YOY là gì? Công thức và ví dụ thực tế khi tính toán YoY

YOY là gì? Công thức và ví dụ thực tế khi tính toán YoY

Chỉ số YoY là gì mà nó lại quan trọng và phổ biến đến như vậy? Phổ biến và thông dụng đến mức, trong giới các nhà đầu tư và nhà quản trị, không ai là không biết đến chỉ số YoY. Đây cũng là một chỉ số cơ bản để giúp nhà đầu tư đầu tiền vào công ty nào đó trên thị trường chứng khoán hoặc nhà quản trị sẽ biết được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

1. YoY là gì?

YoY (tiếng anh là Year Over Year) là một chỉ số tài chính dùng để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của năm này so với năm trước, của quý này so với quý cùng kỳ năm ngoái hoặc của tháng này so với cùng tháng của năm trước.

Chỉ số YOY không chỉ dừng lại được sử dụng ở một công ty mà còn có thể được dùng khi so sánh một nền kinh tế của cả một quốc gia. Chỉ số YoY được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, lĩnh vực tài chính chứng khoán là một trong những ngành nghề được sử dụng nhiều nhất.

2. Ý nghĩa của chỉ số YoY

  • Chỉ số YOY giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đang làm ăn ra sao so với cùng kỳ của năm ngoái. Từ đó có thể đưa ra được nhiều quyết định quan trọng cho doanh nghiệp.
  • Chỉ số YOY đã giúp loại bỏ được yếu tố mùa vụ của từng năm, từ đó giúp cho kết quả so sánh được khách quan hơn.

Ví dụ: Một công ty kinh doanh áo mưa thì doanh số chỉ bán tốt trong các tháng có mưa. Mưa thường diễn ra vào tháng 7,8,9 (tức là Quý III/2021). Chúng ta không thể so sánh kết quả kinh doanh của Quý III so với Quý II được vì bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Còn nếu chúng ta dùng YOY thì chúng ta sẽ mang Quý III/2021 so sánh với Quý III/2020. Lúc này mới phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Chỉ số YoY giúp nhà đầu tư dễ dàng tính toán được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp này như thế nào qua các năm. Từ đó có thể đưa ra được nhận định để quyết định đầu tư vào công ty nào trên thị trường chứng khoán.

3. Chỉ số YoY giúp ích gì cho nhà quản trị?

yoy-giup-gi-cho-nha-quan-tri-1024x642

Nếu như bạn không phải là nhà đầu tư mà là nhà quản trị của doanh nghiệp thì bạn càng phải hiểu rõ về chỉ số YoY này. Vì chúng giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát được doanh nghiệp của mình.

Dưới đây là 3 yếu tố mà chỉ YoY giúp ích cho nhà quản trị:

3.1. Nắm bắt tình hình kinh doanh kịp thời

Giả sử như bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực áo mưa như mình có đề cập ví dụ ở trên. Nếu bạn cứ so sánh rập khuôn Quý III/2021 so với Quý II/2021 thì tốc độ tăng trưởng đương nhiên là con số dương. Đây là một so sánh cực kỳ sai lầm.

Mình thử lấy ví dụ nhé:

cong-thuc-tinh-toan-chi-so-yoy-1024x577

Quý Doanh thu
Quý III/2020 3 tỷ đồng
Quý II/2021 2 tỷ đồng
Quý III/2021 2,5 tỷ đồng

Nếu như bạn lấy kết quả hoạt động kinh doanh của Quý III/2021 so với Quý II/2021 thì bạn sẽ lầm tưởng rằng doanh nghiệp bạn đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, khi dùng chỉ số YOY để so sánh Quý III/2021 so với cùng kỳ năm ngoái thì rõ ràng doanh số kinh doanh của bạn đang giảm.

Dĩ nhiên là những nhà quản trị lão làng không ai so sánh khập khiễng như vậy. Sai lầm này chỉ hay xảy ra với các bạn đang start up hoặc kinh doanh online nhỏ nhỏ. Đặc biệt những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố mùa vụ như kinh doanh áo ấm, kinh doanh kem, tuyển dụng nguồn nhân lực…

3.2. So sánh với các đối thủ cùng ngành

Đương nhiên là bạn sẽ không có được chỉ số YOY của công ty đối thủ. Tuy nhiên, bạn sẽ có được con số chung của thị trường thông qua các báo cáo của các bên thứ 3 chuyên đo lường thị trường hoặc báo cáo của Bộ công thương qua các năm.

Nếu như doanh nghiệp của bạn khi tính toán chỉ số YOY mang lại kết quả là tăng trường 20%, nhưng kết quả chung của thị trường đang ở mức 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức là doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh không được như triển vọng của thị trường.

Kết quả chung đó sẽ cho thấy rằng các đối thủ của bạn đang đạt mức tăng trưởng 30% hoặc thậm chí là cao hơn mức này. Từ đó, giúp nhà quản trị thấy được vị trí của doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thị trường.

