Phí duy trì tài khoản Tpbank. Biểu phí các loại phí
Bạn đang sử dụng thẻ ATM ngân hàng TPBank. Tuy nhiên, bạn đang băn khoăn không biết phí duy trì tài khoản TPBank hàng tháng là bao nhiêu? Biểu phí các loại như thế nào? Yên tâm, mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của HoTroVay.Vn
1. TPBank là gì?
TPBank là viết tắt của ngân hàng TMCP Tiên phong, là ngân hàng mới được thành lập vào năm 2008, có trụ sở chính tại Hà Nội. Một ngân hàng được đánh giá là ngân hàng tương đối non trẻ tại Việt Nam, chịu sự quản lý của ngân hàng Nhà Nước.
Hơn 13 năm thành lập, TPBank mở rộng thị trường với hơn 35 chi nhánh và 40 văn phòng giao dịch ở khắp cả nước. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu và thay đổi không ngừng thì TPBank đã trở thành một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, được khách hàng tin cậy lựa chọn.
Với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng, ngân hàng đã cung cấp nhiều gói dịch vụ, sản phẩm đa dạng theo từng khách hàng khác nhau. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, TPBank là ngân hàng có mức phí duy trì tài khoản tương đối thấp so với các ngân hàng khác.
2. Phí duy trì tài khoản TPBank là gì?
Phí duy trì tài khoản TPBank(còn gọi là phí quản lý tài khoản Tpbank) Là mức phí do ngân hàng TPBank đưa ra, yêu cầu khách hàng nên đóng hằng tháng nhằm duy trì và quản lý các hoạt động tài khoản ngân hàng khách hàng.
Thực tế, mức phí duy trì tài khoản TPBank là số dư tối thiểu bắt buộc có trong tài khoản cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch như thanh toán, rút tiền,…. Phí duy trì tài khoản được tính từ khi khách hàng bắt đầu mở tài khoản. Mức phí sẽ khác nhau tùy từng loại thẻ cũng như từng hạng thẻ.
2.1. Tại sao cần đóng phí duy trì tài khoản TPBank?
Lý do đơn giản cho việc áp dụng mức phí duy trì tài khoản TPBank cho khách hàng chính là các ngân hàng muốn kích cầu khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng thường xuyên. Bởi, ngân hàng không muốn nhân viên lợi dụng việc mở thẻ để được hưởng doanh thu hoặc khách hàng mở thẻ mà không có nhu cầu sử dụng.
3. Phân biệt phí duy trì tài khoản và phí thường niên TPBank
Nhiều khách hàng hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa phí thường niên và phí duy trì tài khoản. Tuy nhiên, hai loại phí này hoàn toàn khác nhau.
Phí thường niên TPbank là loại phí khách hàng đóng hằng năm cho ngân hàng, áp dụng cho từng loại thẻ. Ngược lại, phí duy trì tài khoản Tpbank bắt buộc đóng hằng tháng và trừ trực tiếp trong tài khoản, áp dụng cho các loại tài khoản.
Nếu khách hàng đảm bảo số dư tối thiểu trong tài khoản của bạn thì có thể sẽ không cần đóng phí duy trì này. Điều này, ngân hàng muốn kích thích cho khách hàng sử dụng dịch vụ được thường xuyên hơn.
4. Mức phí duy trì tài khoản TPBank hiện nay bao nhiêu?
Ngân hàng TPBank là ngân hàng mới, trẻ trung, năng động, tiên phong cho việc sử dụng công nghệ số vào quản lý các dịch vụ khách hàng tại ngân hàng. Mỗi loại thẻ sẽ có mức phí duy trì tài khoản riêng. Cụ thể, đó là:
4.1. Phí duy trì tài khoản TPBank nội địa
4.1.1. Đối với cá nhân
Đối với khách hàng mở thẻ đầu tiên và thường xuyên hoạt động sử dụng thẻ thì hoàn toàn được miễn phí 100% số tiền. Thế nhưng, nếu khách hàng ngưng quá 6 tháng hoạt động tài khoản thì sẽ tính phí duy trì tài khoản là 5.000 VNĐ/ tháng.
