Cách tra cứu, tất toán, thanh toán khoản vay hợp đồng Vpbank

Cách tra cứu, tất toán, thanh toán khoản vay hợp đồng Vpbank

Bạn đã vay vốn ở ngân hàng Vpbank, nhưng bạn quên không giữ lại một bản hợp đồng vay vốn. Bạn muốn biết những thông tin khác trong hợp đồng vay nhưng giờ không biết phải làm thế nào? Bạn muốn biết cách tra cứu, tất toán, thanh toán khoản vay hợp đồng Vpbank nhưng không biết thực hiện ra sao. Hãy để nganhang24.vn giúp bạn tìm hiểu thông tin về vấn đề này nhé.

1. Vpbank là ngân hàng gì?

Ngân hàng Vpbank là tên viết tắt của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, được thành lập ngày 12/8/1993. Sau hơn 26 năm hoạt động, Vpbank đã phát triển mạng lưới lên đến 219 điểm giao dịch trên toàn quốc. Vpbank là một trong những ngân hàng thành lập sớm nhất tại Việt Nam, công ty đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Thương hiệu Vpbank với phương châm “hành động vì những ước mơ”, được xây dựng trên nền tảng các yếu tố: chuyên nghiệp, tận tụy, khác biệt, đơn giản. Với mực tiêu hướng đến tầm nhìn dài hạn, Vpbank quyết tâm đẩy mạnh hình ảnh một ngân hàng luôn nỗ lực để phục vụ khách hàng nhanh chóng và thân thiện.

ngan-hang-vpbank

Vpbank đang từng bước khẳng định uy tín của mình trên thương trường là một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định, xây dựng nềm tin đối với khách hàng. Vpbank đã đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng.

Hiện nay cũng có rất nhiều khách hàng thắc mắc vì sao khi vay vốn là Vpbank nhưng khi giải ngân lại thông báo là FE Credit. Thật tra thì FE Credit chính là dịch vụ tiêu dùng tín dụng của Vpbank được thành lập vào ngày 02/11/2010. FE Credit ra đời với mục tiêu cung cấp các giải pháp tài chính đơn giản mà hiệu quả nhất đến với khách hàng.

2. Các điều kiện cần để vay vốn ở Vpbank

Khi bạn muốn vay vốn ở bất cứ một ngân hàng nào bạn cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu đưa ra của ngân hàng đó. Đối với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau. Dưới đây sẽ thông tin cho bạn những điều kiện của Vpbank để bạn tham khảo.

  • Bạn là người Việt Nam có độ tuổi từ 22-50 đối với nữ và 60 đối với Nam, đang sinh sống tại Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại địa bàn có chi nhánh của Vpbank.
  • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay của ngân hàng,ví dụ như: mua nhà, mua xe oto, mua đất….
  • Giấy tờ chính minh khả năng tài chính của bạn như: hợp đồng lao động, bản sao kê lương… và các nguồn thu nhập khác nếu có.
  • Hồ sơ xin vay vốn theo yêu cầu của Vpbank
  • Một số các giấy tờ kèm theo khác theo yêu cầu của ngân hàng

Bạn đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên vậy làm thế nào để có thể vay vốn ở Vpbank. Bạn có thể tham khảo các bước sau đây nhé.

2.1. Các bước vay vốn ở Vpbank

Quy trình vay vốn ở Vpbank diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Liên hệ với nhân viên tư vấn ngân hàng Vpbank

Khi bạn muốn vay vốn, đã xác định được khoản vay và mục đích vay thì bạn liên hệ ngay với nhân viên tư vấn ngân hàng Vpbank để được hỗ trợ về các hình thức vay, lãi suất, hạn mức vay và hướng dẫn làm hồ sơ vốn.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn và kí hợp đồng vay.

Sau khi được hướng dẫn về hồ sơ thì bạn tiến hành chuẩn bị tất cả các giấy tờ trong yêu cầu của hồ sơ vay vốn ngân hàng Vpbank.

vay-von-ngan-hang-vp-263d

Hồ sơ vay vốn của Vpbank thường bao gồm những mục sau:

  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu quy định của Vpbank
  • Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú dài hạn KT3
  • Giấy chứng minh nhân dân photo
  • Bản sao hợp đồng lao động hoặc giấy chứng minh công tác trên 3 tháng.
  • 1 hình thẻ 3×4.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu, nhân viên tư vấn sẽ đối chiếu cùng với các bản gốc của toàn bộ giấy tờ trong bộ hồ sơ, nếu hồ sơ phù hợp sẽ được upload lên hệ thống của ngân hàng.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi hồ sơ được upload lên hệ thống, phía ngân hàng sẽ có nhân viên thẩm định xác minh lại tất cả những thông tin mà bạn cung cấp. Thông thường các nhân viên này sẽ làm việc tại nhà bạn hoặc qua điện thoại trực tiếp để xác minh các thông tin như: tên, địa chỉ, nơi làm việc, số khoản vay…