3.3. Cơ sở để đưa ra quyết định tiếp theo

Dựa vào yếu tố trên mà nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định tiếp theo như khuyến mãi, giảm giá để kích cầu mua sắm, tăng trưởng doanh thu. Hoặc những chiến dịch nào đó mà bản thân nhà quản trị cảm thấy có lợi cho doanh nghiệp.

Chỉ số YoY cũng được xem là mục tiêu đề ra để chủ doanh nghiệp nhìn vào đó mà đưa doanh nghiệp đi đúng lộ trình ban đầu.

4. Công thức tính chỉ số YOY và ví dụ

uu-nhuoc-diem-khi-tinh-toan-yoy-1024x576

4.1. Công thức

Công thức tinh YOY sẽ được tính như sau:

YoY = (Doanh số kỳ này – Doanh số cùng kỳ năm trước) / Doanh số cùng kỳ năm trước

Bước 1: Bạn lấy doanh số của kỳ so sánh này trừ đi doanh số của cùng kỳ năm trước để tìm ra phần chênh lệch.

Bước 2: Bạn lấy phần chênh lệch được tính ra ở trên chia cho số liệu của cùng kỳ năm trước, sẽ ra được một con số thập phân như 0,13 hoặc 0,67 chẳng hạn.

Bước 3: Quy đổi con số ở trên ra tỷ lệ phần trăm bằng cách nhân cho 100. Như 0,13 quy đổi thành 13% là con số tăng trưởng YOY của doanh nghiệp.

Việc tính toán YOY chỉ cần dùng máy tính trên điện thoại là có thể tính toán được rồi, không cần phần mêm chuyên dụng gì quá cao siêu. Việc của bạn chỉ cần tìm số liệu trên bảng báo cáo tài chính và nhập liệu tính toán mà thôi.

4.2. Ví dụ

  • Ví dụ 1: Công ty A đang kinh doanh trong lĩnh vực kem. Doanh số Quý I/2020 là 20 tỷ, doanh số Quý I/2021 là 30 tỷ. Vậy chỉ số YOY của doanh nghiệp A là bao nhiêu?

YOY = (30 tỷ – 20 tỷ) / 20 tỷ = 0,5 (tương tương 50%)

Được hiểu rằng tốc độ tăng trưởng YOY của doanh nghiệp là 50% so với cùng kỳ Quý II năm ngoái.

  • Ví dụ 2: Cửa hàng kinh doanh B đang kinh doanh trong lĩnh vực quần áo ấm cho mùa đông. Doanh số của Quý IV/2020 là 300 triệu đồng, doanh số Quý IV/2021 là 250 triệu đồng. Hãy tính chỉ số YOY của doanh nghiệp?

YOY = (250 triệu – 300 triệu) / 300 triệu = -0,1667 (tương đương -16,67%)

Tức là cửa hàng này đang bị sụt giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái là 16,67%, nhà quản trị nên xem xét tình hình và đưa ra một số quyết định để thúc đẩy kinh doanh.

5. Ưu và nhược điểm của chỉ số YOY

5.1. Ưu điểm

  • Chỉ số YOY giúp nhà quản trị, nhà đầu tư loại bỏ được yếu tố mùa vụ, giúp số liệu được khách quan hơn.
  • Bạn có thể dùng máy tính cá nhân mà có thể tính toán được một cách dễ dàng cũng như không cần phải có kiến thức chuyên sâu.
  • Số liệu nhanh chóng, tổng quát đặc biệt rất hữu ích với những ai chỉ quan tâm đến kết quả và không quan tâm đến quá trình.

5.2. Nhược điểm

  •  Chỉ nhìn được cái tổng thể chứ không nhìn được cái chi tiết. Điều này khiến cho nhà quản lý khó phân tích chuyên sâu tìm ra vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải là ở đâu.
  • Nếu như kết quả doanh số năm so sánh ra âm thì mọi tính toán, so sánh đều trở trên vô nghĩa.
  • Chỉ số này chỉ so sánh được số liệu tại một thời điểm nhất định của năm này so với năm trước chứ chưa thể so sánh của tháng này so với tháng trước trong cùng một năm. Chỉ số YOY Không khả quan đối với các chiến dịch cần theo sát từng tháng.

6. Tóm lại

Bất kể bạn là nhà quản trị hoặc nhà đầu tư cũng đều phải biết đến chỉ số YOY là gì? Có thể YOY không phải là chỉ số quan trọng nhất nhưng nó là chỉ số cơ bản nhất khi so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như mình có nói ở trên, các doanh nghiệp nhỏ thông thường sẽ không tính YOY mà tính theo tháng, điều này khó đưa ra kết quả chính xác trong các mô hình kinh doanh có nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài.

Tuy nhiên, lời khuyên là YOY không nên là chỉ số để dựa vào đó để đưa ra quyết định quan trọng. Để đưa ra được quyết định đầu tư hoặc quyết định kinh doanh bạn phải xem xét thêm nhiều yếu tố hơn nữa.

Share this post