4.1.2. Đối với doanh nghiệp
Hiện nay, ngân hàng không chỉ áp dụng các dịch vụ với cá nhân mà còn áp dụng các dịch vụ, sản phẩm với nhiều doanh nghiệp. Về mức phí cho khách hàng là doanh nghiệp cũng thấp, dao động từ 10.000 VNĐ/ tháng. Tương tự, nếu tài khoản của doanh nghiệp đó không hoạt động sau 6 tháng thì sẽ phát sinh mức phí duy trì tăng gấp đôi, đó là 20.000 VNĐ/ tháng.
Dù là khách hàng nào đi chăng nữa, tài khoản của bạn đảm bảo số dư tối thiểu( 50.000 VNĐ) theo mức quy định từng loại thẻ thì khách hàng có thể không bị trừ khoản phí này. Hơn nữa, mức phí duy trì tài khoản tại ngân hàng TPBank được đánh giá là có mức thấp nhất tại thời điểm hiện nay.
4.2. Phí duy trì tài khoản TPBank quốc tế
Tương tự, tài khoản nội địa thì mức phí duy trì tài khoản cho tài khoản hoạt động thường xuyên là hoàn toàn miễn phí. Ngược lại, tài khoản hoạt động sau 6 tháng không hoạt động sẽ tính là 1 USD/ tháng và phí duy trì số tiền dưới mức tối thiểu( 10 USD) là 2USD/ tháng.
5. Không đóng phí duy trì tài khoản TPBank được không?
Như đã nói, phí duy trì tài khoản giúp tài khoản của khách hàng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng TPBank. Đây là khoản phí bắt buộc, tuy nhiên nếu đảm bảo số dư tối thiểu thì khách hàng không cần đóng mức này.
Đối với thẻ thanh toán, nếu khách hàng không đảm bảo số dư tối thiểu thì phí duy trì sẽ trừ vào tài khoản khi nạp tiền vào. Ngược lại, thẻ tín dụng nếu không đóng mức phí này thì sẽ ghi vào nợ xấu làm giảm điểm uy tín của khách hàng đối với các tổ chức tài chính khác.
6. Phí duy trì tài khoản TPBank bị trừ nhiều lần làm sao?
Hiện nay, sự phát triển công nghệ dẫn đến việc thanh toán các giao dịch với ngân hàng có thể thông qua công nghệ trực tuyến. Vì thế, việc lỗi hệ thống dẫn đến việc trừ phí duy trì là khó tránh khỏi.
Khoản phí duy trì tài khoản TPbank sẽ trừ theo hàng tháng. Nếu trong hằng tháng đó, khách hàng bị trừ hơn 1 lần thì nên liên hệ ngay tới bộ phận chăm sóc khách hàng 24/7 tại ngân hàng TPBank để được hỗ trợ.
Khách hàng chỉ cần gọi đến tổng đài: 1900 58 58 85 và cung cấp thông tin tài khoản và trình bày lý do. Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và xử lý cho bạn. Trong trường hợp, có sự nhầm lẫn trừ tiền do hệ thống thì ngân hàng TPbank sẽ hoàn trả lại số tiền lại trong tài khoản của khách hàng.
Tổng hợp các kiến thức về tài chính và ngân hàng xem nhiều hơn tại trang infofinance.vn
7. Ngân hàng nào có mức phí duy trì tài khoản thấp nhất?
Tại thời điểm hiện tại, ngân hàng TPBank là ngân hàng có mức phí duy trì tài khoản thấp nhất so với các ngân hàng khác. Bởi, đây là ngân hàng mới thành lập nên muốn kích cầu khách hàng sử dụng nên áp dụng mức phí thấp hơn so với các ngân hàng lớn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về phí duy trì tài khoản TPBank mà chúng tôi gửi đến mọi người. Hy vọng, nó sẽ giúp ích được mọi người hiểu rõ hơn về khoản phí này và lựa chọn ngân hàng thích hợp. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản để có thể được miễn đóng phí duy trì này nhé!