Bước 4: Duyệt hồ sơ vay

Hồ sơ được thẩm định xong bạn sẽ biết được là mình có thể được hỗ trợ vay hay không. Có 2 trường hợp xảy ra như sau:

  • Nếu hồ sơ của bạn không đạt nhân viên hỗ trợ vay vốn sẽ gọi điện thông báo tình trạng hồ sơ cho bạn.
  • Nếu hồ sơ được chấp nhận cho vay thì nhân viên tư vấn sẽ ký hợp đồng vay với bạn và ngân ngân sẽ tiến hành giải ngân cho bạn. Bạn có thể đem chứng minh nhân dân đến trực tiếp ngân hàng để nhận tiền.

2.2. Có nên vay vốn ở Vpbank không?

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng trên cả nước hỗ trợ vay vốn, chính vì vậy bạn cũng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Vậy có nên vay vốn ở Vpbank không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của bạn, nhưng sau đây sẽ là một số các lợi ích mà Vpbank mang đến cho bạn nếu vay vốn tại ngân hàng.

  • Thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng, phía ngân hàng sẽ không yêu cầu các loại giấy tờ rườm rà, phức tạp nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.
  • Bạn có thể được vay một số vốn lớn ở Vpbank bởi ngân hàng có hạn mức vay khá cao. Đối với một số trường hợp đặt biệt có thể vay được số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Do đó nếu bạn có nhu cầu mua nhà, mua ô tô hay đất đai mà không đủ tiền thì Vpbank có lẽ sẽ là lựa chọn tốt cho bạn.
  • Với cách tính lãi suất dựa trên số dư giảm dần của Vpbank bạn sẽ chịu ít tiền lãi hơn rất nhiều so với cách tính lãi suất trên nợ gốc mà nhiều ngân hàng vẫn đang áp dụng.

Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích không thể chối từ đó thì Vpbank cũng có những nhược điểm như:

  • Mức lãi suất cho vay tín chấp tiêu dùng khá cao (thường từ trên 2%. Tháng, có khi lên đến 3,75%/tháng). Nên nếu có nhu cầu vay vốn bạn cũng cần tham khảo thêm nhiều ngân hàng khác để so sánh những mặt lợi và mặt hại, nếu cảm thấy ngân hàng nào có nhiều mặt tốt hơn thì nên chọn lựa.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần phải cẩn thận về phí bảo hiểm rủi ro tín dụng nữa, không chỉ riêng Vpbank mà hầu như ngân hàng nào khi cho vay cũng sẽ đề cập đến loại phí bảo hiểm này. Khoản phí này sẽ chiếm 3-6% giá trị khoản vay, nhưng hầu như khoảng phí này không bắt buộc nên bạn có thể cân nhắc tham gia hay không với nhân viên tư vấn vay vốn.

3. Tại sao cần tra cứu khoản vay Vpbank?

Nhu cầu vay vốn hiện nay rất cao nên mỗi ngày ngân hàng đều tiếp nhận một lượng khách rất lớn trải dài ở tất cả các chi nhánh trên cả nước, vì vậy nếu chỉ quản lý bằng hồ sơ giấy tờ, thông tin hợp đồng qua những cách quản lý truyền thống thì sẽ rất khó khăn, đôi khi còn bị thất lạc hồ sơ của khách hàng nữa. Bởi vậy nên nhiều khi bạn muốn xem lại những thông tin vay vốn khi lỡ quên hay muốn tra cứu những khoảng tiền còn lại cần thanh toán… Bạn sẽ phải mất hàng giờ đồng hồ chờ đợi ở ngân hàng tìm kiếm lại hợp đồng.

Chính vì lý do đó nên ngày nay đa phần các ngân hàng cho vay đều chọn giải pháp hợp đồng điện tử để thuận tiện trong việc sắp xếp, quản lý hợp đồng. Cũng chính nhờ phương án này mà khách hàng cũng được hưởng các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng nhất.

tai-sao-can-tra-cuu-khoan-vay-vpbank-1024x683

Thay vì ngày xưa khi muốn xem lại hợp đồng vay vốn bạn phải ra lại ngân hàng, Muốn thanh toán tiền bạn cũng phải ra ngân hàng hoặc ngay cả khi có đủ tiền để tất toán hợp đồng bạn cũng phải ra ngân hàng. Rất bất tiện và tốn kém thời gian đúng không nào? Tuy nhiên, ngày nay mọi việc đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần một tin nhắn hay một cú nhấp chuột đơn giản là có thể xem tất tần tật những thông tin mà mình muốn.

