Công thức và cách tính tỷ giá hối đoái, tỷ giá chéo
Với một người làm việc trong ngân hàng, tài chính hay là một nhà đầu tư về tiền tệ thì cần nắm rõ công thức và cách tính tỷ giá hối đoái, tỷ giá chéo để có thể tính toán và dự đoán sự lên xuống chênh lệch trong tiền tệ. Vậy nên hôm nay HoTroVay.Vn sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề trong những chia sẻ dưới đây.
1. Tỷ giá hối đoái là gì
Tỷ giá hối đoái (hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ/ tỷ giá Forex/tỷ giá FX ) là tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ mà ở đó đồng tiền này được trao đổi với một đồng tiền khác. Hay nói cách dễ hiểu hơn là giả cả của đồng tiền nước này được tính sang đồng tiền của một nước khác.
Ví dụ: Tỷ giá hối đoán ngân hàng Vietcombank chẳng hạn bạn sẽ được biết bảng tỷ giá giữa các đồng tiền hiện tại nếu tra đôi mua bán qua ngân hàng Vietcombank.
- Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank: 1USD => 23.330 VNĐ ( Mua tiền mặt) và 23.360VNĐ nếu mua chuyển khoản
Như vậy mọi người có thể hiểu chung tỷ giá hối đoái chính là sự chuyển đổi trong mua bán đồng tiền từ nước này sang nước khác. Mỗi nước sẽ có tỷ giá hối đoái khác nhau bởi có sự khác biệt về đồng tiền, mệnh giá, giá trị đồng tiền.
- Tỷ giá mua ngoại tệ: Đó là số tiền mà đại lý thu mua, ở Việt Nam cụ thể là Ngân hàng sẽ mua lại ngoại tệ với mức chuyển đổi theo quy định.
- Tỷ giá bán ngoại tệ: Ngân hàng sẽ bán ngoại tệ cho người bên ngoài đến mua tại ngân hàng theo tỷ giá đó. Thường tỷ giá bán của ngân hàng luôn cao hơn tỷ giá mua vào.
2. Tỷ giá chéo là gì
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được tính toán thông qua đồng tiền bên thứ 3.
Ví dụ: Ví dụ hiện tại ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/JPY ( Yên Nhật) và USD/VNĐ thì để có thể tính được tỷ giá JPY/VNĐ thì bạn phải bắt buộc tính tỷ giá chéo. Vậy tỷ giá JPY/VNĐ được tính toán thông qua bên thứ 3 đó là USD. Như vậy người ta gọi là tỷ giá chéo.
Tỷ giá chéo được tính toán trong 2 trường hợp:
- Góc độ người mua và người bán riêng biệt và họ chỉ quan tâm đến 1 tỷ giá duy nhất để mua bán và đối tượng này họ không quan tâm đến sự chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán. Họ có thể mua hoặc bán theo nhu cầu
- Góc độ ngân hàng, nơi mua bán tỷ giá ngoại tệ. Ở đây quan tâm đặc biệt đến tỷ giá chéo, qua mức chệnh lệch tỷ lệ mua bán ngân hàng mới có lợi nhuận.
2.1. Tỷ giá chéo phức
Tỷ giá chéo phức là tỷ giá được xác định cho các ngoại tệ ở vị trí khác nhau đối với người mua và người bán.
3. Công thức và cách tính tỷ giá hối đoái chéo
3.1. Cách tính tỷ giá giữa 1 đồng tiền định giá
- Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng thì lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng còn nếu muốn tính tỷ giá bán của khách hàng thì lấy tủ giá mua ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Đây là công thức mà mọi người có thể tính nếu có nhu cầu mua bán ngoại tệ
Ví dụ :
- Tính tỷ giá VNĐ/USD = Tỷ giá mua/Tỷ giá bán của ngoại tệ VNĐ
- Tính tỷ giá USD/JPY = Tỷ giá mua /tỷ giá bán của ngoại tệ JPY
Lưu ý: Mọi người có thể căn cứ vào công thức của ví dụ trên để có thể tính tỷ giá chéo của một đơn vị tiền tệ nào đó một cách dễ dàng.
3.2. Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá
- Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.
Ví dụ: Tính tỷ giá của VNĐ/JPY thoe phương thức tỷ giá chéo
- USD/VNĐ = Tỷ giá mua ( X) / X + VNĐ => USD/VNĐ = X/X + VNĐ
- USD/JPY = Tỷ giá bán (Y) / Y + JPY => USD/JPY = Y / Y + JPY
3.3. Cách tính tỷ giá giữa 3 đồng tiền yết giá và định giá
Khi tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá và yết giá thì bắt buộc trong đó phải có 1 đồng ở vị trí định giá và đồng còn lại ở vị trí yết giá thì cách tính như sau: Lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá theo công thức sau:
4. Tại sao chọn cách tính tỷ giá hối đoái chéo
Hiện có rất nhiều phương pháp, công thức để tính tỷ giá hối đoái nhưng người ta vẫn duy trì cách tính thep phương pháp chéo là vì:
- Phương pháp, cách tính đơn giản: Ngay cả những bạn sinh viên hay những đối tượng học sinh cấp 3 cũng có thể tính ra được tỷ giá hối đoái thông qua phương pháp này. Như vậy có thể giúp khách hàng khi giao dịch ngoại tệ được dễ dàng và minh bạch hơn
- Đối với các nhà đầu tư ngoại tệ thì đây là phương thức tính toán đơn giản nhằm đưa ra những quyết định mua bán sáng suốt nhất
- Thông qua phương pháp tính chéo có thể giúp người mua bán tính toán được sự chênh lệch giữa các đồng tiền của thế giới
- Qua tỷ giá chéo nhà đầu tư có thể sơ sánh được các loại tiền hiện nay có giá cả như thế nào đồng thời có thể đưa ra các dự đoán thuyết phục bản thân và người khác nên đầu tư hay không
Nếu bạn quan tâm đến giao dịch ngoại tệ, đầu tư ngoại tệ xem nhiều các kinh nghiệm tại website: Trader Fin
5. Một số thuật ngữ liên quan đến tỷ giá hối đoái
5.1. Tỷ giá hối đoái thực tế là gì
Tỷ giá hối đoái thực tế hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa không ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường của đồng tiền đó và nó không ảnh hưởng đến sự cạnh tranh thương mại quốc tế.
