tiền lãi này sẽ được nhập luôn vào tổng tiền gốc ban đầu và tiếp tục được đáo hạn cho kỳ tiếp theo.
Đối với gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Lãi nhập gốc sẽ được ngân hàng tính vào những ngày cuối tháng gửi tiền, ngày cụ thể sẽ do từng ngân hàng có quy định riêng.
Đối với việc gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn: Khi đến hạn mà khách hàng không đến rút lãi hay quyết toán, lãi tiết kiệm lúc này sẽ được tự động nhập vào số tiền gốc ban đầu rồi đáo hạn tiếp.
2. Phương thức tính lãi nhập gốc
Cách tính lãi nhập gốc đối với trường hợp gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
- Tiền lãi = Tổng tích số tiền lãi trong tháng * Lãi suất của một tháng/ 30 ngày
Trong đó: Tổng tích số tiền lãi trong tháng = Tổng (Số dư * Số ngày trên thực tế số dư tồn tại)
Số tiền gốc mới = Tiền dư gốc + Số tiền lãi nhập gốc.
Cách tính lãi nhập gốc đối với trường hợp gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
- Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Thời gian gửi * Lãi suất áp dụng đối với thời gian gửi tiền
- Tiền gốc mới = Tiền gốc cũ + Tiền lãi
Cùng tìm hiểu ví dụ cụ thể về công thức này:
Giả sử có một khách hàng gửi tiền tiết kiệm tổng số tiền 400 triệu VND vào ngân hàng. Có hai trường hợp giả định xảy ra:
Thứ nhất, khách hàng này không sử dụng lãi nhập gốc. Vị khách này gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, cùng với lãi suất là 9%/ một năm, tới thời gian nhận lãi, số tiền lãi sẽ là:
- Tiền lãi = 400 triệu x 9%/12 x 12 tháng = 36 triệu
Thứ hai, trường hợp khách hàng trên thực hiện phương thức gửi tiền tiết kiệm có kèm lãi nhập gốc theo kỳ hạn ngắn là 2 tháng kèm theo mức lãi suất 7% trên một năm.
Vậy số tiền lãi khách hàng sẽ nhận được sau thời gian đáo hạn 2 tháng sẽ là:
- Lần thứ nhất: Tiền lãi nhận được = 400 triệu * 7%/12 * 2 = 4,67 triệu vnd.
Và sau đó, vị khách này không đến nhận lãi theo từng kỳ mà để lãi nhập gốc tự động. Khi đó sẽ thu được số tiền lãi theo thời gian như sau:
- Lần thứ hai: Tiền lãi = (440 tr + 4,67 tr) x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu
- Lần thứ ba: Tiền lãi = (440 tr + 4,67 tr + 4,72 tr ) x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu
- Lần thứ tư: Tiền lãi =(440 tr + 4,67 tr + 4,72 tr + 4,78 tr) x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu
- Lần thứ năm: Tiền lãi = (440 tr + 4,67 tr + 4,72 tr + 4,78 tr + 4,83 tr) x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu
- Lần thứ sáu: Tiền lãi = (440 tr + 4,67 tr + 4,72 tr + 4,78 tr + 4,83 tr + 4,89 tr) x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu
Vậy tổng số tiền lãi mà khách hàng trên nhận được theo phương thức lãi nhập gốc sau khoảng thời gian 12 tháng sẽ là 28.84 triệu đồng.
Từ ví dụ này có thể thấy số tiền lãi khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và dùng lãi nhập gốc sẽ thấp hơn lãi suất khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài.
Tuy nhiên, vì số tiền lãi phụ thuộc và mức lãi suất của từng kỳ hạn ngân hàng quy định vậy nên tùy vào từng giai đoạn và điều kiện mà bạn có thể lựa chọn hình thức gửi đem lại nhiều lợi ích cho mình.
3. Ưu điểm của lãi nhập gốc
Cùng Vay Online Nhanh điểm qua những ưu điểm của lãi nhập gốc khiến nó được nhiều khách hàng lựa chọn khi gửi tiết kiệm nhé!
Đầu tiên, đây là hình thức tính lãi rất linh hoạt, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian khi không thể thường xuyên tới ngân hàng đáo hạn khách hàng vẫn có được đầy đủ quyền lợi về tiền lãi tiết kiệm.
Thứ hai, việc gửi lãi nhập gốc rất đơn giản, thuận lợi, giao dich cực kỳ an toàn và nhanh chóng.
Thứ ba, lãi nhập gốc tùy theo lãi kỳ gửi và thời gian sẽ mang lại lợi nhuận cao, đừng chỉ nhìn ví dụ trên nhé vì trong thời gian ngắn 1 năm thì lãi nhập gốc có vẻ kém ưu thế hơn so với lãi ngắn hạn.
Tuy nhiên, khi tích lũy một thời gian dài, số tiền mà hình thức lãi nhập gốc mang lại sẽ khiến bạn phải trầm trồ đấy!
4. Khi nào thì nên dùng lãi nhập gốc khi gửi tiền tiết kiệm?
Vậy khi nào thì nên gửi tiền tiết kiệm theo hình thức lãi nhập gốc? Là khi bạn là người có nhu cầu thường xuyên sử dụng tiền gửi tiết kiệm.
Khi sử dụng phương thức lãi nhập gốc, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm không cần lo lắng không nhận được lãi vì rút tiền trước ngày đáo hạn. Mọi quyền lợi và lãi suất sẽ được tính lại tại thời điểm bạn rút tiền.
5. Tổng kết
Kết lại, để gửi tiền tiết kiệm có hiệu quả, bạn cần cân nhắc nhiều khả năng và nhu cầu sử dụng dòng tiền của mình.
Khi bạn thường xuyên cần sử dụng tiền bất chợt, hãy gửi tiết kiệm ngắn hạn kèm lãi nhập gốc, nó sẽ đảm bảo giúp bạn không vì đáo hạn trước mà mất tiền lãi.
Còn khi mà tiền tiết kiệm bạn muốn để yên để thu được lợi nhuận cao nhất thì nên thử gửi kỳ hạn dài, hình thức này sẽ đảm bảo giúp bạn hưởng mức lãi suất thực cao và tối ưu hơn.
Trên đây là tất cả thông tin về hình thức lãi nhập gốc mà HoTroVay.Vn gửi đến bạn.
Hy vọng với khái niệm lãi nhập gốc là gì cùng các cách tính cũng như áp dụng lãi nhập gốc ra sao sẽ giúp ích cho bạn.
Chúc bạn sớm chọn được phương thức gửi tiền tiết kiệm tối ưu nhất cho mình.