Nhưng theo cách quản lý này vẫn có nhiều người chưa nắm được cách và các thao tác để thực hiện, vậy nên những thông tin dưới đây chắn chắc sẽ rất có ích.

4. Cách tra cứu hợp đồng vay Vpbank

Theo quy định của ngân hàng, sau khi hợp đồng vay của bạn được giải ngân, những thông tin của bạn đều được quy định bằng hợp đồng điện tử. Vì vậy bạn có thể sử dụng số hợp đồng này kết hợp với các công cụ tra cứu của Vpbank quản lý để kiểm tra thông tin hợp đồng vay của mình.

Muốn tra cứu hợp đồng vay Vpbank thì trước tiên bạn phải biết được mã số hợp đồng (mã số này sẽ được nhân viên tư vấn cung cấp để bạn thanh toán khoảng vay sau khi kí kết hợp đồng vay), sau đó bạn có thể thực hiện tra cứu hợp đồng vay Vpbank bằng 2 cách sau:

4.1. Tra cứu hợp đồng vay qua cổng thông tin điện tử

Bước 1: truy cập vào website https://www.vpbank.com.vn/

Bước 2: Trên Menu, chọn tra cứu, sau đó chọn vào tra cứu thông thanh toán.

Bước 3: Đăng nhập hoặc đăng kí vào tài khoản Vpbank. Nếu bạn đăng kí thì sau khi đăng kí xong bạn điền đầy đủ tất cả thông tin vào form đăng kí.

Bước 4: Xem thông tin tra cứu. Tất cả thông tin tra cứu sẽ được hiện ra, bạn chỉ việc nhấp chọn thông tin cần tra cứu chi tiết.

4.2. Tra cứu hợp đồng Vpbank qua tin nhắn SMS

Cú pháp tra cứu hợp đồng Vpbank tùy thuộc vào từng nội dung trong hợp đồng bạn muốn tra cứu. ví dụ:

cach-kiem-tra-hop-dong-vay-von-vpbank-3-1024x576

Để tra cứu số tiền thanh lý: soạn TL khoảng cách số CMND gửi về 8083

Tra cứu nợ đến kỳ hiện tại: soạn QH khoảng cách số CMND gửi về 8083

Tra cứu số tiền trả góp hàng tháng: soạn TG khoảng cách số CMND gửi 8033

Tra cứu tình trạng hợp đồng: soạn HD khoảng cách số CMND gửi về 8033.

Tra cứu phí phạt trễ hạn: soạn PP khoảng cách số CMND gửi về 8033.

Đây được xem là phương thức tra cứu nhanh chóng và tiện lợi nhất, bạn có thể tra cứu thông tin hợp đồng qua SMS tại bất cứ đâu, vào bất kể thời gian nào. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau đây:

  • Chỉ khi bạn sử dụng số điện thoại đã đăng kí với Vpbank thì mới truy vấn thông tin được.
  • Sử dụng số CMND đã đăng kí với Vpbank.
  • Cước phí tin nhắn tùy thuộc vào từng nhà mạng viễn thông mà bạn đang sử dụng.
  • Mã nhận tiền chỉ áp dụng cho những khoản giải ngân tại bưu điện và Sacombank

Việc tra cứu thông tin hợp đồng rất có ích cho bạn bởi khi cần bất cứ những vấn đề hay thắc mắc gì về chi phí phạt nếu chẳng may đóng trễ hạn, bạn còn phải trả bao nhiêu, nếu muốn tất toán thì khoảng tiền là bao nhiêu… thì bạn cũng sẽ không cần liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng nữa. Bởi vì khi bạn tra cứu thì những thông tin về hợp đồng vay được hiển thị rất đầy đủ, chẳng hạn như:

  • Số tiền thanh lý hợp đồng vay
  • Nợ đến kỳ hiện tại
  • Số tiền tất toán tại thời điểm bạn tra cứu
  • Thông tin hợp đồng vay
  • Phí phạt trễ hạn và một số các thông tin khác hữu ích cho bạn.