Một số tỷ giá thực tế hiện nay:
- Tỷ giá hối đoái song phương: Là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo sự chênh lệch lạm phát giữa 2 nước, thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với ngoại tệ
5.2. Yết giá là gì
Yết giá là việc xác định mức giá mới nhất của một cổ phiếu, trái phiếu hay tất cả các tài sản giao dịch nói chung. Đó là việc xác định giá mua và giá bán một cách cố định vào thời điểm nào đó, việc yết giá giúp cho thị trường ổn định không có sự gian lận. Mọi người có thể thấy như yết giá ngoại tệ, giá vàng hay giá xăng dầu… làm cho thị trường các ngành hàng đó có hệ thống và rõ ràng, giúp người mua bán dễ dàng hơn trong các quyết định của mình.
5.3. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền, nghĩa là cần bao nhiều đồng nội để có thể mau được đồng ngoại tệ hoặc là cần bao nhiều ngoại tệ để được mua đồng nội. Đây là tỷ giá mà người đi đầu tư cần nắm rõ nhất, đặc biệt là khi đến trao đổi với ngân hàng về việc mua bán nên hiểu rõ về loại tỷ giá này
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Muốn nắm rõ về tỷ giá hối đoái, muốn đầu tư ngoại tệ sinh lời trước hết mọi người nên biết những nhân tố nào sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái, để từ đó có cách nhìn khách quan và tổng quát nhất về thị trường hối đoái ở Việt Nam.
6.1. Lạm phát
Theo quy luật thì khi mà tỷ lệ lạm phát của một nước nào đó thấp thì đồng tiền nước đó phải tăng lên bởi sức mua trong nước đang tăng lên so với các đông tiền khác còn những nước có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó thường mất giá so với đồng tiền của các nước khác.
6.2. Lãi suất
Lãi suất là yếu tố tác động lớn đến giá trị đồng tiền cũng như tình hình lạm phát. Một nước có lãi suất vay vốn cao thì đem lại nguồn lợi nhuận lớn với bên cho vay so với các nước khác. Lãi suất thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và đó là nguyên nhân tỷ giá hối đoái trong nước tăng và ngược lại thì lãi suất giảm có khả năng sẽ làm cho tỷ giá hối đoái giảm theo.
6.3. Tài khoản vãng lãi
Tài khoản vãng lai ở đây chủ yếu là chỉ đến sự thâm hụt, một đất nước bị thâm hụt tài khoản vãng lai thì chứng tỏ nước này đang tập trung vào ngoại thương không chú trọng đến xuất khẩu và có thể thấy họ đang vay tiền của nước ngoài để bù đắp sự thâm hụt đó. Như vậy có thể thấy rằng nước đó đang cần nhiều ngoại tệ và cung cấp nội tệ cho nước ngoài nhiều hơn để mua hàng hóa dịch vụ. Một khi ngoại tệ dư thừa thì buộc tỷ giá hối đoái phải giảm và ngược lại.
6.4. Nợ công
Một khi đất nước thâm hụt ngân sách thì bắt buộc nước đó phải đi vay nợ và có rất nhiều nước sẽ đứng ra hỗ trợ thông qua việc cho vay đó. Tuy nhờ nguồn vốn vay đó thì kinh tế trong nước phát triển nhưng bản thân nước đang bị thâm hụt đó sẽ bị các nước khác dè chừng không muốn hỗ trợ đầu tư. Khi đi vay bắt buộc người vay phải trả lãi và gốc và khoản nợ đó càng lớn thì nguy cơ lạm phát càng cao. Một khi lạm phát thì đồng tiền trong nước sẽ mất giá và ngược lại.
6.5. Trao đổi thương mại
Trao đổi thương mại ở đây được nhắc đến nhiều nhất đó là trao đổi xuất nhập khẩu, tỷ lệ trao đổi thương mại chịu tác động của tài khoản vãng lai và các cân thanh toán. Nếu tỷ lệ tăng giá xuất khẩu nhanh hơn tăng giá nhập khẩu thì cán cân thì tình trạng trao đôi thương mại được cải thiện tốt. tỷ lệ trao đổi thương mại tăng nhu cầu tiền cho nội tệ tăng lên và ngược lại nếu tỷ lệ giá xuất khẩu tăng chập hơn nhập khẩu thì nội tệ sẽ giảm.
6.6. Chính trị và kinh tế
Chính trị và kinh tế chính là nguyên nhân chủ yếu để nước ngoài có nên đầu tư hay không đầu tư vào một đất nước. Với đất nước bất ổn về chính trị, có nhiều vấn đề không có bất kỳ tài nguyên nào để phát triển thì không ai lại đầu tư vậy nên đồng tiền của nước đó cũng không có giá trị cao và ngược lại.
Với những chia sẻ, giải thích về Công thức và cách tính tỷ giá hối đoái, tỷ giá chéo mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng mọi người có thể nắm rõ cách thức, công thức tính toán tỷ giá hối đoái khi có nhu cầu cần thiết. Việc tính toán tỷ giá hối đoái giúp cho công việc đầu tư của mọi người thuận lợi và an toàn hơn so với không nắm rõ bất kỳ kiến thức nào.