5. Cách thanh toán khoản vay Vpbank

Với một mạng lưới chi nhánh đều khắp các tỉnh thành trên cả nước thì việc thanh toán khoản vay Vpbank trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể đến bất kì phòng giao dịch nào tiện cho mình nhất thuộc chi nhánh ngân hàng Vpbank để chuyển tiền trả góp hàng tháng hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng qua các bước sau:

Bước 1: Cung cấp cho nhân viên ngân hàng các thông tin như: mã số hợp đồng, số tài khoản thẻ tín dụng, họ tên của bạn, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và số tiền bạn muốn thanh toán.

Bước 2: Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên ngân hàng thì bạn nộp tiền cho ngân hàng.

1

Bước 3: Sau khi nhận và kiểm đếm tiền xong, nhân viên ngân hàng sẽ in phiếu nộp tiền giao lại cho bạn.

Bước 4: Nhận phiếu thì bạn kiểm tra lại toàn bộ thông tin trên phiếu và lưu lại cẩn thận.

Khi tất toán bạn cũng cần lưu ý những điều sau để tránh bị phạt tiền nhé:

  • Bạn nên thanh toán tiền trước 5 ngày so với ngày thanh toán trên hợp đồng để tránh trễ hạn thanh toán.
  • Bạn điền và kiểm tra chính xác các thông tin mà ngân hàng yêu cầu, bởi vì nếu bạn điền sai thông tin thì bạn cũng sẽ bị trễ hạn nộp tiền và trong trường hợp này bạn cũng sẽ bị tính phí phạt trễ hạn.
  • Thanh toán tiền xong bạn nên lưu lại các biên lai nộp tiền để tránh những trường hợp không may xảy ra.
  • Các ngân hàng có thể yêu cầu bạn trả phí chuyển tiền ngay tại thời điểm sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó.
  • Nếu bạn chuyển tiền bằng Internet thì bạn cần phải ghi rõ “thanh toán cho hợp đồng số xxx? Hoặc “thanh toán cho thẻ tín dụng số x-x-x” ở phần nội dung thanh toán.

6. Cách tất toán khoản vay Vpbank

Khi bạn muốn tất toán khoản vay hoặc thời gian vay của bạn đã kết thúc thì bạn cần làm những bước sau để hoàn thành khoản vay.

Bước 1: Tính toán lại số tiền cần phải thanh toán.

Bạn có thể tự tính số tiền còn lại bạn phải thanh toán dựa vào các thông tin trên hợp đồng tín dụng như: số dư nợ gốc còn lại, lãi suất và thời gian tính lãi.

Số dự nợ gốc còn lại = Dư nợ ban đầu – dư nợ gốc đã thanh toán hàng kì.

Lãi phải trả = Dư nợ còn lại x lãi xuất đang áp dụng x số ngày tính lãi (số ngày tính lãi được tính là chênh lệch từ ngày trả nợ cuối cùng của thời kì đến trước ngày tất toán).

Bước 2: Kiểm tra số tiền còn lại cần thanh toán

Bạn có thể đến quầy giao dịch ngân hàng hoặc gọi điện trực tiếp cho chuyên viên tư vấn hoặc gọi tổng đài chăm sóc khách hàng để xác định tổng số tiền còn lại cần phải thanh toán theo thông báo của ngân hàng Vpbank.

2

Bước 3: So sánh đối chiếu số liệu bạn tính với số liệu ngân hàng cung cấp.

Đây là bước quan trọng bạn cần làm. Bạn cần phải đối chiếu xem số tiền còn lại bạn tính theo công thức với số tiền mà ngân hàng tính toán có trùng khớp hay không, sai sót chỗ nào không, để thống nhất số tiền thanh toán.

Bước 4: Nộp tiền tất toán khoảng vay.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tín dụng ngân hàng Vpbank, sau đó nộp tiền vào tài khoản thanh toán và yêu cầu ngân hàng thu nợ cho bạn.

Bước 5: Ký biên bản tất toán khoảng vay.

Sau khi yêu cầu tất toán được giải quyết thì bạn ký vào biên bản xác nhận đã tất toán khoảng vay.

Bước 6: Thực hiện các giải chấp liên quan đến các tài sản đảm bảo.

Bài viết cách tra cứu, tất toán, thanh toán khoản vay hợp đồng Vpbank không chỉ mang lại cho bạn những thông tin về cách thức tra cứu, thanh tóan hay tất toán mà nó còn mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết khi muốn vay vốn ngân hàng. Hi vọng qua bài viết bạn đã trang bị thêm cho mình những thông tin hữu ích.

Share this post